Việt Nam hoan nghênh nghị quyết của Thượng viện Hoa Kỳ
Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức lên tiếng trước nghị quyết của Thượng viện Hoa Kỳ về tình hình biển Đông
Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa chính thức lên tiếng trước việc Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết 412 về biển Đông.
Ngày 11/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, ngày 10/7 Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua Nghị quyết 412 trong đó khẳng định Hoa Kỳ ủng hộ quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển, vùng trời ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo ông Bình, nghị quyết 412 thể hiện quan điểm của Hoa Kỳ đối với việc giải quyết các tranh chấp trên biển Đông theo quy định của luật pháp quốc tế, giải quyết các yêu sách và tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp ngoại giao hòa bình.
“Việt Nam hoan nghênh việc Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương - 981 và các lực lượng hộ tống khỏi vị trí hiện tại, không có các hoạt động trái với quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREGs); lên án các hành động cưỡng bức, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thay đổi hiện trạng hay gây bất ổn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định.
Cùng với đó, Việt Nam mong muốn các quốc gia trong và ngoài khu vực, trong đó có Hoa Kỳ tiếp tục có đóng góp mạnh mẽ, thiết thực, hiệu quả và có tính xây dựng cho hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở khu vực.
Trước đó, với 100% phiếu thuận, ngày 10/7, Thượng viện Mỹ ngày đã thông qua Nghị quyết S.RES.412 về an ninh hàng hải trên biển Đông, trong đó yêu cầu Trung Quốc thiết lập lại nguyên trạng trên vùng biển này như trước ngày 1/5/2014.
Điều đáng nói, bản nghị quyết trên đã được bảo trợ bởi các nghị sỹ có ảnh hưởng hàng đầu trong cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Trong số các nghị sỹ hậu thuẫn này có các nghị sỹ Patrick Leahy, Cardin Benjamin và Dianne Feinstein thuộc đảng Dân chủ, cùng các nghị sỹ John McCain, Robert Menendez, James Risch và John Cronyn thuộc đảng Cộng hòa.
Bên cạnh những quan điểm về giải quyết tình hình trên biển Đông, bản nghị quyết cũng liệt kê hàng loạt hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS).
Ngày 11/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, ngày 10/7 Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua Nghị quyết 412 trong đó khẳng định Hoa Kỳ ủng hộ quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển, vùng trời ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo ông Bình, nghị quyết 412 thể hiện quan điểm của Hoa Kỳ đối với việc giải quyết các tranh chấp trên biển Đông theo quy định của luật pháp quốc tế, giải quyết các yêu sách và tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp ngoại giao hòa bình.
“Việt Nam hoan nghênh việc Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương - 981 và các lực lượng hộ tống khỏi vị trí hiện tại, không có các hoạt động trái với quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREGs); lên án các hành động cưỡng bức, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thay đổi hiện trạng hay gây bất ổn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định.
Cùng với đó, Việt Nam mong muốn các quốc gia trong và ngoài khu vực, trong đó có Hoa Kỳ tiếp tục có đóng góp mạnh mẽ, thiết thực, hiệu quả và có tính xây dựng cho hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở khu vực.
Trước đó, với 100% phiếu thuận, ngày 10/7, Thượng viện Mỹ ngày đã thông qua Nghị quyết S.RES.412 về an ninh hàng hải trên biển Đông, trong đó yêu cầu Trung Quốc thiết lập lại nguyên trạng trên vùng biển này như trước ngày 1/5/2014.
Điều đáng nói, bản nghị quyết trên đã được bảo trợ bởi các nghị sỹ có ảnh hưởng hàng đầu trong cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Trong số các nghị sỹ hậu thuẫn này có các nghị sỹ Patrick Leahy, Cardin Benjamin và Dianne Feinstein thuộc đảng Dân chủ, cùng các nghị sỹ John McCain, Robert Menendez, James Risch và John Cronyn thuộc đảng Cộng hòa.
Bên cạnh những quan điểm về giải quyết tình hình trên biển Đông, bản nghị quyết cũng liệt kê hàng loạt hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS).