“Việt Nam, nhìn xa hơn thủy sản và tàu biển”
Nhu cầu đối với những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam lại không tăng với tốc độ tăng của thu nhập
Tạp chí Kinh tế Viễn Đông (Far Eastern Economic Review) số tháng 9/2007 có đăng bài viết của các tác giả Jago Penrose, Jonathan Pincus và Scott Cheshier nhận định về triển vọng kinh tế Việt Nam, với nhiều quan điểm đáng chú ý. VnEconomy xin được giới thiệu tới độc giả bản lược dịch bài viết này.
Nguyen Huu Thanh tốt nghiệp đại học năm 1986 và vào làm việc tại một công ty chế biến thủy sản Nhà nước. Sau 11 năm vượt qua vô số những trở ngại về thủ tục hành chính, ông vay được một khoản tiền và mở một công ty thủy sản tư nhân có tên Viet Foods để xuất khẩu hàng sang thị trường Nhật Bản.
Trong năm hoạt động đầu tiên, năm 2000, Viet Foods đạt kim ngạch xuất khẩu 5 triệu USD. Tới năm 2006, Viet Foods đã cung cấp gần 40% lượng tôm dùng cho món sushi tại Nhật Bản, thu về kim ngạch 63 triệu USD, tạo việc làm cho 3.300 công nhân.
Cách Hải Phòng 1.000 km, nhà máy đóng tàu Nam Triệu, một thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đang hoàn tất nốt những chi tiết cuối cùng của một con tàu nữa, có tải trọng 53.000 tấn theo hợp đồng với Công ty Graig Shipping của Vương quốc Anh. Vinashin đạt doanh thu 718 triệu USD trong năm 2006 và cho biết, hiện đang có số đơn đặt hàng trị giá khoảng 10 tỷ USD.
Thủy sản và tàu biển là trọng tâm trong chiến lược kinh tế biển của Việt Nam. Đây là một ý tưởng được đưa ra trong “Chiến lược biển đến năm 2020” của Chính phủ Việt Nam. Khai thác dầu khí ngoài khơi và phát triển du lịch trên các bãi biển là những biện pháp bổ sung mà Việt Nam hy vọng sẽ khai thác tối đa tuyến bờ biển dài 3.200 km và các nguồn tài nguyên biển của mình.
Chính phủ nước này hy vọng tới năm 2020, thủy sản, tàu biển, vận tải biển, dầu khí, du lịch và các dịch vụ có liên quan sẽ chiếm hơn một nửa GDP so với mức 15% vào năm 2005.
Nhu cầu của thế giới đối với thủy sản nuôi trồng và những con tàu có tải trọng lớn đang trên đà tăng. Các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch dự báo, đến năm 2010, sẽ có 50 triệu người Trung Quốc và tới năm 2020, con số này sẽ là 100 triệu người. Nhiều người trong số này sẽ tới các khu nghỉ mát ven biển và các sân golf mới của Việt Nam cùng với du khách Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Ngoài ra, kinh tế biển cũng mang ý nghĩa biểu tượng. Việt Nam từng tiến hành một cuộc cách mạng trên những cánh đồng lúa của đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Giờ đây, nước này đang hướng ra phía biển, tiếp tục thúc đẩy một quá trình được bắt đầu với việc cải cách doanh nghiệp vào năm 1989, tiếp đó là quyền tiếp cận thị trường châu Âu vào năm 1995 và cột mốc BTA với Hoa Kỳ vào năm 2001. Việc gia nhập WTO vào năm 2007 là đỉnh cao của quá trình đổi mới ở Việt Nam.
Nhờ quá trình này, từ chỗ là một nước thiếu lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới từ năm 1996 và một nước xuất khẩu hàng đầu các mặt hàng cà phê, thủy sản, hạt tiêu, hạt điều, cao su cũng như hàng may mặc và giày dép.
Mô hình “bình thông nhau”
Những thành tựu kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới thật ấn tượng. Tăng trưởng GDP hàng năm bình quân ở mức 7% trong vòng 20 năm, trong khi tăng trưởng xuất khẩu hàng năm đạt trên 20%. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 40 tỷ USD trong năm 2006, tương đương 65% GDP, cao hơn gấp đôi so với con số của thập kỷ trước.
