“Việt Nam nên đưa mục tiêu tăng trưởng cao hơn”
Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam Sanjay Kalra nói Việt Nam nên đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn trong trung hạn
“Việt Nam không nên chấp nhận một mục tiêu tăng trưởng thấp”, ông Sanjay Kalra, Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam, đã phát biểu như vậy trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh tuần qua.
Cụ thể, ông Sanjay Kalra cho rằng, Việt Nam không nên chấp nhận một mục tiêu tăng trưởng thấp mà thay vào đó cần đưa ra mục tiêu tăng trưởng cao hơn về trung hạn gắn với cải cách cơ cấu, vì Việt Nam có lực lượng lao động trẻ dồi dào, nhiều tiềm năng, ổn định về chính trị và vị trí quan trọng trong khu vực.
Tuy nhiên, ông Sanjay Kalra cũng lưu ý rằng, trong thời gian qua, Việt Nam có “quá nhiều mục tiêu phát triển cho nền kinh tế như mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu về lạm phát, mục tiêu tăng trưởng tín dụng”. Ông đặt câu hỏi về tính nhất quán của các mục tiêu đó và lưu ý rằng Việt Nam phải xác định mục tiêu nào là số một, mục tiêu nào nên giữ lại và mục tiêu nào không nên giữ, theo tường thuật của Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trong buổi làm việc này, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã thông báo với đại diện IMF về những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam hiện tại và cho rằng mục tiêu của Việt Nam là “ổn định kinh tế vĩ mô là nguyên tắc ưu tiên số một” và “phải cân đối hài hòa giữa ổn định vĩ mô với tăng trưởng”.
Cũng theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, việc chạy theo tăng trưởng kinh tế ở mức cao đã dẫn tới việc kinh tế vĩ mô của Việt Nam mất ổn định, thể hiện như chính sách tiền tệ bất hợp lý, dư nợ tín dụng tăng trưởng quá mức, chính sách tài khóa chưa tốt, đầu tư dàn trải.
Hồi tháng 6/2012, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ, ông Sanjay Kalra cũng đã có bài phát biểu bày tỏ những ý kiến của IMF với chính sách phát triển kinh tế Việt Nam hiện tại.
Ban giám đốc điều hành IMF nhận xét rằng, các chính sách kinh tế vĩ mô cần duy trì quan điểm thận trọng để củng cố những thành quả ổn định kinh tế vĩ mô đã đạt được gần đây. Cần ưu tiên kiềm chế lạm phát và tăng thêm nữa dự trữ ngoại hối, ngay cả điều này có nghĩa là phải chấp nhận tăng trưởng có thể chậm hơn một chút trong ngắn hạn. Chính sách tài khóa cũng cần tiếp tục hỗ trợ sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, IMF cũng cho rằng, cả trong ngắn và trung hạn, các khu vực then chốt của nền kinh tế sẽ cần phải được cải cách nhằm cải thiện sự phân bổ nguồn lực và nâng cao tăng trưởng dựa trên năng suất.
IMF nhấn mạnh trong khu vực tài chính, ngoài việc sáp nhập các ngân hàng nhỏ yếu kém, các ngân hàng cần nhận biết các khoản nợ xấu, tăng cường quy mô và chất lượng vốn của mình và cải thiện công tác quản trị. Các ngân hàng mất khả năng thanh toán nên ra khỏi hệ thống. Hơn thế nữa, các kẽ hở trong khuôn khổ giám sát và xử lý các ngân hàng cũng như các vấn đề về quản trị ngân hàng cần phải được giải quyết.
Trong khi đó, tái cấu trúc sâu rộng các doanh nghiệp nhà nước để nâng cao năng lực hoạt động trên cơ sở bền vững là cần thiết để giảm các rủi ro tài khóa dự phòng, tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế khác, nâng cao năng suất của nền kinh tế.
Cụ thể, ông Sanjay Kalra cho rằng, Việt Nam không nên chấp nhận một mục tiêu tăng trưởng thấp mà thay vào đó cần đưa ra mục tiêu tăng trưởng cao hơn về trung hạn gắn với cải cách cơ cấu, vì Việt Nam có lực lượng lao động trẻ dồi dào, nhiều tiềm năng, ổn định về chính trị và vị trí quan trọng trong khu vực.
Tuy nhiên, ông Sanjay Kalra cũng lưu ý rằng, trong thời gian qua, Việt Nam có “quá nhiều mục tiêu phát triển cho nền kinh tế như mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu về lạm phát, mục tiêu tăng trưởng tín dụng”. Ông đặt câu hỏi về tính nhất quán của các mục tiêu đó và lưu ý rằng Việt Nam phải xác định mục tiêu nào là số một, mục tiêu nào nên giữ lại và mục tiêu nào không nên giữ, theo tường thuật của Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trong buổi làm việc này, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã thông báo với đại diện IMF về những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam hiện tại và cho rằng mục tiêu của Việt Nam là “ổn định kinh tế vĩ mô là nguyên tắc ưu tiên số một” và “phải cân đối hài hòa giữa ổn định vĩ mô với tăng trưởng”.
Cũng theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, việc chạy theo tăng trưởng kinh tế ở mức cao đã dẫn tới việc kinh tế vĩ mô của Việt Nam mất ổn định, thể hiện như chính sách tiền tệ bất hợp lý, dư nợ tín dụng tăng trưởng quá mức, chính sách tài khóa chưa tốt, đầu tư dàn trải.
Hồi tháng 6/2012, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ, ông Sanjay Kalra cũng đã có bài phát biểu bày tỏ những ý kiến của IMF với chính sách phát triển kinh tế Việt Nam hiện tại.
Ban giám đốc điều hành IMF nhận xét rằng, các chính sách kinh tế vĩ mô cần duy trì quan điểm thận trọng để củng cố những thành quả ổn định kinh tế vĩ mô đã đạt được gần đây. Cần ưu tiên kiềm chế lạm phát và tăng thêm nữa dự trữ ngoại hối, ngay cả điều này có nghĩa là phải chấp nhận tăng trưởng có thể chậm hơn một chút trong ngắn hạn. Chính sách tài khóa cũng cần tiếp tục hỗ trợ sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, IMF cũng cho rằng, cả trong ngắn và trung hạn, các khu vực then chốt của nền kinh tế sẽ cần phải được cải cách nhằm cải thiện sự phân bổ nguồn lực và nâng cao tăng trưởng dựa trên năng suất.
IMF nhấn mạnh trong khu vực tài chính, ngoài việc sáp nhập các ngân hàng nhỏ yếu kém, các ngân hàng cần nhận biết các khoản nợ xấu, tăng cường quy mô và chất lượng vốn của mình và cải thiện công tác quản trị. Các ngân hàng mất khả năng thanh toán nên ra khỏi hệ thống. Hơn thế nữa, các kẽ hở trong khuôn khổ giám sát và xử lý các ngân hàng cũng như các vấn đề về quản trị ngân hàng cần phải được giải quyết.
Trong khi đó, tái cấu trúc sâu rộng các doanh nghiệp nhà nước để nâng cao năng lực hoạt động trên cơ sở bền vững là cần thiết để giảm các rủi ro tài khóa dự phòng, tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế khác, nâng cao năng suất của nền kinh tế.