Vì sao học sinh cần môi trường giáo dục trải nghiệm để phát triển tiềm năng?
Trải qua hơn 14 năm hình thành và phát triển, Trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA) hiểu rằng để học sinh có thể khám phá tốt nhất tiềm năng của mình, điểm số không phải là yếu tố tiên quyết
Mỗi học sinh đều có một tiềm năng riêng. Vì vậy, ấn định trong một khuôn khổ giáo dục nhất định khiến các em bị giới hạn, mất đi cơ hội trải nghiệm để tìm và phát triển tiềm năng riêng. Trải qua hơn 14 năm hình thành và phát triển, Trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA) hiểu rằng để học sinh có thể khám phá tốt nhất tiềm năng của mình, điểm số không phải là yếu tố tiên quyết.
Môi trường giáo dục trải nghiệm giúp hình thành nhân cách phát triển kĩ năng mềm, kĩ năng về con người
Nhiều chuyên gia giáo dục cho biết khả năng học thuật chỉ là một bước để trẻ phát triển được tiềm năng toàn diện. Để thành công trong cuộc sống, các em cần những kỹ năng xã hội, kỹ năng tư duy và sáng tạo, trí tuệ cảm xúc tốt, đồng thời cần sự gắn kết xã hội xunh quanh bao gồm gia đình, thầy cô và bạn bè. Những kỹ năng này chỉ có thể rèn luyện được thông qua trải nghiệm. Điển hình là trường hợp của Hara Kuh - một trong những học sinh ưu tú của SNA
Hiện là sinh viên ngành International Studies and English Language & Literature của trường Đại học Korea - một trong những trường Đại học uy tín và danh giá nhất ở Hàn Quốc, Hara Kuh cho biết nhờ khoảng thời gian học tại SNA đã giúp em khám phá được niềm yêu thích với các hoạt động giáo dục quốc tế.
Lý do em lựa chọn ngành học này, đầu tiên là do yếu tố gia đình. Em đã có cơ hội trải qua khá nhiều nền văn hoá với môi trường đào tạo khác nhau như Hàn Quốc, Canada và dừng lại tại Trường quốc tế Bắc Mỹ SNA năm 2011. Và đây cũng là yếu tố quan trọng thứ hai góp phần phát triển cá tính bản thân của Hara Kuh.
Hara cho biết thông qua các hoạt động tại trường, đặc biệt là chương trình "Peer Mediation" - một chương trình ngoại khóa rèn luyện kĩ năng mềm của SNA, em học được các kĩ năng hoà giải, thương thuyết và giải quyết mâu thuẫn trong học đường. Bên cạnh đó, Hara tham gia rất nhiều hoạt động trường như là thành viên ban nhạc của đội văn nghệ, thành viên của hội học sinh trường SNA - nơi em thể hiện tài năng lãnh đạo, tổ chức sự kiện, và rèn kĩ năng thương thảo với nhà trường trong vai trò là đại diện cho tập thể học sinh.
"Học tập và tham gia các hoạt động với các bạn đến từ nhiều nền văn hoá khác nhau đã giúp em học được cách tôn trọng và thích nghi nhanh với môi trường quốc tế đa văn hóa. Việc tiếp xúc những thử thách về văn hóa hàng ngày tại SNA đã tạo nền tảng giúp em tự tin trong tương lai với con đường nghề nghiệp em đã chọn", Hara Kuh chia sẻ thêm.
Giáo dục trải nghiệm khai phóng khả năng, phát huy năng lực của học sinh
Phát triển khả năng của học sinh phụ thuộc vào việc thích nghi với tình huống xã hộiđồng thời vẫn phát huy được thế mạnh, phát triển được tính cách cá nhân và tình thần.Tại độ tuổi giáo dục phổ thông, các em chưa phân biệt được điều gì là tốt nhất cũng như sẽ chưa dễ dàng nhận ra điều gì phù hợp nhất. Điều đó cũng có nghĩa môi trường giáo dục chính là kim chỉ đường và là vài trò người cố vấn để phát huy hết tiềm năng của các em.
Để làm được điều này, các chương trình học SNA đề cao tính trải nghiệm, kích thích phát triển tư duy, khuyến khích học sinh đưa ra ý kiến, nhận định của mình.
Câu chuyện của em Phạm Ngọc Minh Tú, là một điển hình tiêu biểu khi em khám phá niềm đam mê tại SNA và theo đuổi tiếp đam mê trên giảng đường đại học thay vì đi theo mong muốn từ gia đình. Năm 2016, trong hơn 400 đơn xin học bổng, Tú là 1 trong 5 học sinh xuất sắc tại khu vực Tp.HCM nhận được học bổng toàn phần - học bổng Hiệu trưởng tại Trường Đại học RMIT để theo học ngành Graphic Design - thiết kế đồ họa.
Với điểm trung bình trong 3 năm liền trên 9.0, Tú là một học sinh giỏi toàn diện. Không chỉ học tốt các môn, em còn tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá, là phó chủ tịch hội học sinh, và từng đạt điểm cao trong cuộc thi về Y khoa, Tú có đủ khả năng vào các trường đại học Y như mong muốn của gia đình. Tuy nhiên, em lại quyết tâm đi theo ngành thiết kế đồ hoạ. "Những dự án (project) ở SNA đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc và tìm hiểu về các phần mềm thiết kế, từ đó em cảm thấy hứng thú và thấy mình có khả năng với ngành này", em cho biết.
Như khẳng định ban đầu, để học sinh có thể phát triển được toàn diện, môi trường giáo dục cần tạo nhiều điền kiện để các em có thể trải nghiệm nhiều hơn, không chỉ giới hạn ở yếu tố học thuật. Một khuôn khổ giáo dục ấn định (hay one-size-fit-all) khiến tiềm năng của các em bị thụt lùi, và định hướng giáo dục đào tạo công dân toàn cầu sẽ khó có thể đạt được.
Nhận thức rõ điều này và bằng chương trình giảng dạy tiến bộ cùng nỗ lực, tâm huyết của giáo viên, nhân viên và cộng đồng trường, SNA mang đến một môi trường học tập mà ở đó học sinh là trung tâm, luôn hướng đến việc phát huy tối đa tiềm năng của học sinh để các em trở thành những bản thể tốt nhất, mang đến nguồn cảm hứng sáng tạo tại bất kỳ nơi đâu mà các em đặt chân đến.
* Thông tin chi tiết:
Trường Quốc tế Bắc Mỹ - International Schools of North America (SNA)
Địa chỉ: Đường số 20, Kkhu dân cư Him Lam, quận Bình Chánh, Tp. HCM
Điện thoại: 028 73019799 - Hotline: 0964 466 014
Website: www.sna.edu.vn