Xuất khẩu đã trở thành đầu tàu cho sự tăng trưởng của Việt Nam theo mô hình kinh điển “bình thông nhau,” khi mà nhu cầu của thị trường bên ngoài đã thúc đẩy việc đưa lực lượng lao động và đất đai nhàn rỗi vào sản xuất. Các nhà sản xuất gạo, cà phê, thủy sản, giày dép và đồ gỗ đã tạo ra việc làm cho hàng triệu người. Trong số đó, có nhiều người không có nhiều kỹ năng lao động, hoặc là phụ nữ đến từ những vùng nông thôn đông dân của Việt Nam.
Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát vẫn cho rằng, nền kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nhân công giá rẻ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên để thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng. Trong khi đó, nhân công rẻ không phải là một chiến lược phát triển có thể tồn tại trong dài hạn. Trên thực tế, lao động chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí sản xuất. Tính bình quân, lao động động trực tiếp trong lĩnh vực hàng chế tạo xuất khẩu của các nước phát triển chỉ chiếm từ 3% đến 4% giá sản phẩm tại cảng và chưa đầy 1% giá bán lẻ của sản phẩm.
Đối với các nhà đầu tư, những chi phí khác, như điện, giao thông, viễn thông, an ninh, chi phí quản lý và tham nhũng cũng có vai trò quan trọng ngang bằng, nếu không nói là lớn hơn. Và một vài trong số những chi phí này ở Việt Nam cao hơn so với ở các nước khác. Theo công ty tư vấn quản lý A. T. Kearney, giá điện công nghiệp của Việt Nam ngang với ở Trung Quốc và Thái Lan và cao hơn so với ở Malaysia và Indonesia. Ngoài ra, chi phí vận tải biển, viễn thông và thuê văn phòng cao cấp ở Việt Nam là cao nhất trong nhóm nước này.
Một vấn đề khác đối với những hàng hóa “bình thông nhau” như gạo, thủy sản, hồ tiêu, may mặc và giày dép - những mặt hàng Việt Nam đang có sức cạnh tranh lớn - là nhu cầu đối với những hàng hóa này không tăng với tốc độ tăng của thu nhập. Nói cách khác, khi người ta trở nên giàu có hơn, họ không có xu hướng mua thêm gạo hay cà phê bằng thu nhập có thêm của mình.
Trong khi đó, một trong những bí mật trong sự thành công của phát triển kinh tế Đông Á là việc đặt trọng tâm có chủ ý vào những mặt hàng có nhu cầu tăng tương đương với tốc độ tăng thu nhập như hàng điện tử cao cấp và ôtô, những mặt hàng đang chiếm phần mỗi lúc một tăng trong tổng chi tiêu ở nhiều khu vực trên thế giới như Bắc Mỹ và châu Âu.
Tuy vậy, ổn định chính trị, vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, thị trường nội địa tăng trưởng nhanh và vị trí thành viên WTO sẽ tiếp tục giúp Việt Nam là một địa điểm đầu tư hấp dẫn trong thời gian tới. Lượng vốn FDI ròng đổ vào Việt Nam trong năm 2006 là 2,3 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2005 và được dự báo là sẽ tiếp tục tăng trong năm nay.
Khi Việt Nam trở nên giàu hơn, Việt Nam sẽ phải giảm bớt tỷ trọng những mặt hàng thô và có hàm lượng nhập khẩu cao, đồng thời đẩy mạnh những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao với tiềm năng tăng trưởng lớn hơn. Phần lớn các doanh nghiệp hiện tại của Việt Nam còn nhỏ bé, mặc dù đã có một số doanh nghiệp nước ngoài lớn hoạt động trong lĩnh vực may mặc và da giày. Công nghệ đơn giản, lợi nhuận thấp và sản xuất vẫn phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu.
Những nước công nghiệp hóa thành công cuối cùng cũng phải vượt ra khỏi mô hình tăng trưởng “bình thông nhau”, khi các doanh nghiệp trong nước phát triển với quy mô và khả năng công nghệ đủ lớn để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về giá cả và chất lượng.
Ba ưu tiên mới?
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã bắt đầu thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao. Những công ty như Intel, Foxconn, Compal và Nidec đã tới Việt Nam. Công viên công nghệ cao Tp.HCM đã nổi lên như một trung tâm công nghệ, nơi gặp gỡ của các nhà đầu tư nước ngoài với các công ty trong nước và các cơ sở nghiên cứu và đào tạo.
Mục tiêu của Việt Nam là đi theo chiến lược của Đài Loan và Trung Quốc trong việc vượt ra khỏi hoạt động lắp ráp đơn thuần để tạo ra mối liên kết giữa các nhà đầu tư công nghệ cao nước ngoài với các nhà cung cấp trong nước.
Việc thực hiện chiến lược này sẽ đòi hỏi những thay đổi chính sách có tính chất quyết định đối với một loạt vấn đề từ quản lý kinh tế vĩ mô tới cải cách hệ thống luật pháp. Bởi vậy, có ba lĩnh vực mà các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam nên dành ưu tiên.
Ưu tiên thứ nhất là giáo dục trình độ cao. Các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài ở Việt Nam vẫn thường coi việc thiếu lao động trình độ cao là trở ngại lớn nhất đối với tăng trưởng và nâng cấp công nghệ. Việt Nam không thiếu nhân tài. Điều này được thể hiện bằng một loạt huy chương vàng của các thí sinh Việt Nam trong kỳ Olympic Toán quốc tế gần đây. Một đại diện của Công ty Toyota từng cho rằng, thời gian đào tạo công nhân Việt Nam là ngắn thứ hai trên thế giới.
Tuy nhiên, các trường đại học của Việt Nam lại chưa thành công trong việc đào tạo sinh viên trở thành những người lao động có kỹ năng ứng dụng tốt hoặc thực hiện được những nghiên cứu có tính kinh tế. Các trường đại học của Việt Nam có số lượng ấn phẩm thấp nhất trong số các tạp chí khoa học và công nghệ trong khu vực. Vào năm 2002, Việt Nam chỉ có 2 đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế. Không giống như ở Trung Quốc, các viện nghiên cứu khoa học ở Việt Nam có mối liên hệ rất hạn chế với doanh nghiệp.
Hạn chế trong giáo dục trình độ cao và nghiên cứu không chỉ đơn thuần là vấn đề tiền bạc. Mặc dù Trung Quốc chi một phần nhỏ hơn trong thu nhập quốc gia cho giáo dục so với Việt Nam, một số trường đại học vào hàng tốt nhất ở nước này đang tiến tới đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Các trường đại học ở Việt Nam vẫn đưa ra những chương trình học lỗi thời thông qua một hệ thống chưa mấy thay đổi kể từ thập niên 1980. Sẽ không có sự tiến bộ nào nếu các trường đại học và các viện nghiên cứu không được tự chủ trong việc cạnh tranh về chất lượng, danh tiếng để tồn tại.
Ưu tiên thứ hai là cơ sở hạ tầng. Việt Nam đã phải trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh nên cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Đường xá, cảng biển, sân bay, các nhà máy điện, hệ thống thủy lợi và cung cấp nước đều cần phải được cải thiện và xây dựng lại. Sự chậm trễn kinh niên và vượt chi phí trong các dự án công đã gây cản trở quá trình phát triển kinh tế.
Sau 20 năm đổi mới, Việt Nam vẫn chưa có cảng nước sâu có khả năng tiếp nhận các tàu container cỡ lớn, khiến chi phí vận tải tới Mỹ tăng thêm 28%. Tình trạng mất điện và tắc nghẽn giao thống là phổ biến ở các thành phố lớn. Việc xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam bắt đầu vào năm 1995 với dự toán chi phí là 1,3 tỷ USD, hiện được kỳ vọng sẽ hoàn thành vào năm 2009 với chi phí 2,5 tỷ USD.
