Việt Nam - Chilê: Quan hệ kinh tế chưa tương xứng quan hệ chính trị
Nâng tầm quan hệ hợp tác kinh tế lên ngang tầm chính trị là mục tiêu chuyến thăm Chilê của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh
Tiềm năng kinh tế của quan hệ Việt Nam - Chilê rất lớn. Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng này còn chưa tương xứng với quan hệ nồng ấm về chính trị.
Nâng tầm quan hệ hợp tác kinh tế lên ngang tầm chính trị là mục tiêu chuyến thăm Chilê của Đoàn đại biểu cấp cao do Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh dẫn đầu.
Là một nước ở Nam Mỹ trải dài 6.435km theo bờ biển Tây Thái Bình Dương, Chilê có dân số 16.432.6749 (ước tính đến tháng 6/2006), diện tích 756.950 km2. Ngoài ra còn có 1.250.000 km2 ở Nam cực. Chilê giàu tài nguyên khoáng sản như đồng, diêm tiêu, sắt, than, có nhiều gỗ và khoáng sản; là nước sản xuất đồng lớn nhất thế giới, chiếm 35,4% sản lượng toàn cầu và 46% xuất khẩu của Chilê, đứng đầu thế giới về sản xuất bột cá.
Từ thập niên 90, Chilê tăng trưởng kinh tế khá ổn định, trung bình 6%/năm. Năm 2005, Chilê được tạp chí Kinh tế Thế giới xếp hạng cao trong thành tích kinh tế. GDP 2006 tăng 5,2%, đạt gần 150 tỷ USD, là một trong những nước đạt tăng trưởng bền vững tại khu vực Mỹ Latinh.
Các ngành kinh tế đều tăng trưởng cao, nhất là công nghiệp mỏ do giá đồng tăng mạnh trên thị trường thế giới; các ngành tài chính ngân hàng ổn định. Thành tựu trên là kết quả của cải cách kinh tế, phát triển hạ tầng, tạo việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu, đầu tư và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trao đổi thương mại gia tăng nhanh. Năm 2005, xuất khẩu đạt 38 tỷ USD ( gấp hơn 2 lần so với 1996 và tăng 20% so với 2004) và nhập khẩu đạt 30 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thực hiện tại Chilê giai đoạn 1995- 2005 là 64 tỷ USD.
Đến nay, Chilê đầu tư ở nước ngoài 28,6 tỷ USD, phần lớn tập trung ở Mỹ Latinh, trở thành nước cung cấp tài chính và đầu tư ra ngoài hàng đầu khu vực. Năm 2005, Chilê được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng 23/117 nước về sức cạnh tranh và tăng trưởng, 1/117 về quản lý vĩ mô. Chilê đề ra mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2015. Chilê đã ký Hiệp định Thương mại tự do với Mêhicô, Mỹ, Canada, EU, Hàn Quốc, Singapore, New Zealand, Brunei và Trung Quốc; đang thương lượng để ký Hiệp định với Ấn Độ và Nhật Bản.
Quan hệ Việt Nam - Chilê hiện đang nồng ấm. Việt Nam và Chilê đã ký Hiệp định hợp tác Kinh tế-Thương mại (11/1993); Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư và thỏa thuận tham khảo chính trị và hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (9/1999); Bản ghi nhớ về Hợp tác Văn hóa-Giáo dục(12/2000); Hiệp định kiểm dịch động vật; Nghị định thư Hợp tác trong lĩnh vực mỏ và thoả thuận hợp tác giữa hai Phòng Thương mại và Công nghiệp (10/2002); Hiệp định Hợp tác nghề cá và ý định thư về đàm phán đi đến ký kết Hiệp định Hợp tác khoa học công nghệ (11/2004); Thỏa thuận Hợp tác về du lịch (1/2006).
Chilê cho rằng Việt Nam là đối tác được hoan nghênh nhất trong quá trình Chilê tiếp tục mở rộng thị trường sang châu Á. Giới đầu tư Chilê đánh giá cao Việt Nam bởi đây là thị trường phát triên tiềm năng, nhất là Việt Nam vừa trở thành thành viên chính thức của WTO. Trong chuyến đi thăm của Tổng thống Michelle Bechelet Jeria (11/2006), hai bên đã ký “ý định thư lập nhóm nghiên cứu chung về tính khả thi đàm phán Hiệp định Thương mại tự do song phương”. Chilê tuyên bố ủng hộ Việt Nam ứng cử làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
Trao đổi thương mại giữa hai nước những năm gần đây không ngừng gia tăng. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là giầy dép, dệt may, than, hàng điện tử, gạo đồ gỗ, cao su, hàng thủ công mỹ nghệ và nhập khẩu chủ yếu là bột giấy, gỗ, bột cá, đồng, nho tươi, rượu vang.
Với tổng kim ngạch hai chiều vào năm 2006 mới là 170 triệu USD, quan hệ kinh tế giữa hai nước còn ở mức khiêm tốn. Nhưng với quan hệ chính trị tốt đẹp và đà tăng trưởng kinh tế của cả hai nước như hiện nay, chắc chắn mọi tiềm năng hợp tác kinh tế trong quan hệ đôi bên sẽ được khai thác ở mức cao hơn.
