Trung Quốc có thể đã nối lại xuất khẩu đất hiếm
Tờ New York Times cho biết, ngày 28/10, Chính phủ Trung Quốc đã cho phép nối lại hoạt động xuất khẩu đất hiếm
Tờ New York Times cho biết, ngày 28/10, Chính phủ Trung Quốc đã cho phép nối lại hoạt động xuất khẩu đất hiếm của nước này sang Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
Thông tin trên không được công bố chính thức, mà được tiết lộ cho New York Times bởi bốn quan chức phụ trách lĩnh vực đất hiếm của Trung Quốc, đề nghị không tiết lộ danh tính. Trước đó, Trung Quốc bị cho là ban lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm, cho dù Bắc Kinh đã lên tiếng phủ nhận thông tin này.
Khách hàng nhập khẩu đất hiếm từ Trung Quốc cho biết họ bắt đầu gặp trục trặc trong việc tiếp nhận các lô hàng kể từ giữa tháng 9. Sau đó, vào đầu tuần trước, tình trạng tương tự cũng xảy ra với các nhà nhập khẩu đất hiếm của Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, nguồn tin cho New York Times hay, từ sáng ngày 28/10, cơ quan hải quan Trung Quốc đã cho phép nối lại các chuyến hàng đất hiếm tới 3 thị trường trên.
Nguồn tin cũng cho biết, các lô hàng xuất sang Nhật vẫn chịu sự giám sát chặt và có thể tiếp tục có một vài trì hoãn.
Trao đổi với hãng tin tài chính Bloomberg sáng nay, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshito Sengoku, cho hay phía Nhật vẫn chưa tiếp nhận được tín hiệu nào cho thấy Trung Quốc đã nối lại việc gửi đi các lô hàng đất hiếm. “Cho tới hôm qua, vẫn chưa có thông tin gì về việc di chuyển của các tàu chở đất hiếm. Chính phủ Nhật sẽ tận dụng mọi cơ hội để hỏi phía Trung Quốc thông tin liên quan tới vấn đề hạn chế xuất khẩu đất hiếm”, ông Sengoku nói.
Trung Quốc bị cho là ban lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm - loại khoáng sản có ý nghĩa chiến lược trong nhiều ngành công nghiệp từ sản xuất màn hình tinh thể lỏng, xe chạy nhiên liệu tổ hợp tới điện thoại thông minh - trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh với Tokyo và Washington có nhiều điểm bất đồng. Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Sensaku vẫn chưa được giải quyết. Trong khi đó, căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ xung quanh vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ vẫn còn là một chủ đề nóng.
Những năm gần đây, Trung Quốc chiếm vị thế gần như độc quyền trên thị trường đất hiếm toàn cầu, với 95% sản lượng đất hiếm của toàn thế giới được khai thác ở nước này. Do đó, trục trặc trong việc tiếp nhận nguồn hàng khoáng sản này từ Trung Quốc đã trở thành mối quan ngại đặc biệt của Chính phủ và các doanh nghiệp Nhật Bản, có nguy cơ làm gián đoạn hoạt động sản xuất của nhiều công ty ở nước này.
Thời gian gần đây, Nhật Bản, Mỹ và châu Âu đã xoay như chong chóng để tìm các nguồn đất hiếm mới để thay thế, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc. Tuy nhiên, theo giới phân tích, cho dù các container chứa đất hiếm có tiếp tục được rời cảng Trung Quốc, thì thị trường đất hiếm toàn cầu vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Trong 5 năm qua, do nhu cầu nội địa tăng, Trung Quốc đã liên tục cắt giảm hạn ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Giá đất hiếm thế giới đã leo thang mạnh, trong khi duy trì ổn định ở Trung Quốc.
Năm nay, hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc là 30.300 tấn, trong đó chỉ còn vài nghìn tấn là chưa được xuất đi. Trong khi đó, nhu cầu đất hiếm hàng năm của thị trường ngoài Trung Quốc đã lên tới 50.000 tấn. Giá một tấn neodymium ở Trung Quốc hiện là 40.000 USD, nhưng cao gấp đôi ở thị trường bên ngoài. Giá Lanthanum ở Trung Quốc là 4.500 USD, nhưng cao gấp 10 lần ở thị trường bên ngoài.
Các mỏ đất hiếm được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Mỹ, nhưng do việc khai thác đất hiếm có thể gây ra những rủi ro lớn về môi trường, làm rò rỉ các chất độc hại và phóng xạ, nên nhiều quốc gia tránh hoặc cấm khai thác đất hiếm. Do tình hình khan hiếm nên mãi tới gần đây một số nước mới bắt đầu khai thác hoặc mở rộng khai thác các mỏ đất hiếm ở nước mình.
Trung Quốc được cho là nối lại xuất khẩu đất hiếm vào sáng 28/10 chỉ vài giờ trước khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Hillary Rodham Clinton nêu vấn đề cấm vận đất hiếm tại một cuộc họp báo ở Honolulu, nơi bà công bố kế hoạch chuyến thăm Trung Quốc vào thứ Bảy tới. Dự kiến, bà Clinton sẽ đề cập vấn đề trên với các quan chức Trung Quốc trong chuyến thăm này.