Năm 2000, Chính phủ Việt Nam thông qua kế hoạch xây dựng 17 phòng thí nghiệm nghiên cứu cấp quốc gia mới đến năm 2005. Nhưng đến giữa năm 2007, mới chỉ có hai phòng thí nghiệm trong số này đi vào hoạt động. Trong khi đó, Chính phủ lại thông qua kế hoạch xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc trị giá 33 tỷ USD, khiến người ta đặt ra nhiều câu hỏi về những ưu tiên trong lĩnh vực dự án công.
Ưu tiên thứ ba là thị trường vốn. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam phải vật lộn để tìm kiếm các nguồn tài chính dài hạn, các nhà đầu tư trong nước lại đổ xô tới thị trường bất động sản và chứng khoán. Sau tháng 8/2006, chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam đã gần tăng gấp 3 lần trước khi giảm 20% trong những tháng gần đây. Tuy vậy, giá cổ phiếu đôi khi đã bị tách rời khỏi hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trong khi nhiều người cho rằng thị trường có thể bị điều khiển bởi các thỏa thuận tay trong và và dẫn dắt thông tin.
Một nghiên cứu của UNDP cho thấy, nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang đầu tư lớn vào bất động sản và thị trường chứng khoán với hy vọng thu lời nhanh. Sự hình thành bong bóng tài sản cùng với các hạn chế tín dụng đối với doanh nghiệp là một dấu hiệu rõ ràng về việc thị trường vốn đang không thực hiện đúng chức năng ban đầu của nó là huy động nguồn vốn tiết kiệm trong nước và dẫn vốn cho các hoạt động đầu tư mới.
Trong khi các ngân hàng trả lãi suất thực tế ở mức âm cho người gửi tiền trong nước, các công ty như Vinashin lại mỗi ngày thêm phụ thuộc vào các nguồn vốn vay nước ngoài để đầu tư cho các dự án mở rộng. Những khoản nợ bằng đồng đôla không được phòng hộ không chỉ là một mối hiểm nguy đối với các công ty đi vay mà còn cản trở sự giảm giá của đồng tiền nội địa, gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu.
* Các đồng tác giả của bài viết này là ông Penrose - một nhà tư vấn độc lập hoạt động tại Hà Nội, ông Pincus -chuyên gia kinh tế trưởng của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam, ông Cheshier - đang theo học tiến sĩ tại Trường Kinh doanh và Quản lý, Đại học Queen Mary tại London.
Nguyen Huu Thanh tốt nghiệp đại học năm 1986 và vào làm việc tại một công ty chế biến thủy sản Nhà nước. Sau 11 năm vượt qua vô số những trở ngại về thủ tục hành chính, ông vay được một khoản tiền và mở một công ty thủy sản tư nhân có tên Viet Foods để xuất khẩu hàng sang thị trường Nhật Bản.
Trong năm hoạt động đầu tiên, năm 2000, Viet Foods đạt kim ngạch xuất khẩu 5 triệu USD. Tới năm 2006, Viet Foods đã cung cấp gần 40% lượng tôm dùng cho món sushi tại Nhật Bản, thu về kim ngạch 63 triệu USD, tạo việc làm cho 3.300 công nhân.
Cách Hải Phòng 1.000 km, nhà máy đóng tàu Nam Triệu, một thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đang hoàn tất nốt những chi tiết cuối cùng của một con tàu nữa, có tải trọng 53.000 tấn theo hợp đồng với Công ty Graig Shipping của Vương quốc Anh. Vinashin đạt doanh thu 718 triệu USD trong năm 2006 và cho biết, hiện đang có số đơn đặt hàng trị giá khoảng 10 tỷ USD.
Thủy sản và tàu biển là trọng tâm trong chiến lược kinh tế biển của Việt Nam. Đây là một ý tưởng được đưa ra trong “Chiến lược biển đến năm 2020” của Chính phủ Việt Nam. Khai thác dầu khí ngoài khơi và phát triển du lịch trên các bãi biển là những biện pháp bổ sung mà Việt Nam hy vọng sẽ khai thác tối đa tuyến bờ biển dài 3.200 km và các nguồn tài nguyên biển của mình.
