Việt Nam mong Đại học Fulbright “quyết định phù hợp” vụ Bob Kerrey
Việc ông Bob Kerrey làm Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) đang gây nhiều ý kiến trái chiều
Tại buổi họp báo thường kỳ chiều 2/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng trước việc cựu Thượng nghị sỹ Mỹ Bob Kerrey - một cựu binh trong chiến tranh tại Việt Nam - được bổ nhiệm vào cương vị Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam (FUV), vốn đang khiến dư luận dậy sóng với nhiều ý kiến trái chiều trong những ngày gần đây.
Vào năm 2001, loạt bài điều tra của New York Times và chương trình truyền hình “60 Minutes II” của đài CBS đã công bố nhiều thông tin cho thấy ông Bob Kerrey, trong vai trò là trung úy và chỉ huy của một đơn vị đặc nhiệm SEAL, đã tham gia vào cuộc thảm sát thường dân tại xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Vụ việc diễn ra vào ngày 25/2/1969.
Khi đó, 21 thường dân, bao gồm nhiều người già, phụ nữ và trẻ em, đã bị đơn vị của Bob Kerrey giết chết bằng dao và súng.
Sau vụ việc này, Bob Kerrey đã được quân đội Mỹ tặng huân chương Ngôi sao Đồng cho việc được xem là "thành tích anh hùng" khi đã tiêu diệt 21 "Việt cộng", theo mô tả trong quyết định tặng thưởng huân chương.
Trở về Mỹ vì bị thương trong chiến đấu, ông Kerrey tham gia kinh doanh, bước vào con đường chính trị, trở thành Thống đốc bang Nebraska (Mỹ) và từng là ứng viên chạy đua vào Nhà Trắng năm 1992.
Mọi việc được giấu kín cho tới khi loạt bài điều tra của New York Times và CBS đưa vụ thảm sát Thạnh Phong ra ánh sáng. Ông Kerrey đã nhận trách nhiệm, đồng thời lên tiếng xin lỗi về vụ việc. Những năm gần đây, ông tham gia vào việc thành lập Đại học Fulbright tại Việt Nam.
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc dư luận có ý kiến trái chiều xung quanh việc ông Bob Kerrey làm Chủ tịch FUV, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nói: "Những đau thương mất mát mà người dân Việt Nam đã trải qua chiến tranh là rất to lớn và không gì có thể bù đắp được. Hậu quả chiến tranh là vấn đề mà Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã và đang không ngừng nỗ lực giải quyết".
"Với truyền thống hòa hiếu của dân tộc Việt Nam, trên tinh thần gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai, chúng tôi luôn nỗ lực hợp tác, tăng cường hiểu biết và thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ".
"Một số cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng tham chiến tại Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực trên nhiều lĩnh vực như ngoại giao, văn hóa, giáo dục, khắc phục hậu quả chiến tranh để thúc đẩy quan hệ hai nước và hàn gắn vết thương chiến tranh", theo ông Lê Hải Bình.
"Với tinh thần đó, chúng tôi cho rằng phía Hoa Kỳ cũng như ban lãnh đạo Đại học Fulbright sẽ có một quyết định đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển quan hệ rất tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ, mang lại những lợi ích thiết thực và cụ thể cho nhân dân hai nước", ông nói.
Là dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài, hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận, giấy phép thành lập FUV đã được Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký hôm 16/5 vừa qua. Trước đó, vào tháng 7/2015, nhân chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ, FUV đã nhận được chứng nhận đầu tư của Tp.HCM để được xây dựng trên diện tích 15 ha tại khu công nghệ cao Tp.HCM.
Tổng vốn đầu tư của FUV dự kiến là khoảng 70 triệu USD, gồm 5,3 triệu USD trong giai đoạn 1, 20 triệu USD (tiền từ Quốc hội Mỹ) trong giai đoạn 2, và 44,7 triệu USD của giai đoạn 3. Trường sẽ giảng dạy trong các lĩnh vực chính sách công, quản trị và kỹ thuật.
Vào năm 2001, loạt bài điều tra của New York Times và chương trình truyền hình “60 Minutes II” của đài CBS đã công bố nhiều thông tin cho thấy ông Bob Kerrey, trong vai trò là trung úy và chỉ huy của một đơn vị đặc nhiệm SEAL, đã tham gia vào cuộc thảm sát thường dân tại xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Vụ việc diễn ra vào ngày 25/2/1969.
Khi đó, 21 thường dân, bao gồm nhiều người già, phụ nữ và trẻ em, đã bị đơn vị của Bob Kerrey giết chết bằng dao và súng.
Sau vụ việc này, Bob Kerrey đã được quân đội Mỹ tặng huân chương Ngôi sao Đồng cho việc được xem là "thành tích anh hùng" khi đã tiêu diệt 21 "Việt cộng", theo mô tả trong quyết định tặng thưởng huân chương.
Trở về Mỹ vì bị thương trong chiến đấu, ông Kerrey tham gia kinh doanh, bước vào con đường chính trị, trở thành Thống đốc bang Nebraska (Mỹ) và từng là ứng viên chạy đua vào Nhà Trắng năm 1992.
Mọi việc được giấu kín cho tới khi loạt bài điều tra của New York Times và CBS đưa vụ thảm sát Thạnh Phong ra ánh sáng. Ông Kerrey đã nhận trách nhiệm, đồng thời lên tiếng xin lỗi về vụ việc. Những năm gần đây, ông tham gia vào việc thành lập Đại học Fulbright tại Việt Nam.
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc dư luận có ý kiến trái chiều xung quanh việc ông Bob Kerrey làm Chủ tịch FUV, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nói: "Những đau thương mất mát mà người dân Việt Nam đã trải qua chiến tranh là rất to lớn và không gì có thể bù đắp được. Hậu quả chiến tranh là vấn đề mà Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã và đang không ngừng nỗ lực giải quyết".
"Với truyền thống hòa hiếu của dân tộc Việt Nam, trên tinh thần gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai, chúng tôi luôn nỗ lực hợp tác, tăng cường hiểu biết và thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ".
"Một số cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng tham chiến tại Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực trên nhiều lĩnh vực như ngoại giao, văn hóa, giáo dục, khắc phục hậu quả chiến tranh để thúc đẩy quan hệ hai nước và hàn gắn vết thương chiến tranh", theo ông Lê Hải Bình.
"Với tinh thần đó, chúng tôi cho rằng phía Hoa Kỳ cũng như ban lãnh đạo Đại học Fulbright sẽ có một quyết định đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển quan hệ rất tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ, mang lại những lợi ích thiết thực và cụ thể cho nhân dân hai nước", ông nói.
Là dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài, hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận, giấy phép thành lập FUV đã được Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký hôm 16/5 vừa qua. Trước đó, vào tháng 7/2015, nhân chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ, FUV đã nhận được chứng nhận đầu tư của Tp.HCM để được xây dựng trên diện tích 15 ha tại khu công nghệ cao Tp.HCM.
Tổng vốn đầu tư của FUV dự kiến là khoảng 70 triệu USD, gồm 5,3 triệu USD trong giai đoạn 1, 20 triệu USD (tiền từ Quốc hội Mỹ) trong giai đoạn 2, và 44,7 triệu USD của giai đoạn 3. Trường sẽ giảng dạy trong các lĩnh vực chính sách công, quản trị và kỹ thuật.