Trung - Nhật và cuộc chiến đất hiếm
Với tình trạng gián đoạn nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc, Nhật Bản đang dò dẫm tìm kiếm những nguồn thay thế khác
Với tình trạng gián đoạn nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc, Nhật Bản đang dò dẫm tìm kiếm những nguồn thay thế khác. Không chỉ Nhật Bản, rất nhiều quốc gia khác đang tỏ thái độ lo ngại về sự phụ thuộc thái quá vào nguồn đất hiếm của Trung Quốc.
Hôm 23/9 vừa qua, tờ New York Times dẫn lời một quan chức đề nghị không tiết lộ danh tính của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đã ban lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản để gây áp lực buộc phía Nhật phải thả thuyền trưởng tàu Mân Tấn 5179 bị Nhật bắt giữ hồi đầu tháng 9.
Phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc ngay sau đó đã ra tuyên bố phủ nhận thông tin trên, nhưng theo hãng tin Reuters, cho tới ngày 4/10, hàng chục công ty nhập khẩu đất hiếm của Nhật cho biết họ vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp nhận các chuyến hàng từ Trung Quốc. Bộ trưởng Bộ Thương mại Nhật Bản Akihiro Ohata ngày 4/10 cho biết, ông sẽ đề nghị Chính phủ Trung Quốc hợp tác để sớm giải quyết vấn đề này thông qua con đường ngoại giao.
Các cuộc đụng độ giữa lực lượng bảo vệ bờ biển của Nhật Bản và tàu đánh cá của Trung Quốc được cho là một nguyên nhân gây căng thẳng trong quan hệ song phương thời gian qua, dẫn tới trục trặc trong hoạt động xuất khẩu đất hiếm từ Trung Quốc sang Nhật.
Gián đoạn nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc gây không ít khó khăn cho Nhật Bản. Bao gồm 17 loại khoáng sản, đất hiếm là một loại nguyên vật liệu đầu vào không thể thiếu đối với hàng loạt sản phẩm công nghệ cao, từ động cơ chạy nhiên liệu tổ hợp, điện thoại di động tới màn hình TV.
Theo số liệu do hãng tin AP cung cấp, Trung Quốc hiện là quốc gia sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới, chiếm 97% lượng cung đất hiếm toàn cầu. Một nhà lãnh đạo Trung Quốc từng phát biểu rằng, nếu như Trung Đông có dầu lửa thì Trung Quốc có đất hiếm.
Cho tới tận cuối thập niên 1980, Mỹ vẫn là nước sản xuất đất hiếm số 1 thế giới, nhưng sau đó, vị trí này đã rơi vào tay Trung Quốc do sức cạnh tranh nhờ mức giá rẻ hơn. Sản lượng đất hiếm của thế giới hiện ở mức khoảng 124.000 tấn mỗi năm, trong khi nhu cầu có thể vượt mức 200.000 tấn mỗi năm vào năm 2014. Mặc dù quy mô thị trường đất hiếm toàn cầu khá nhỏ, chỉ vào khoảng 1,5 tỷ USD vào năm 2009, nhưng giá trị này đang gia tăng cùng với sự leo thang của giá đất hiếm.
Trước khi bị gián đoạn từ cuối tháng 9 tới nay, nhập khẩu đất hiếm từ Trung Quốc vẫn chiếm tới 96% lượng đất hiếm được sử dụng tại Nhật Bản. Khi việc giao hàng đất hiếm từ phía Trung Quốc gặp trục trặc, Chính phủ Nhật và các công ty phải nhập đất hiếm ở nước này đã xoay như chong chóng để tìm nguồn thay thế.
Hôm 1/10, Tokyo đã công bố một loạt các biện pháp nhằm đảm bảo nguồn cung đất hiếm cho lĩnh vực công nghiệp. Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp Nhật vạch ra 5 lĩnh vực trọng tâm, trong đó có đẩy mạnh việc phát triển các nguồn đất hiếm thay thế, đưa Nhật thành trung tâm toàn cầu về tái chế đất hiếm, và giúp các nhà sản xuất lắp đặt các thiết bị nhằm giảm tiêu thụ đất hiếm. Chính phủ Nhật cũng sẽ hỗ trợ các công ty tìm kiếm quyền thuê mỏ đất hiếm bên ngoài Trung Quốc và nghiên cứu khả năng xây dựng kho dự trữ đất hiếm.
Trong bối cảnh đó, Mông Cổ đã trở thành một “vị cứu tinh” khi nhất trí hợp tác với Nhật trong lĩnh vực khai mỏ đất hiếm. Trong một cuộc gặp dỡ diễn ra tại Toky vào ngày 2/10 vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan và người đồng cấp Mông Cổ Sukhbaatar Batbold đã thỏa thuận hợp tác phát triển các mỏ đất hiếm ở Mông Cổ.