Chính phủ nước này hy vọng tới năm 2020, thủy sản, tàu biển, vận tải biển, dầu khí, du lịch và các dịch vụ có liên quan sẽ chiếm hơn một nửa GDP so với mức 15% vào năm 2005.
Nhu cầu của thế giới đối với thủy sản nuôi trồng và những con tàu có tải trọng lớn đang trên đà tăng. Các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch dự báo, đến năm 2010, sẽ có 50 triệu người Trung Quốc và tới năm 2020, con số này sẽ là 100 triệu người. Nhiều người trong số này sẽ tới các khu nghỉ mát ven biển và các sân golf mới của Việt Nam cùng với du khách Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Ngoài ra, kinh tế biển cũng mang ý nghĩa biểu tượng. Việt Nam từng tiến hành một cuộc cách mạng trên những cánh đồng lúa của đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Giờ đây, nước này đang hướng ra phía biển, tiếp tục thúc đẩy một quá trình được bắt đầu với việc cải cách doanh nghiệp vào năm 1989, tiếp đó là quyền tiếp cận thị trường châu Âu vào năm 1995 và cột mốc BTA với Hoa Kỳ vào năm 2001. Việc gia nhập WTO vào năm 2007 là đỉnh cao của quá trình đổi mới ở Việt Nam.
Nhờ quá trình này, từ chỗ là một nước thiếu lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới từ năm 1996 và một nước xuất khẩu hàng đầu các mặt hàng cà phê, thủy sản, hạt tiêu, hạt điều, cao su cũng như hàng may mặc và giày dép.
Mô hình “bình thông nhau”
Những thành tựu kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới thật ấn tượng. Tăng trưởng GDP hàng năm bình quân ở mức 7% trong vòng 20 năm, trong khi tăng trưởng xuất khẩu hàng năm đạt trên 20%. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 40 tỷ USD trong năm 2006, tương đương 65% GDP, cao hơn gấp đôi so với con số của thập kỷ trước.
Xuất khẩu đã trở thành đầu tàu cho sự tăng trưởng của Việt Nam theo mô hình kinh điển “bình thông nhau,” khi mà nhu cầu của thị trường bên ngoài đã thúc đẩy việc đưa lực lượng lao động và đất đai nhàn rỗi vào sản xuất. Các nhà sản xuất gạo, cà phê, thủy sản, giày dép và đồ gỗ đã tạo ra việc làm cho hàng triệu người. Trong số đó, có nhiều người không có nhiều kỹ năng lao động, hoặc là phụ nữ đến từ những vùng nông thôn đông dân của Việt Nam.
Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát vẫn cho rằng, nền kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nhân công giá rẻ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên để thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng. Trong khi đó, nhân công rẻ không phải là một chiến lược phát triển có thể tồn tại trong dài hạn. Trên thực tế, lao động chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí sản xuất. Tính bình quân, lao động động trực tiếp trong lĩnh vực hàng chế tạo xuất khẩu của các nước phát triển chỉ chiếm từ 3% đến 4% giá sản phẩm tại cảng và chưa đầy 1% giá bán lẻ của sản phẩm.
Đối với các nhà đầu tư, những chi phí khác, như điện, giao thông, viễn thông, an ninh, chi phí quản lý và tham nhũng cũng có vai trò quan trọng ngang bằng, nếu không nói là lớn hơn. Và một vài trong số những chi phí này ở Việt Nam cao hơn so với ở các nước khác. Theo công ty tư vấn quản lý A. T. Kearney, giá điện công nghiệp của Việt Nam ngang với ở Trung Quốc và Thái Lan và cao hơn so với ở Malaysia và Indonesia. Ngoài ra, chi phí vận tải biển, viễn thông và thuê văn phòng cao cấp ở Việt Nam là cao nhất trong nhóm nước này.
Một vấn đề khác đối với những hàng hóa “bình thông nhau” như gạo, thủy sản, hồ tiêu, may mặc và giày dép - những mặt hàng Việt Nam đang có sức cạnh tranh lớn - là nhu cầu đối với những hàng hóa này không tăng với tốc độ tăng của thu nhập. Nói cách khác, khi người ta trở nên giàu có hơn, họ không có xu hướng mua thêm gạo hay cà phê bằng thu nhập có thêm của mình.
