Việt Nam chọn Nhật là đối tác khai thác đất hiếm và làm điện hạt nhân
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố chọn Nhật Bản là đối tác lâu dài để điều tra, thăm dò và khai thác đất hiếm tại Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố chọn Nhật Bản là đối tác lâu dài để điều tra, thăm dò và khai thác đất hiếm tại Việt Nam.
Quyết định trên được đưa ra trong tuyên bố chung về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản, được thủ tướng hai nước ký ngày 31/10 tại Hà Nội.
Ngoài nội dung trên, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thông báo, Việt Nam đã quyết định chọn Nhật Bản là đối tác hợp tác và giúp Việt Nam thực hiện xây dựng nhà máy điện hạt nhân số 2 tại Ninh Thuận.
Về phía Nhật Bản, Thủ tướng Naoto Kan, khẳng định quốc gia này sẽ đáp ứng các điều kiện mà Việt Nam đưa ra khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân, như hỗ trợ nghiên cứu khả thi dự án, cho vay vốn ưu đãi lãi suất thấp cho dự án, sử dụng công nghệ tiên tiến nhất và an toàn ở mức cao nhất, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác xử lý chất thải, cung cấp nhiên liệu ổn định trong toàn bộ thời gian dự án.
Đối với lĩnh vực đất hiếm, Thủ tướng Naoto Kan cho rằng, thông qua các biện pháp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ phía Nhật Bản, hợp tác lâu dài trong ngành công nghiệp khai thác đất hiếm của hai nước sẽ tiến triển tốt đẹp.
Ngoài ra, Thủ tướng Nhật cũng khẳng định, chính phủ nước này sẽ xem xét nghiêm túc và nhanh chóng hỗ trợ Việt Nam triển khai thực hiện dự án sân bay quốc tế Long Thành, dự án đường cao tốc đoạn Ninh Bình - Bãi Vọt, đường cao tốc Nha Trang - Phan Thiết, xây dựng Cảng quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng), các tuyến đường tàu điện ngầm mới của Hà Nội và Tp.HCM.
Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam về đào tạo phát triển nhân lực, công nghiệp phụ trợ, thúc đẩy thương mại, đầu tư, khoa học, kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Bao gồm 17 loại khoáng sản, đất hiếm là một loại nguyên vật liệu đầu vào không thể thiếu đối với hàng loạt sản phẩm công nghệ cao, từ động cơ chạy nhiên liệu tổ hợp, điện thoại di động tới màn hình TV. Theo Tổng hội Địa chất Việt Nam, tổng số trữ lượng tài nguyên đất hiếm toàn cầu là khoảng gần 100 triệu tấn, sản lượng khai thác hằng năm là khoảng 125.000 tấn.
Giới khoa học ước đoán, trữ lượng đất hiếm của Việt Nam có thể lên tới 22 triệu tấn, xếp hàng thứ 3 thế giới.
Việt Nam đã từng hợp tác với nước ngoài khai thác đất hiếm từ những năm 1960. Tuy nhiên, do công nghệ khai thác còn hạn hẹp, công suất thấp, không tách được hết thành phần nên hoạt động khai thác đất hiếm ở Việt Nam chủ yếu để sản xuất thép, với khối lượng không nhiều.
Liên quan đến thông tin một số doanh nghiệp Nhật Bản đã được chấp thuận khai thác đất hiếm tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc trao đổi với báo chí cuối tuần qua cho biết, hiện chưa có doanh nghiệp Nhật nào đưa ra lời đề nghị hợp tác với Việt Nam.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngọc cũng khẳng định, việc hợp tác với Nhật Bản, một quốc gia có kinh nghiệm trong khai thác, chế biến đất hiếm sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Hiện Trung Quốc là nước khai thác đất hiếm nhiều nhất thế giới, với sản lượng khoảng 120.000 tấn mỗi năm, chiếm 97% toàn cầu.
Cuối tháng 9 vừa qua, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản (quốc gia đang nhập khẩu đến 96% đất hiếm từ Trung Quốc) phản ánh tình trạng gặp khó khăn trong việc nhập khẩu đất hiếm từ Trung Quốc. Báo chí nước ngoài dẫn lời một quan chức đề nghị không tiết lộ danh tính của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đã ban lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản để gây áp lực buộc Nhật phải thả thuyền trưởng một tàu đánh cá của Trung Quốc, bị phía Nhật bắt giữ hồi đầu tháng 9.
Ngay sau đó, chính quyền Tokyo đã công bố một loạt các biện pháp nhằm đảm bảo nguồn cung đất hiếm cho lĩnh vực công nghiệp, trong đó có đẩy mạnh việc phát triển các nguồn đất hiếm thay thế, đưa Nhật thành trung tâm toàn cầu về tái chế đất hiếm, và giúp các nhà sản xuất lắp đặt các thiết bị nhằm giảm tiêu thụ đất hiếm. Chính phủ Nhật cũng sẽ hỗ trợ các công ty tìm kiếm quyền thuê mỏ đất hiếm bên ngoài Trung Quốc và nghiên cứu khả năng xây dựng kho dự trữ đất hiếm.
