Việt Nam chính thức mua bản quyền phần mềm Microsoft
Việt Nam sẽ mua bản quyền phần mềm Microsoft Office cho hệ thống máy tính của các cơ quan Chính phủ
Việt Nam sẽ mua bản quyền phần mềm Microsoft Office cho hệ thống máy tính của các cơ quan Chính phủ.
Tại Hà Nội ngày 21/5, đã diễn ra lễ ký Thỏa thuận quan hệ hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn Microsoft với sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng giám đốc Tập đoàn Microsoft Steve Ballmer.
Một phần quan trọng trong thỏa thuận hợp tác là việc ký kết hợp đồng mua bản quyền phần mềm Microsoft Office cho hệ thống máy tính của các cơ quan Chính phủ và chính quyền địa phương.
Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong việc cải thiện hình ảnh của Việt Nam đối với giới kinh doanh quốc tế về vi phạm bản quyền phần mềm đồng thời cũng thể hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm.
Thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ và Microsoft sẽ tập trung vào 4 lĩnh vực trọng tâm nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam bao gồm cung cấp phần mềm có bản quyền, xây dựng hạ tầng Chính phủ điện tử, thu hẹp khoảng cách số và mở rộng khai thác các doanh nghiệp phần mềm địa phương.
Theo hợp đồng được ký kết, phần mềm Microsoft Office sẽ được sử dụng hợp pháp trên các máy tính thuộc các cơ quan Chính phủ và chính quyền địa phương. Hợp đồng này sẽ được cung cấp bởi 2 công ty công nghệ thông tin của Việt Nam là FPT và CMC - là đại lý lớn của Microsoft. Theo một phần thỏa thuận hợp tác, Microsoft và Bộ Bưu chính Viễn thông sẽ triển khai và thử nghiệm một kế hoạch phát triển hạ tầng cho tương lai nhằm đạt được những lợi ích tốt nhất cho người dân từ việc tương tác điện tử với Chính phủ.
Về thu hẹp khoảng cách số, hai bên sẽ thực hiện chương trình TOPI64 trong đó mục tiêu đến hết năm tới sẽ trang bị kỹ năng công nghệ thông tin cho khoảng 120.000 người dân ở các khu vực khó khăn trên cả nước. Ngoài ra, Microsoft cũng thực hiện chương trình Microsoft Partners in Learning với mục tiêu nâng cao kỹ năng cho 50.000 giáo viên và tập trung vào việc xây dựng một ngành công nghiệp phần mềm địa phương mạnh với hàng loạt các chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp phần mềm của Việt Nam.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, ngoài việc gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một số bộ, ngành và giao lưu với cộng đồng phát triển phần mềm, ông Steve Ballmer cũng đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc mở rộng triển khai chương trình "Partners in Learning" và "Unlimited Potential" của Microsoft tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Tổng giám đốc Steve Ballmer cũng đã chứng kiến lễ ký kết Hợp đồng cung cấp bản quyền phần mềm Microsoft với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thông qua nhà cung cấp là Công ty Hệ thống thông tin FPT.
Việc mua bản quyền phần mềm là một trong những bước đi mà Việt Nam thực hiện nhằm giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền ở mức trung bình của khu vực. Điều này cũng cho thấy cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, một nền tảng quan trọng không chỉ góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế mà còn tạo thêm cơ hội cho Việt Nam đạt được mục tiêu là tăng doanh thu toàn ngành lên 10 USD vào 2010.
Đại diện của Liên minh Doanh nghiệp phần mềm (BSA) khu vực Châu Á cho rằng với việc ký kết trên, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm nói chung tại Việt Nam trong năm tới sẽ giảm được đáng kể, và năm tới có lẽ Việt Nam sẽ là nước có tỷ lệ giảm vi phạm bản quyền lớn nhất trong khu vực.
Tại Hà Nội ngày 21/5, đã diễn ra lễ ký Thỏa thuận quan hệ hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn Microsoft với sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng giám đốc Tập đoàn Microsoft Steve Ballmer.
Một phần quan trọng trong thỏa thuận hợp tác là việc ký kết hợp đồng mua bản quyền phần mềm Microsoft Office cho hệ thống máy tính của các cơ quan Chính phủ và chính quyền địa phương.
Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong việc cải thiện hình ảnh của Việt Nam đối với giới kinh doanh quốc tế về vi phạm bản quyền phần mềm đồng thời cũng thể hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm.
Thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ và Microsoft sẽ tập trung vào 4 lĩnh vực trọng tâm nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam bao gồm cung cấp phần mềm có bản quyền, xây dựng hạ tầng Chính phủ điện tử, thu hẹp khoảng cách số và mở rộng khai thác các doanh nghiệp phần mềm địa phương.
Theo hợp đồng được ký kết, phần mềm Microsoft Office sẽ được sử dụng hợp pháp trên các máy tính thuộc các cơ quan Chính phủ và chính quyền địa phương. Hợp đồng này sẽ được cung cấp bởi 2 công ty công nghệ thông tin của Việt Nam là FPT và CMC - là đại lý lớn của Microsoft. Theo một phần thỏa thuận hợp tác, Microsoft và Bộ Bưu chính Viễn thông sẽ triển khai và thử nghiệm một kế hoạch phát triển hạ tầng cho tương lai nhằm đạt được những lợi ích tốt nhất cho người dân từ việc tương tác điện tử với Chính phủ.
Về thu hẹp khoảng cách số, hai bên sẽ thực hiện chương trình TOPI64 trong đó mục tiêu đến hết năm tới sẽ trang bị kỹ năng công nghệ thông tin cho khoảng 120.000 người dân ở các khu vực khó khăn trên cả nước. Ngoài ra, Microsoft cũng thực hiện chương trình Microsoft Partners in Learning với mục tiêu nâng cao kỹ năng cho 50.000 giáo viên và tập trung vào việc xây dựng một ngành công nghiệp phần mềm địa phương mạnh với hàng loạt các chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp phần mềm của Việt Nam.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, ngoài việc gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một số bộ, ngành và giao lưu với cộng đồng phát triển phần mềm, ông Steve Ballmer cũng đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc mở rộng triển khai chương trình "Partners in Learning" và "Unlimited Potential" của Microsoft tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Tổng giám đốc Steve Ballmer cũng đã chứng kiến lễ ký kết Hợp đồng cung cấp bản quyền phần mềm Microsoft với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thông qua nhà cung cấp là Công ty Hệ thống thông tin FPT.
Việc mua bản quyền phần mềm là một trong những bước đi mà Việt Nam thực hiện nhằm giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền ở mức trung bình của khu vực. Điều này cũng cho thấy cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, một nền tảng quan trọng không chỉ góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế mà còn tạo thêm cơ hội cho Việt Nam đạt được mục tiêu là tăng doanh thu toàn ngành lên 10 USD vào 2010.
Đại diện của Liên minh Doanh nghiệp phần mềm (BSA) khu vực Châu Á cho rằng với việc ký kết trên, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm nói chung tại Việt Nam trong năm tới sẽ giảm được đáng kể, và năm tới có lẽ Việt Nam sẽ là nước có tỷ lệ giảm vi phạm bản quyền lớn nhất trong khu vực.