Trong khi đó, một trong những bí mật trong sự thành công của phát triển kinh tế Đông Á là việc đặt trọng tâm có chủ ý vào những mặt hàng có nhu cầu tăng tương đương với tốc độ tăng thu nhập như hàng điện tử cao cấp và ôtô, những mặt hàng đang chiếm phần mỗi lúc một tăng trong tổng chi tiêu ở nhiều khu vực trên thế giới như Bắc Mỹ và châu Âu.
Tuy vậy, ổn định chính trị, vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, thị trường nội địa tăng trưởng nhanh và vị trí thành viên WTO sẽ tiếp tục giúp Việt Nam là một địa điểm đầu tư hấp dẫn trong thời gian tới. Lượng vốn FDI ròng đổ vào Việt Nam trong năm 2006 là 2,3 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2005 và được dự báo là sẽ tiếp tục tăng trong năm nay.
Khi Việt Nam trở nên giàu hơn, Việt Nam sẽ phải giảm bớt tỷ trọng những mặt hàng thô và có hàm lượng nhập khẩu cao, đồng thời đẩy mạnh những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao với tiềm năng tăng trưởng lớn hơn. Phần lớn các doanh nghiệp hiện tại của Việt Nam còn nhỏ bé, mặc dù đã có một số doanh nghiệp nước ngoài lớn hoạt động trong lĩnh vực may mặc và da giày. Công nghệ đơn giản, lợi nhuận thấp và sản xuất vẫn phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu.
Những nước công nghiệp hóa thành công cuối cùng cũng phải vượt ra khỏi mô hình tăng trưởng “bình thông nhau”, khi các doanh nghiệp trong nước phát triển với quy mô và khả năng công nghệ đủ lớn để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về giá cả và chất lượng.
Ba ưu tiên mới?
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã bắt đầu thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao. Những công ty như Intel, Foxconn, Compal và Nidec đã tới Việt Nam. Công viên công nghệ cao Tp.HCM đã nổi lên như một trung tâm công nghệ, nơi gặp gỡ của các nhà đầu tư nước ngoài với các công ty trong nước và các cơ sở nghiên cứu và đào tạo.
Mục tiêu của Việt Nam là đi theo chiến lược của Đài Loan và Trung Quốc trong việc vượt ra khỏi hoạt động lắp ráp đơn thuần để tạo ra mối liên kết giữa các nhà đầu tư công nghệ cao nước ngoài với các nhà cung cấp trong nước.
Việc thực hiện chiến lược này sẽ đòi hỏi những thay đổi chính sách có tính chất quyết định đối với một loạt vấn đề từ quản lý kinh tế vĩ mô tới cải cách hệ thống luật pháp. Bởi vậy, có ba lĩnh vực mà các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam nên dành ưu tiên.
Ưu tiên thứ nhất là giáo dục trình độ cao. Các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài ở Việt Nam vẫn thường coi việc thiếu lao động trình độ cao là trở ngại lớn nhất đối với tăng trưởng và nâng cấp công nghệ. Việt Nam không thiếu nhân tài. Điều này được thể hiện bằng một loạt huy chương vàng của các thí sinh Việt Nam trong kỳ Olympic Toán quốc tế gần đây. Một đại diện của Công ty Toyota từng cho rằng, thời gian đào tạo công nhân Việt Nam là ngắn thứ hai trên thế giới.
Tuy nhiên, các trường đại học của Việt Nam lại chưa thành công trong việc đào tạo sinh viên trở thành những người lao động có kỹ năng ứng dụng tốt hoặc thực hiện được những nghiên cứu có tính kinh tế. Các trường đại học của Việt Nam có số lượng ấn phẩm thấp nhất trong số các tạp chí khoa học và công nghệ trong khu vực. Vào năm 2002, Việt Nam chỉ có 2 đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế. Không giống như ở Trung Quốc, các viện nghiên cứu khoa học ở Việt Nam có mối liên hệ rất hạn chế với doanh nghiệp.