“Khai thác nguồn tài nguyên mỏ ở đất nước giàu tài nguyên Mông Cổ sẽ đem lại lợi ích cho cả hai nước. Nhóm nghiên cứu của Nhật Bản sẽ tiến hành thăm dò đất hiếm ở Mông Cổ ngay từ tháng này”, Thủ tướng Kan phát biểu.
AP cho biết, tuần trước, hãng xe lớn nhất Nhật Bản Toyota tuyên bố đã thành lập một lực lượng chuyên các nhiệm vụ liên quan tới đất hiếm. Một công ty con của hãng là Toyota Tsusho cách đây hai năm đã thành lập một liên doanh khai mỏ đất hiếm tại Việt Nam. Dự kiến, mỏ đất hiếm tại Việt Nam sẽ bắt đầu cung cấp nguyên liệu này cho Toyota kể từ năm 2012. Ngoài ra, Toyota cũng có một dự án tương tự tại Ấn Độ, chuẩn bị đi vào hoạt động từ năm tới.
Tờ New York Times cũng cho biết là một công ty thương mại có tên là Sojitz của Nhật đang đàm phán để được khai thác mỏ đất hiếm ở Việt Nam.
Trong vòng một năm trở lại đây, hai doanh nghiệp lớn khác của Nhật là Toshiba và Sumimoto đều đã thành lập liên doanh khai thác đất hiếm ở Kazakhstan. Công ty Lynas của Australia tuần trước tuyên bố đã ký thỏa thuận cung cấp đất hiếm cho một công ty lớn của Nhật và đang đàm phán kế hoạch tương tự với nhiều công ty khác ở Mỹ, Nhật và châu Âu.
Bên cạnh đó, hoạt động tái chế đất hiếm cũng được các công ty Nhật Bản chú ý hơn. Nghiên cứu của Chính phủ Nhật cho thấy, đồ điện tử đã qua sử dụng của Nhật Bản ước tính có chứa khối lượng đất hiếm lên tới 300.000 tấn. Ngoài ra, giới chuyên gia Nhật còn cho rằng, trong số đồ điện tử đã qua sử dụng ở nước này chứa tới 6.800 tấn vàng, tương đương 16% tổng trữ lượng vàng đang nằm trong các mỏ vàng trên toàn cầu.
Theo New York Times, hiện Dowa là công ty đi đầu trong lĩnh vực tái chế đồ điện tử ở Nhật. Nhà máy của Dowa hiện tái chế khoảng 300 tấn đồ cũ mỗi ngày, và mỗi tấn nguyên liệu đầu vào chỉ cho ra khoảng 150 gam kim loại hiếm. Loại khoáng sản mà Dowa đặc biệt chú trọng trong vấn đề tái chế đất hiếm hiện nay là chất neodymium vốn được sử dụng trong nam châm có từ trường cực mạnh.
Tuy nhiên, khó khăn hiện Dowa gặp phải hiện nay là thu thập đủ lượng hàng điện tử cũ để tái chế. Ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ, nhận ra giá trị của đồ điện tử cũ. Trung Quốc đã ban lệnh cấm xuất khẩu bảng mạch máy tính cũ và các linh kiện điện tử bỏ đi khác.
Mối lo về nguồn cung đất hiếm đã gia tăng từ lâu trước khi Trung Quốc bị cho là ban lệnh cấm xuất khẩu loại khoáng sản này sang Nhật. Để đáp ứng nhu cầu trong nước, trong vòng nhiều năm qua, Trung Quốc đã giảm hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm mỗi năm. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, trong 6 tháng cuối năm nay, nước này chỉ cho phép xuất khẩu 7.976 tấn đất hiếm, giảm 4,9% so với nửa đầu năm.
Rắc rối nảy sinh trong thương mại đất hiếm giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã khiến nhiều quốc gia lo ngại. Hàn Quốc, quê hương của hai “đại gia” công nghệ Samsung và LG, mới đây tuyên bố kế hoạch chi 15 triệu USD trong thời gian từ nay tới năm 2016 để đảm bảo nguồn cung 1.200 tấn đất hiếm. Bộ Kinh tế tri thức Hàn Quốc dự báo, giá đất hiếm sẽ còn tăng và nguồn cung sẽ ngày càng mất ổn định trong bối cảnh nhà cung cấp chính Trung Quốc liên tục giảm xuất khẩu.
Thứ Tư tuần trước, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật về khởi động lại việc khai thác các mỏ đất hiếm trong nước nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc. Theo các nhà làm luật Mỹ, đất hiếm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với công nghệ năng lượng, quân sự và sản xuất công nghiệp.
