Việt Nam khởi động dự án khai thác khí trị giá 8 tỷ USD
Ước tính trong vòng 20 năm hoạt động, các nguồn thu từ dự án sẽ nộp vào ngân sách gần 20 tỷ USD
Ngày 3/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự và nhấn nút khởi động chuỗi dự án lô B - Ô Môn do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) làm chủ đầu tư.
Theo Tổng giám đốc Petro Vietnam Nguyễn Vũ Trường Sơn, mục tiêu của chuỗi dự án là nhằm khai thác và thu gom nguồn khí với tổng trữ lượng thu hồi dự kiến 3,78 tỷ bộ khối, tương đương 107 tỷ m3 và 12,65 triệu thùng condensate, sản lượng khí đưa về bờ khoảng 5,06 tỷ m3/năm và kéo dài 20 năm (từ 2020 - 2040), để cấp khí cho các nhà máy điện tại khu vực Kiên Giang và Ô Môn, nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng điện cho khu vực Nam Bộ trong giai đoạn sau 2020 nói chung và khu vực Tây Nam Bộ nói riêng.
Chuỗi dự án bao gồm các dự án thành phần: dự án phát triển mỏ lô B, 48/95 và 52/97; và dự án đường ống dẫn khí lô B - Ô Môn. Dự án phát triển mỏ lô B có tổng chi phí đầu tư trong 20 năm là 6,8 tỷ USD.
Trong dự án này, Petro Vietnam góp 42, 896% vốn; PVEP nắm 26,788%; MOECO (Nhật) 22.575%; PTTEP (Thái Lan) là 7,741%, do Phú Quốc POC - chi nhánh Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm nhà điều hành.
Công trình đưa vào vận hành từ quý 2/2020; gồm các hạng mục công nghệ và thiết bị chính: 1 giàn công nghệ trung tâm và 46 giàn khai thác; 1 giàn nhà ở; 1 tầu chứa condensate; khoảng 750 giếng khai thác.
Cùng với đó là dự án đường ống dẫn khí lô B - Ô Môn với tổng mức đầu tư 1,2 tỷ USD; chủ đầu tư là hợp doanh, bao gồm: Petro Vietnam, PVGas, nhà thầu MOECO và PTTEP.
Theo kế hoạch, công trình đưa vào vận hành từ quý 2/2020; Tổng chiều dài tuyến ống là 431 km, có công suất thiết kế 20,3 triệu m3, trong đó tuyến ống biển có chiều dài khoảng 295 km.
Ước tính sơ bộ trong vòng 20 năm hoạt động, các nguồn thu từ dự án như sau: dự án thượng nguồn dự kiến nộp ngân sách khoảng 18,3 tỷ USD; dự án đường ống dự kiến nộp ngân sách khoảng 930 triệu USD (thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 330 triệu USD, thuế VAT khoảng 600 triệu USD).
Ngoài ra, dự án còn đóng góp cho ngân sách nguồn thu từ thuế nhập khẩu khoảng 400 tỷ đồng trong quá trình xây dựng.
Theo Tổng giám đốc Petro Vietnam Nguyễn Vũ Trường Sơn, mục tiêu của chuỗi dự án là nhằm khai thác và thu gom nguồn khí với tổng trữ lượng thu hồi dự kiến 3,78 tỷ bộ khối, tương đương 107 tỷ m3 và 12,65 triệu thùng condensate, sản lượng khí đưa về bờ khoảng 5,06 tỷ m3/năm và kéo dài 20 năm (từ 2020 - 2040), để cấp khí cho các nhà máy điện tại khu vực Kiên Giang và Ô Môn, nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng điện cho khu vực Nam Bộ trong giai đoạn sau 2020 nói chung và khu vực Tây Nam Bộ nói riêng.
Chuỗi dự án bao gồm các dự án thành phần: dự án phát triển mỏ lô B, 48/95 và 52/97; và dự án đường ống dẫn khí lô B - Ô Môn. Dự án phát triển mỏ lô B có tổng chi phí đầu tư trong 20 năm là 6,8 tỷ USD.
Trong dự án này, Petro Vietnam góp 42, 896% vốn; PVEP nắm 26,788%; MOECO (Nhật) 22.575%; PTTEP (Thái Lan) là 7,741%, do Phú Quốc POC - chi nhánh Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm nhà điều hành.
Công trình đưa vào vận hành từ quý 2/2020; gồm các hạng mục công nghệ và thiết bị chính: 1 giàn công nghệ trung tâm và 46 giàn khai thác; 1 giàn nhà ở; 1 tầu chứa condensate; khoảng 750 giếng khai thác.
Cùng với đó là dự án đường ống dẫn khí lô B - Ô Môn với tổng mức đầu tư 1,2 tỷ USD; chủ đầu tư là hợp doanh, bao gồm: Petro Vietnam, PVGas, nhà thầu MOECO và PTTEP.
Theo kế hoạch, công trình đưa vào vận hành từ quý 2/2020; Tổng chiều dài tuyến ống là 431 km, có công suất thiết kế 20,3 triệu m3, trong đó tuyến ống biển có chiều dài khoảng 295 km.
Ước tính sơ bộ trong vòng 20 năm hoạt động, các nguồn thu từ dự án như sau: dự án thượng nguồn dự kiến nộp ngân sách khoảng 18,3 tỷ USD; dự án đường ống dự kiến nộp ngân sách khoảng 930 triệu USD (thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 330 triệu USD, thuế VAT khoảng 600 triệu USD).
Ngoài ra, dự án còn đóng góp cho ngân sách nguồn thu từ thuế nhập khẩu khoảng 400 tỷ đồng trong quá trình xây dựng.