Vì sao nông dân tin vào thương lái hơn thông tin của đài báo?
Hầu hết hộ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đều ở nông thôn nên không được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin
Trên 80% hộ sản xuất bán hàng trực tiếp cho thương lái, dưới 10% hộ tiêu thụ thông qua hợp tác xã, 8% hộ mang sản phẩm bán trực tiếp tại các chợ địa phương. Lý do là nông dân sản xuất tin tưởng vào thương lái hơn các thông tin từ ti vi, đài báo…
Đây là kết quả dự án Thông tin thị trường nông nghiệp Việt Nam (VAMIP), do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Đại sứ quán Canada vừa công bố, sau một năm nghiên cứu.
Theo VAMIP, hầu hết hộ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đều ở nông thôn nên không được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, nếu có nguồn thông tin nào đó thì cũng không có ích với họ.
Ông Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam cho rằng, việc thiết lập hệ thống thông tin đến với nông thôn là yêu cầu cần thiết và cấp bách trong bối cảnh này. Bởi đa phần nông dân của chúng ta hiện vẫn đang canh tác theo cách thức truyền thống, dù nhiều năm nay chúng ta đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp.
Tuy nhiên, hiệu quả của việc này vẫn chưa phát huy hết và đem lại lợi ích cho nông dân. Lý do lớn nhất của việc này là nông dân đang bị thiếu thông tin.
Chi phí mà Nhà nước dành cho khuyến nông mỗi năm lên đến hơn 100 tỉ đồng, tuy nhiên chỉ có 3% trong khoản kinh phí này dành cho việc thông tin khuyến nông, theo ông Bửu. Ông nói: “Đây là khoản kinh phí quá ít ỏi cho một cường quốc về xuất khẩu nông sản như Việt Nam”.
Hệ thống thông tin nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu được chuyển tải qua các kênh truyền hình quốc gia và địa phương. Tuy nhiên, thực tế thông tin vẫn còn dàn trải và không tập trung vào lợi ích thiết thực của nông dân.
Ông Bửu nhận xét, một ông chuyên gia nông nghiệp trên đài truyền hình không thể nói tất cả về mọi lĩnh vực trong nông nghiệp. “Điều này vừa không chuyên nghiệp và thiếu thuyết phục. Chưa kể một phần quan trọng mà nhà đài không để ý đến là việc nông dân ba miền Bắc, Trung, Nam không thể nghe và hiểu được cùng một giọng nói mà phát thanh viên chuyên về nông nghiệp nói…”, ông Bửu phân tích.
Vấn đề chuyển tải thông tin cho nông dân hiệu quả, cũng được các doanh nghiệp trong ngành cà phê đem ra “mổ xẻ” ở một cuộc họp về cà phê tổ chức tại Tp.HCM hôm đầu tuần qua.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng giám đốc Công ty Cà phê Trung Nguyên cho rằng, thông tin chuyển tải cho nông dân muốn hiệu quả, phải là thông tin trực quan. Đơn giản, khi đưa ra một thông tin về khuyến nông, 90% lượng thông tin mà nông dân nhận biết là lợi ích thiết thực đối với họ, họ mới ghi nhận và thực hành những hướng dẫn này.
Ngoài ra thông tin phải đồng bộ, chuyên sâu và xuyên suốt, từ đài truyền hình, phát thanh cho đến tài liệu in ấn về nông nghiệp.
Cụ thể, nhà đài khi phát một chương trình về khuyến nông, phải nói rõ nơi nào bán tài liệu này để nông dân mua về. Doanh nghiệp nông sản hoạt động trong ngành nghề, hoàn toàn có thể phối hợp với đài để mua tài liệu phát miễn phí cho nông dân.
Những trung tâm khuyến nông ở các địa phương ở xã huyện cũng cần phát huy tốt vai trò của mình thông qua việc liên kết với doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông để chuyển tải thông tin thiết thực đến người nông dân.
Sơn Nghĩa (SGTT)
Đây là kết quả dự án Thông tin thị trường nông nghiệp Việt Nam (VAMIP), do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Đại sứ quán Canada vừa công bố, sau một năm nghiên cứu.
Theo VAMIP, hầu hết hộ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đều ở nông thôn nên không được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, nếu có nguồn thông tin nào đó thì cũng không có ích với họ.
Ông Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam cho rằng, việc thiết lập hệ thống thông tin đến với nông thôn là yêu cầu cần thiết và cấp bách trong bối cảnh này. Bởi đa phần nông dân của chúng ta hiện vẫn đang canh tác theo cách thức truyền thống, dù nhiều năm nay chúng ta đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp.
Tuy nhiên, hiệu quả của việc này vẫn chưa phát huy hết và đem lại lợi ích cho nông dân. Lý do lớn nhất của việc này là nông dân đang bị thiếu thông tin.
Chi phí mà Nhà nước dành cho khuyến nông mỗi năm lên đến hơn 100 tỉ đồng, tuy nhiên chỉ có 3% trong khoản kinh phí này dành cho việc thông tin khuyến nông, theo ông Bửu. Ông nói: “Đây là khoản kinh phí quá ít ỏi cho một cường quốc về xuất khẩu nông sản như Việt Nam”.
Hệ thống thông tin nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu được chuyển tải qua các kênh truyền hình quốc gia và địa phương. Tuy nhiên, thực tế thông tin vẫn còn dàn trải và không tập trung vào lợi ích thiết thực của nông dân.
Ông Bửu nhận xét, một ông chuyên gia nông nghiệp trên đài truyền hình không thể nói tất cả về mọi lĩnh vực trong nông nghiệp. “Điều này vừa không chuyên nghiệp và thiếu thuyết phục. Chưa kể một phần quan trọng mà nhà đài không để ý đến là việc nông dân ba miền Bắc, Trung, Nam không thể nghe và hiểu được cùng một giọng nói mà phát thanh viên chuyên về nông nghiệp nói…”, ông Bửu phân tích.
Vấn đề chuyển tải thông tin cho nông dân hiệu quả, cũng được các doanh nghiệp trong ngành cà phê đem ra “mổ xẻ” ở một cuộc họp về cà phê tổ chức tại Tp.HCM hôm đầu tuần qua.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng giám đốc Công ty Cà phê Trung Nguyên cho rằng, thông tin chuyển tải cho nông dân muốn hiệu quả, phải là thông tin trực quan. Đơn giản, khi đưa ra một thông tin về khuyến nông, 90% lượng thông tin mà nông dân nhận biết là lợi ích thiết thực đối với họ, họ mới ghi nhận và thực hành những hướng dẫn này.
Ngoài ra thông tin phải đồng bộ, chuyên sâu và xuyên suốt, từ đài truyền hình, phát thanh cho đến tài liệu in ấn về nông nghiệp.
Cụ thể, nhà đài khi phát một chương trình về khuyến nông, phải nói rõ nơi nào bán tài liệu này để nông dân mua về. Doanh nghiệp nông sản hoạt động trong ngành nghề, hoàn toàn có thể phối hợp với đài để mua tài liệu phát miễn phí cho nông dân.
Những trung tâm khuyến nông ở các địa phương ở xã huyện cũng cần phát huy tốt vai trò của mình thông qua việc liên kết với doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông để chuyển tải thông tin thiết thực đến người nông dân.
Sơn Nghĩa (SGTT)