Ngoài Mỹ, nhiều quốc gia khác như Nam Phi, Australia và Canada cũng đang lên kế hoạch mở cửa hoặc tìm kiếm các mỏ đất hiếm mới ở nước mình và ở các quốc gia khác.
Hôm 23/9 vừa qua, tờ New York Times dẫn lời một quan chức đề nghị không tiết lộ danh tính của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đã ban lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản để gây áp lực buộc phía Nhật phải thả thuyền trưởng tàu Mân Tấn 5179 bị Nhật bắt giữ hồi đầu tháng 9.
Phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc ngay sau đó đã ra tuyên bố phủ nhận thông tin trên, nhưng theo hãng tin Reuters, cho tới ngày 4/10, hàng chục công ty nhập khẩu đất hiếm của Nhật cho biết họ vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp nhận các chuyến hàng từ Trung Quốc. Bộ trưởng Bộ Thương mại Nhật Bản Akihiro Ohata ngày 4/10 cho biết, ông sẽ đề nghị Chính phủ Trung Quốc hợp tác để sớm giải quyết vấn đề này thông qua con đường ngoại giao.
Các cuộc đụng độ giữa lực lượng bảo vệ bờ biển của Nhật Bản và tàu đánh cá của Trung Quốc được cho là một nguyên nhân gây căng thẳng trong quan hệ song phương thời gian qua, dẫn tới trục trặc trong hoạt động xuất khẩu đất hiếm từ Trung Quốc sang Nhật.
Gián đoạn nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc gây không ít khó khăn cho Nhật Bản. Bao gồm 17 loại khoáng sản, đất hiếm là một loại nguyên vật liệu đầu vào không thể thiếu đối với hàng loạt sản phẩm công nghệ cao, từ động cơ chạy nhiên liệu tổ hợp, điện thoại di động tới màn hình TV.
Theo số liệu do hãng tin AP cung cấp, Trung Quốc hiện là quốc gia sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới, chiếm 97% lượng cung đất hiếm toàn cầu. Một nhà lãnh đạo Trung Quốc từng phát biểu rằng, nếu như Trung Đông có dầu lửa thì Trung Quốc có đất hiếm.
Cho tới tận cuối thập niên 1980, Mỹ vẫn là nước sản xuất đất hiếm số 1 thế giới, nhưng sau đó, vị trí này đã rơi vào tay Trung Quốc do sức cạnh tranh nhờ mức giá rẻ hơn. Sản lượng đất hiếm của thế giới hiện ở mức khoảng 124.000 tấn mỗi năm, trong khi nhu cầu có thể vượt mức 200.000 tấn mỗi năm vào năm 2014. Mặc dù quy mô thị trường đất hiếm toàn cầu khá nhỏ, chỉ vào khoảng 1,5 tỷ USD vào năm 2009, nhưng giá trị này đang gia tăng cùng với sự leo thang của giá đất hiếm.
Trước khi bị gián đoạn từ cuối tháng 9 tới nay, nhập khẩu đất hiếm từ Trung Quốc vẫn chiếm tới 96% lượng đất hiếm được sử dụng tại Nhật Bản. Khi việc giao hàng đất hiếm từ phía Trung Quốc gặp trục trặc, Chính phủ Nhật và các công ty phải nhập đất hiếm ở nước này đã xoay như chong chóng để tìm nguồn thay thế.
Hôm 1/10, Tokyo đã công bố một loạt các biện pháp nhằm đảm bảo nguồn cung đất hiếm cho lĩnh vực công nghiệp. Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp Nhật vạch ra 5 lĩnh vực trọng tâm, trong đó có đẩy mạnh việc phát triển các nguồn đất hiếm thay thế, đưa Nhật thành trung tâm toàn cầu về tái chế đất hiếm, và giúp các nhà sản xuất lắp đặt các thiết bị nhằm giảm tiêu thụ đất hiếm. Chính phủ Nhật cũng sẽ hỗ trợ các công ty tìm kiếm quyền thuê mỏ đất hiếm bên ngoài Trung Quốc và nghiên cứu khả năng xây dựng kho dự trữ đất hiếm.
Trong bối cảnh đó, Mông Cổ đã trở thành một “vị cứu tinh” khi nhất trí hợp tác với Nhật trong lĩnh vực khai mỏ đất hiếm. Trong một cuộc gặp dỡ diễn ra tại Toky vào ngày 2/10 vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan và người đồng cấp Mông Cổ Sukhbaatar Batbold đã thỏa thuận hợp tác phát triển các mỏ đất hiếm ở Mông Cổ.
“Khai thác nguồn tài nguyên mỏ ở đất nước giàu tài nguyên Mông Cổ sẽ đem lại lợi ích cho cả hai nước. Nhóm nghiên cứu của Nhật Bản sẽ tiến hành thăm dò đất hiếm ở Mông Cổ ngay từ tháng này”, Thủ tướng Kan phát biểu.
AP cho biết, tuần trước, hãng xe lớn nhất Nhật Bản Toyota tuyên bố đã thành lập một lực lượng chuyên các nhiệm vụ liên quan tới đất hiếm. Một công ty con của hãng là Toyota Tsusho cách đây hai năm đã thành lập một liên doanh khai mỏ đất hiếm tại Việt Nam. Dự kiến, mỏ đất hiếm tại Việt Nam sẽ bắt đầu cung cấp nguyên liệu này cho Toyota kể từ năm 2012. Ngoài ra, Toyota cũng có một dự án tương tự tại Ấn Độ, chuẩn bị đi vào hoạt động từ năm tới.
Tờ New York Times cũng cho biết là một công ty thương mại có tên là Sojitz của Nhật đang đàm phán để được khai thác mỏ đất hiếm ở Việt Nam.
Trong vòng một năm trở lại đây, hai doanh nghiệp lớn khác của Nhật là Toshiba và Sumimoto đều đã thành lập liên doanh khai thác đất hiếm ở Kazakhstan. Công ty Lynas của Australia tuần trước tuyên bố đã ký thỏa thuận cung cấp đất hiếm cho một công ty lớn của Nhật và đang đàm phán kế hoạch tương tự với nhiều công ty khác ở Mỹ, Nhật và châu Âu.
Bên cạnh đó, hoạt động tái chế đất hiếm cũng được các công ty Nhật Bản chú ý hơn. Nghiên cứu của Chính phủ Nhật cho thấy, đồ điện tử đã qua sử dụng của Nhật Bản ước tính có chứa khối lượng đất hiếm lên tới 300.000 tấn. Ngoài ra, giới chuyên gia Nhật còn cho rằng, trong số đồ điện tử đã qua sử dụng ở nước này chứa tới 6.800 tấn vàng, tương đương 16% tổng trữ lượng vàng đang nằm trong các mỏ vàng trên toàn cầu.
Theo New York Times, hiện Dowa là công ty đi đầu trong lĩnh vực tái chế đồ điện tử ở Nhật. Nhà máy của Dowa hiện tái chế khoảng 300 tấn đồ cũ mỗi ngày, và mỗi tấn nguyên liệu đầu vào chỉ cho ra khoảng 150 gam kim loại hiếm. Loại khoáng sản mà Dowa đặc biệt chú trọng trong vấn đề tái chế đất hiếm hiện nay là chất neodymium vốn được sử dụng trong nam châm có từ trường cực mạnh.
Tuy nhiên, khó khăn hiện Dowa gặp phải hiện nay là thu thập đủ lượng hàng điện tử cũ để tái chế. Ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ, nhận ra giá trị của đồ điện tử cũ. Trung Quốc đã ban lệnh cấm xuất khẩu bảng mạch máy tính cũ và các linh kiện điện tử bỏ đi khác.
Mối lo về nguồn cung đất hiếm đã gia tăng từ lâu trước khi Trung Quốc bị cho là ban lệnh cấm xuất khẩu loại khoáng sản này sang Nhật. Để đáp ứng nhu cầu trong nước, trong vòng nhiều năm qua, Trung Quốc đã giảm hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm mỗi năm. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, trong 6 tháng cuối năm nay, nước này chỉ cho phép xuất khẩu 7.976 tấn đất hiếm, giảm 4,9% so với nửa đầu năm.
Rắc rối nảy sinh trong thương mại đất hiếm giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã khiến nhiều quốc gia lo ngại. Hàn Quốc, quê hương của hai “đại gia” công nghệ Samsung và LG, mới đây tuyên bố kế hoạch chi 15 triệu USD trong thời gian từ nay tới năm 2016 để đảm bảo nguồn cung 1.200 tấn đất hiếm. Bộ Kinh tế tri thức Hàn Quốc dự báo, giá đất hiếm sẽ còn tăng và nguồn cung sẽ ngày càng mất ổn định trong bối cảnh nhà cung cấp chính Trung Quốc liên tục giảm xuất khẩu.
Thứ Tư tuần trước, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật về khởi động lại việc khai thác các mỏ đất hiếm trong nước nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc. Theo các nhà làm luật Mỹ, đất hiếm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với công nghệ năng lượng, quân sự và sản xuất công nghiệp.
Ngoài Mỹ, nhiều quốc gia khác như Nam Phi, Australia và Canada cũng đang lên kế hoạch mở cửa hoặc tìm kiếm các mỏ đất hiếm mới ở nước mình và ở các quốc gia khác.