Thông tin trên không được công bố chính thức, mà được tiết lộ cho New York Times bởi bốn quan chức phụ trách lĩnh vực đất hiếm của Trung Quốc, đề nghị không tiết lộ danh tính. Trước đó, Trung Quốc bị cho là ban lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm, cho dù Bắc Kinh đã lên tiếng phủ nhận thông tin này.
Khách hàng nhập khẩu đất hiếm từ Trung Quốc cho biết họ bắt đầu gặp trục trặc trong việc tiếp nhận các lô hàng kể từ giữa tháng 9. Sau đó, vào đầu tuần trước, tình trạng tương tự cũng xảy ra với các nhà nhập khẩu đất hiếm của Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, nguồn tin cho New York Times hay, từ sáng ngày 28/10, cơ quan hải quan Trung Quốc đã cho phép nối lại các chuyến hàng đất hiếm tới 3 thị trường trên.
Nguồn tin cũng cho biết, các lô hàng xuất sang Nhật vẫn chịu sự giám sát chặt và có thể tiếp tục có một vài trì hoãn.
Trao đổi với hãng tin tài chính Bloomberg sáng nay, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshito Sengoku, cho hay phía Nhật vẫn chưa tiếp nhận được tín hiệu nào cho thấy Trung Quốc đã nối lại việc gửi đi các lô hàng đất hiếm. “Cho tới hôm qua, vẫn chưa có thông tin gì về việc di chuyển của các tàu chở đất hiếm. Chính phủ Nhật sẽ tận dụng mọi cơ hội để hỏi phía Trung Quốc thông tin liên quan tới vấn đề hạn chế xuất khẩu đất hiếm”, ông Sengoku nói.
Trung Quốc bị cho là ban lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm - loại khoáng sản có ý nghĩa chiến lược trong nhiều ngành công nghiệp từ sản xuất màn hình tinh thể lỏng, xe chạy nhiên liệu tổ hợp tới điện thoại thông minh - trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh với Tokyo và Washington có nhiều điểm bất đồng. Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Sensaku vẫn chưa được giải quyết. Trong khi đó, căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ xung quanh vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ vẫn còn là một chủ đề nóng.
Những năm gần đây, Trung Quốc chiếm vị thế gần như độc quyền trên thị trường đất hiếm toàn cầu, với 95% sản lượng đất hiếm của toàn thế giới được khai thác ở nước này. Do đó, trục trặc trong việc tiếp nhận nguồn hàng khoáng sản này từ Trung Quốc đã trở thành mối quan ngại đặc biệt của Chính phủ và các doanh nghiệp Nhật Bản, có nguy cơ làm gián đoạn hoạt động sản xuất của nhiều công ty ở nước này.
Thời gian gần đây, Nhật Bản, Mỹ và châu Âu đã xoay như chong chóng để tìm các nguồn đất hiếm mới để thay thế, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc. Tuy nhiên, theo giới phân tích, cho dù các container chứa đất hiếm có tiếp tục được rời cảng Trung Quốc, thì thị trường đất hiếm toàn cầu vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Trong 5 năm qua, do nhu cầu nội địa tăng, Trung Quốc đã liên tục cắt giảm hạn ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Giá đất hiếm thế giới đã leo thang mạnh, trong khi duy trì ổn định ở Trung Quốc.
Năm nay, hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc là 30.300 tấn, trong đó chỉ còn vài nghìn tấn là chưa được xuất đi. Trong khi đó, nhu cầu đất hiếm hàng năm của thị trường ngoài Trung Quốc đã lên tới 50.000 tấn. Giá một tấn neodymium ở Trung Quốc hiện là 40.000 USD, nhưng cao gấp đôi ở thị trường bên ngoài. Giá Lanthanum ở Trung Quốc là 4.500 USD, nhưng cao gấp 10 lần ở thị trường bên ngoài.
Các mỏ đất hiếm được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Mỹ, nhưng do việc khai thác đất hiếm có thể gây ra những rủi ro lớn về môi trường, làm rò rỉ các chất độc hại và phóng xạ, nên nhiều quốc gia tránh hoặc cấm khai thác đất hiếm. Do tình hình khan hiếm nên mãi tới gần đây một số nước mới bắt đầu khai thác hoặc mở rộng khai thác các mỏ đất hiếm ở nước mình.
Trung Quốc được cho là nối lại xuất khẩu đất hiếm vào sáng 28/10 chỉ vài giờ trước khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Hillary Rodham Clinton nêu vấn đề cấm vận đất hiếm tại một cuộc họp báo ở Honolulu, nơi bà công bố kế hoạch chuyến thăm Trung Quốc vào thứ Bảy tới. Dự kiến, bà Clinton sẽ đề cập vấn đề trên với các quan chức Trung Quốc trong chuyến thăm này.