Quyết định trên được đưa ra trong tuyên bố chung về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản, được thủ tướng hai nước ký ngày 31/10 tại Hà Nội.
Ngoài nội dung trên, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thông báo, Việt Nam đã quyết định chọn Nhật Bản là đối tác hợp tác và giúp Việt Nam thực hiện xây dựng nhà máy điện hạt nhân số 2 tại Ninh Thuận.
Về phía Nhật Bản, Thủ tướng Naoto Kan, khẳng định quốc gia này sẽ đáp ứng các điều kiện mà Việt Nam đưa ra khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân, như hỗ trợ nghiên cứu khả thi dự án, cho vay vốn ưu đãi lãi suất thấp cho dự án, sử dụng công nghệ tiên tiến nhất và an toàn ở mức cao nhất, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác xử lý chất thải, cung cấp nhiên liệu ổn định trong toàn bộ thời gian dự án.
Đối với lĩnh vực đất hiếm, Thủ tướng Naoto Kan cho rằng, thông qua các biện pháp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ phía Nhật Bản, hợp tác lâu dài trong ngành công nghiệp khai thác đất hiếm của hai nước sẽ tiến triển tốt đẹp.
Ngoài ra, Thủ tướng Nhật cũng khẳng định, chính phủ nước này sẽ xem xét nghiêm túc và nhanh chóng hỗ trợ Việt Nam triển khai thực hiện dự án sân bay quốc tế Long Thành, dự án đường cao tốc đoạn Ninh Bình - Bãi Vọt, đường cao tốc Nha Trang - Phan Thiết, xây dựng Cảng quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng), các tuyến đường tàu điện ngầm mới của Hà Nội và Tp.HCM.
Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam về đào tạo phát triển nhân lực, công nghiệp phụ trợ, thúc đẩy thương mại, đầu tư, khoa học, kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Bao gồm 17 loại khoáng sản, đất hiếm là một loại nguyên vật liệu đầu vào không thể thiếu đối với hàng loạt sản phẩm công nghệ cao, từ động cơ chạy nhiên liệu tổ hợp, điện thoại di động tới màn hình TV. Theo Tổng hội Địa chất Việt Nam, tổng số trữ lượng tài nguyên đất hiếm toàn cầu là khoảng gần 100 triệu tấn, sản lượng khai thác hằng năm là khoảng 125.000 tấn.
Giới khoa học ước đoán, trữ lượng đất hiếm của Việt Nam có thể lên tới 22 triệu tấn, xếp hàng thứ 3 thế giới.
Việt Nam đã từng hợp tác với nước ngoài khai thác đất hiếm từ những năm 1960. Tuy nhiên, do công nghệ khai thác còn hạn hẹp, công suất thấp, không tách được hết thành phần nên hoạt động khai thác đất hiếm ở Việt Nam chủ yếu để sản xuất thép, với khối lượng không nhiều.
Liên quan đến thông tin một số doanh nghiệp Nhật Bản đã được chấp thuận khai thác đất hiếm tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc trao đổi với báo chí cuối tuần qua cho biết, hiện chưa có doanh nghiệp Nhật nào đưa ra lời đề nghị hợp tác với Việt Nam.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngọc cũng khẳng định, việc hợp tác với Nhật Bản, một quốc gia có kinh nghiệm trong khai thác, chế biến đất hiếm sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Hiện Trung Quốc là nước khai thác đất hiếm nhiều nhất thế giới, với sản lượng khoảng 120.000 tấn mỗi năm, chiếm 97% toàn cầu.
Cuối tháng 9 vừa qua, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản (quốc gia đang nhập khẩu đến 96% đất hiếm từ Trung Quốc) phản ánh tình trạng gặp khó khăn trong việc nhập khẩu đất hiếm từ Trung Quốc. Báo chí nước ngoài dẫn lời một quan chức đề nghị không tiết lộ danh tính của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đã ban lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản để gây áp lực buộc Nhật phải thả thuyền trưởng một tàu đánh cá của Trung Quốc, bị phía Nhật bắt giữ hồi đầu tháng 9.
Ngay sau đó, chính quyền Tokyo đã công bố một loạt các biện pháp nhằm đảm bảo nguồn cung đất hiếm cho lĩnh vực công nghiệp, trong đó có đẩy mạnh việc phát triển các nguồn đất hiếm thay thế, đưa Nhật thành trung tâm toàn cầu về tái chế đất hiếm, và giúp các nhà sản xuất lắp đặt các thiết bị nhằm giảm tiêu thụ đất hiếm. Chính phủ Nhật cũng sẽ hỗ trợ các công ty tìm kiếm quyền thuê mỏ đất hiếm bên ngoài Trung Quốc và nghiên cứu khả năng xây dựng kho dự trữ đất hiếm.