Petro Vietnam: Lọc dầu Dung Quất có thể tạm đóng cửa
Petro Vietnam cho rằng, nếu mặt hàng diesel không tiêu thụ được thì nhà máy không thể duy trì công suất ổn định
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) vừa có văn bản gửi các cơ quan chức năng báo cáo tình trạng khó khăn của nhà máy lọc dầu Dung Quất trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh.
Trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương mới đây, Petro Vietnam cho biết, trong năm 2015, tập đoàn đã 2 lần báo cáo về việc chênh lệch chính sách thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung Quất và chính sách thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam (gọi tắt là Form D) để thực hiện các hiệp định thương mại tự do giai đoạn 2015 – 2018.
Tuy nhiên, hiện tình trạng khó khăn vẫn xảy ra với nhà máy lọc dầu Dung Quất, đặc biệt là trong việc tiêu thụ các sản phẩm dầu diesel và Jet A-1.
Petro Vietnam cho hay, việc ký kết các hợp đồng dài hạn (hợp đồng term) tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu năm 2016 của Công ty TNHH Một thành viên Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) với khách hàng gặp rất nhiều khó khăn do chênh lệch mức thuế suất xuất nhập khẩu là 10% kể từ ngày 1/1/2016.
Mặc dù cả Petro Vietnam và BSR đã cố gắng đàm phán, thuyết phục khách hàng cam kết hợp đồng term cho cả năm 2016 và cũng đã giảm giá bán để bù đắp một phần chênh lệch thuế nhập khẩu (việc này đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của nhà máy lọc dầu Dung Quất).
Tuy nhiên, mức giá bán của dầu diesel và Jet A-1 của nhà máy lọc dầu Dung Quất vẫn không thể cạnh tranh so với nguồn hàng nhập khẩu Form D.
Petro Vietnam cho rằng, việc khách hàng giảm khối lượng tiêu thụ và chỉ giao dịch trong ngắn hạn gây nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến kế hoạch mua dầu thô, phương án tiêu thụ sản phẩm cũng như mục tiêu đảm bảo an toàn vận hành của nhà máy.
Trong khi đó, dầu diesel và Jet A1 là sản phẩm chính của nhà máy Lọc dầu Dung Quất, chiếm gần 50% sản lượng của toàn nhà máy.
“Nếu mặt hàng diesel không tiêu thụ được thì nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ không thể duy trì công suất ổn định, bắt buộc phải giảm công suất hoặc tạm dừng nhà máy trong thời gian tới”, Petro Vietnam cảnh báo.
Do vậy, tập đoàn này đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ sớm điều chỉnh chính sách thuế nhập khẩu với dầu diesel, Jet A1 nhằm đảm bảo sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung Quất cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, giúp ổn định sản xuất, vận hành liên tục của nhà máy.
Năm 2015, nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng từng “dọa” đóng cửa khi áp dụng biểu thuế ưu đãi ATIGA. Sau đó, Bộ Tài chính đã quyết định giảm thuế đối với các sản phẩm xăng dầu từ Dung Quất xuống 20% ngang với các nước ASEAN.
Điều đáng nói, mặc dù nhiều lần kêu khó song trong năm 2015, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn vẫn có kết quả kinh doanh khả quan với doanh thu 95.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt gần 6.000 tỷ đồng. Riêng với Petro Vietnam, trong năm 2015, tập đoàn này vẫn đạt và vượt các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận.
Trong đó, tổng doanh thu của công ty mẹ đạt 42,4 nghìn tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 21, 4 nghìn tỷ đồng, bằng 114% kế hoạch.
Trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương mới đây, Petro Vietnam cho biết, trong năm 2015, tập đoàn đã 2 lần báo cáo về việc chênh lệch chính sách thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung Quất và chính sách thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam (gọi tắt là Form D) để thực hiện các hiệp định thương mại tự do giai đoạn 2015 – 2018.
Tuy nhiên, hiện tình trạng khó khăn vẫn xảy ra với nhà máy lọc dầu Dung Quất, đặc biệt là trong việc tiêu thụ các sản phẩm dầu diesel và Jet A-1.
Petro Vietnam cho hay, việc ký kết các hợp đồng dài hạn (hợp đồng term) tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu năm 2016 của Công ty TNHH Một thành viên Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) với khách hàng gặp rất nhiều khó khăn do chênh lệch mức thuế suất xuất nhập khẩu là 10% kể từ ngày 1/1/2016.
Mặc dù cả Petro Vietnam và BSR đã cố gắng đàm phán, thuyết phục khách hàng cam kết hợp đồng term cho cả năm 2016 và cũng đã giảm giá bán để bù đắp một phần chênh lệch thuế nhập khẩu (việc này đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của nhà máy lọc dầu Dung Quất).
Tuy nhiên, mức giá bán của dầu diesel và Jet A-1 của nhà máy lọc dầu Dung Quất vẫn không thể cạnh tranh so với nguồn hàng nhập khẩu Form D.
Petro Vietnam cho rằng, việc khách hàng giảm khối lượng tiêu thụ và chỉ giao dịch trong ngắn hạn gây nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến kế hoạch mua dầu thô, phương án tiêu thụ sản phẩm cũng như mục tiêu đảm bảo an toàn vận hành của nhà máy.
Trong khi đó, dầu diesel và Jet A1 là sản phẩm chính của nhà máy Lọc dầu Dung Quất, chiếm gần 50% sản lượng của toàn nhà máy.
“Nếu mặt hàng diesel không tiêu thụ được thì nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ không thể duy trì công suất ổn định, bắt buộc phải giảm công suất hoặc tạm dừng nhà máy trong thời gian tới”, Petro Vietnam cảnh báo.
Do vậy, tập đoàn này đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ sớm điều chỉnh chính sách thuế nhập khẩu với dầu diesel, Jet A1 nhằm đảm bảo sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung Quất cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, giúp ổn định sản xuất, vận hành liên tục của nhà máy.
Năm 2015, nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng từng “dọa” đóng cửa khi áp dụng biểu thuế ưu đãi ATIGA. Sau đó, Bộ Tài chính đã quyết định giảm thuế đối với các sản phẩm xăng dầu từ Dung Quất xuống 20% ngang với các nước ASEAN.
Điều đáng nói, mặc dù nhiều lần kêu khó song trong năm 2015, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn vẫn có kết quả kinh doanh khả quan với doanh thu 95.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt gần 6.000 tỷ đồng. Riêng với Petro Vietnam, trong năm 2015, tập đoàn này vẫn đạt và vượt các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận.
Trong đó, tổng doanh thu của công ty mẹ đạt 42,4 nghìn tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 21, 4 nghìn tỷ đồng, bằng 114% kế hoạch.