Nâng tầm quan hệ hợp tác kinh tế lên ngang tầm chính trị là mục tiêu chuyến thăm Chilê của Đoàn đại biểu cấp cao do Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh dẫn đầu.
Là một nước ở Nam Mỹ trải dài 6.435km theo bờ biển Tây Thái Bình Dương, Chilê có dân số 16.432.6749 (ước tính đến tháng 6/2006), diện tích 756.950 km2. Ngoài ra còn có 1.250.000 km2 ở Nam cực. Chilê giàu tài nguyên khoáng sản như đồng, diêm tiêu, sắt, than, có nhiều gỗ và khoáng sản; là nước sản xuất đồng lớn nhất thế giới, chiếm 35,4% sản lượng toàn cầu và 46% xuất khẩu của Chilê, đứng đầu thế giới về sản xuất bột cá.
Từ thập niên 90, Chilê tăng trưởng kinh tế khá ổn định, trung bình 6%/năm. Năm 2005, Chilê được tạp chí Kinh tế Thế giới xếp hạng cao trong thành tích kinh tế. GDP 2006 tăng 5,2%, đạt gần 150 tỷ USD, là một trong những nước đạt tăng trưởng bền vững tại khu vực Mỹ Latinh.
Các ngành kinh tế đều tăng trưởng cao, nhất là công nghiệp mỏ do giá đồng tăng mạnh trên thị trường thế giới; các ngành tài chính ngân hàng ổn định. Thành tựu trên là kết quả của cải cách kinh tế, phát triển hạ tầng, tạo việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu, đầu tư và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trao đổi thương mại gia tăng nhanh. Năm 2005, xuất khẩu đạt 38 tỷ USD ( gấp hơn 2 lần so với 1996 và tăng 20% so với 2004) và nhập khẩu đạt 30 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thực hiện tại Chilê giai đoạn 1995- 2005 là 64 tỷ USD.
Đến nay, Chilê đầu tư ở nước ngoài 28,6 tỷ USD, phần lớn tập trung ở Mỹ Latinh, trở thành nước cung cấp tài chính và đầu tư ra ngoài hàng đầu khu vực. Năm 2005, Chilê được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng 23/117 nước về sức cạnh tranh và tăng trưởng, 1/117 về quản lý vĩ mô. Chilê đề ra mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2015. Chilê đã ký Hiệp định Thương mại tự do với Mêhicô, Mỹ, Canada, EU, Hàn Quốc, Singapore, New Zealand, Brunei và Trung Quốc; đang thương lượng để ký Hiệp định với Ấn Độ và Nhật Bản.
Quan hệ Việt Nam - Chilê hiện đang nồng ấm. Việt Nam và Chilê đã ký Hiệp định hợp tác Kinh tế-Thương mại (11/1993); Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư và thỏa thuận tham khảo chính trị và hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (9/1999); Bản ghi nhớ về Hợp tác Văn hóa-Giáo dục(12/2000); Hiệp định kiểm dịch động vật; Nghị định thư Hợp tác trong lĩnh vực mỏ và thoả thuận hợp tác giữa hai Phòng Thương mại và Công nghiệp (10/2002); Hiệp định Hợp tác nghề cá và ý định thư về đàm phán đi đến ký kết Hiệp định Hợp tác khoa học công nghệ (11/2004); Thỏa thuận Hợp tác về du lịch (1/2006).
Chilê cho rằng Việt Nam là đối tác được hoan nghênh nhất trong quá trình Chilê tiếp tục mở rộng thị trường sang châu Á. Giới đầu tư Chilê đánh giá cao Việt Nam bởi đây là thị trường phát triên tiềm năng, nhất là Việt Nam vừa trở thành thành viên chính thức của WTO. Trong chuyến đi thăm của Tổng thống Michelle Bechelet Jeria (11/2006), hai bên đã ký “ý định thư lập nhóm nghiên cứu chung về tính khả thi đàm phán Hiệp định Thương mại tự do song phương”. Chilê tuyên bố ủng hộ Việt Nam ứng cử làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
Trao đổi thương mại giữa hai nước những năm gần đây không ngừng gia tăng. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là giầy dép, dệt may, than, hàng điện tử, gạo đồ gỗ, cao su, hàng thủ công mỹ nghệ và nhập khẩu chủ yếu là bột giấy, gỗ, bột cá, đồng, nho tươi, rượu vang.
Với tổng kim ngạch hai chiều vào năm 2006 mới là 170 triệu USD, quan hệ kinh tế giữa hai nước còn ở mức khiêm tốn. Nhưng với quan hệ chính trị tốt đẹp và đà tăng trưởng kinh tế của cả hai nước như hiện nay, chắc chắn mọi tiềm năng hợp tác kinh tế trong quan hệ đôi bên sẽ được khai thác ở mức cao hơn.