Hạn chế trong giáo dục trình độ cao và nghiên cứu không chỉ đơn thuần là vấn đề tiền bạc. Mặc dù Trung Quốc chi một phần nhỏ hơn trong thu nhập quốc gia cho giáo dục so với Việt Nam, một số trường đại học vào hàng tốt nhất ở nước này đang tiến tới đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Các trường đại học ở Việt Nam vẫn đưa ra những chương trình học lỗi thời thông qua một hệ thống chưa mấy thay đổi kể từ thập niên 1980. Sẽ không có sự tiến bộ nào nếu các trường đại học và các viện nghiên cứu không được tự chủ trong việc cạnh tranh về chất lượng, danh tiếng để tồn tại.
Ưu tiên thứ hai là cơ sở hạ tầng. Việt Nam đã phải trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh nên cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Đường xá, cảng biển, sân bay, các nhà máy điện, hệ thống thủy lợi và cung cấp nước đều cần phải được cải thiện và xây dựng lại. Sự chậm trễn kinh niên và vượt chi phí trong các dự án công đã gây cản trở quá trình phát triển kinh tế.
Sau 20 năm đổi mới, Việt Nam vẫn chưa có cảng nước sâu có khả năng tiếp nhận các tàu container cỡ lớn, khiến chi phí vận tải tới Mỹ tăng thêm 28%. Tình trạng mất điện và tắc nghẽn giao thống là phổ biến ở các thành phố lớn. Việc xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam bắt đầu vào năm 1995 với dự toán chi phí là 1,3 tỷ USD, hiện được kỳ vọng sẽ hoàn thành vào năm 2009 với chi phí 2,5 tỷ USD.
Năm 2000, Chính phủ Việt Nam thông qua kế hoạch xây dựng 17 phòng thí nghiệm nghiên cứu cấp quốc gia mới đến năm 2005. Nhưng đến giữa năm 2007, mới chỉ có hai phòng thí nghiệm trong số này đi vào hoạt động. Trong khi đó, Chính phủ lại thông qua kế hoạch xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc trị giá 33 tỷ USD, khiến người ta đặt ra nhiều câu hỏi về những ưu tiên trong lĩnh vực dự án công.
Ưu tiên thứ ba là thị trường vốn. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam phải vật lộn để tìm kiếm các nguồn tài chính dài hạn, các nhà đầu tư trong nước lại đổ xô tới thị trường bất động sản và chứng khoán. Sau tháng 8/2006, chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam đã gần tăng gấp 3 lần trước khi giảm 20% trong những tháng gần đây. Tuy vậy, giá cổ phiếu đôi khi đã bị tách rời khỏi hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trong khi nhiều người cho rằng thị trường có thể bị điều khiển bởi các thỏa thuận tay trong và và dẫn dắt thông tin.
Một nghiên cứu của UNDP cho thấy, nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang đầu tư lớn vào bất động sản và thị trường chứng khoán với hy vọng thu lời nhanh. Sự hình thành bong bóng tài sản cùng với các hạn chế tín dụng đối với doanh nghiệp là một dấu hiệu rõ ràng về việc thị trường vốn đang không thực hiện đúng chức năng ban đầu của nó là huy động nguồn vốn tiết kiệm trong nước và dẫn vốn cho các hoạt động đầu tư mới.
Trong khi các ngân hàng trả lãi suất thực tế ở mức âm cho người gửi tiền trong nước, các công ty như Vinashin lại mỗi ngày thêm phụ thuộc vào các nguồn vốn vay nước ngoài để đầu tư cho các dự án mở rộng. Những khoản nợ bằng đồng đôla không được phòng hộ không chỉ là một mối hiểm nguy đối với các công ty đi vay mà còn cản trở sự giảm giá của đồng tiền nội địa, gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu.
* Các đồng tác giả của bài viết này là ông Penrose - một nhà tư vấn độc lập hoạt động tại Hà Nội, ông Pincus -chuyên gia kinh tế trưởng của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam, ông Cheshier - đang theo học tiến sĩ tại Trường Kinh doanh và Quản lý, Đại học Queen Mary tại London.