“Việt Nam sẽ tạo mọi thuận lợi cho các nhà đầu tư”
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời các câu hỏi của các doanh nghiệp hàng đầu ASEAN
Đánh giá cao việc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn 100 nhà doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á lần thứ 4 tại Hà Nội, ngay sau bài phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian trả lời các câu hỏi của các doanh nghiệp hàng đầu ASEAN và các chính khách quan tâm đến tương lai phát triển của ASEAN.
Ấn Độ, Trung Quốc đang thu hút đầu tư nước ngoài rất nhiều. Việt Nam xác định vị thế như thế nào trong bối cảnh như vậy để cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài?
Trung Quốc, Ấn Độ là hai nước lớn, còn Việt Nam là nước nhỏ. Dân số Trung Quốc là 1,3 tỉ, Ấn Độ là 1,1 tỉ, Việt Nam chỉ có 85 triệu dân. Năm 2006 tổng GDP của Trung Quốc là 2.700 tỉ USD, của Ấn Độ là gần 900 tỉ, còn Việt Nam mới đạt 61 tỉ USD. Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam mới đạt 724 USD trong khi Trung Quốc đã là hơn 2.300 USD.
Trung Quốc là bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2006, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 10,4 tỉ USD, riêng 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều đạt trên 8 tỉ USD, có khả năng cả năm đạt trên 12 tỉ USD. Trung Quốc là nhà đầu tư trực tiếp lớn của Việt Nam.
Ấn Độ cũng là bạn hàng và nhà đầu tư lớn của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ năm 2007 có khả năng đạt 2 tỉ USD. Ấn Độ cũng là 1 trong 10 nhà đầu tư trực tiếp lớn tại Việt Nam.
Nói điều đó, tôi muốn khẳng định rằng sự phát triển của Trung Quốc và Ấn Độ là điều kiện khách quan và thuận lợi cho Việt Nam phát triển. Và ngược lại, Việt Nam ổn định và phát triển cũng là điều kiện thuận lợi để Trung Quốc và Ấn Độ phát triển.
Việt Nam kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tích cực đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam tiếp tục mở rộng thương mại với các nước trên thế giới, vì mục tiêu của Việt Nam là tiếp tục phát triển thịnh vượng và mong muốn hợp tác cùng phát triển.
Hiện nay Việt Nam đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Thưa Thủ tướng, ngài đã làm gì để có thể tăng cường sức cạnh tranh của Việt Nam và cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư?
Ý kiến bạn vừa nêu chính là mục tiêu phấn đấu của chúng tôi; đó là nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam. Đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi, xoá bỏ những khó khăn, rào cản để các nhà đầu tư đến hoạt động đầu tư và thương mại thuận lợi tại Việt Nam.
Để thực hiện mục tiêu này, chúng tôi thực hiện những chính sách và giải pháp trụ cột sau:
Thứ nhất, chúng tôi tiếp tục thực hiện đầy đủ và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.
Thứ hai, chủ động, tích cực đẩy nhanh tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Thứ ba, đi liền với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam thực hiện đồng thời mục tiêu tiến bộ, công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo, thực hiện dân chủ... Trong đó, chúng tôi coi sự phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng nền văn hoá, phát triển khoa học công nghệ là những lĩnh vực then chốt.
Thứ tư, chúng tôi tập trung xây dựng Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, đủ sức đưa nền kinh tế phát triển nhanh và ngăn chặn được tệ nạn quan liêu tham nhũng. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến cải cách thủ tục hành chính bao gồm cải cách thể chế, tổ chức bộ máy, thủ tục hành chính... để tạo ra môi trường kinh tế, đầu tư, thương mại minh bạch, ổn định.
Thứ năm, Nhà nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam luôn thân thiện với bạn bè, mong muốn là bạn với tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới, vì hoà bình, hợp tác và phát triển thịnh vượng, bình đẳng và cùng có lợi. Việt Nam luôn coi các nhà đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp của chính mình.
Đó là những giải pháp nhất quán của Việt Nam nhằm nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư thành công tại Việt Nam.
Thưa ngài, ASEAN đang kỷ niệm 40 năm thành lập. Vậy ngài nói thế nào về vai trò của Việt Nam trong ASEAN và ngài có thể đưa ra cách thức nào để xây dựng cộng đồng chung ASEAN một cách thành công?
Có thể nói rằng, cộng đồng ASEAN là cộng đồng hợp tác thành công nhất thế giới. ASEAN ngày càng có vai trò quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Bởi vì cộng đồng ASEAN bao gồm 10 nước với dân số gần 600 triệu dân. Năm 2006, tổng GDP của ASEAN là 1.100 tỉ USD, kim ngạch ngoại thương giữa ASEAN với các nước ngoài ASEAN đạt gần 1.700 tỉ USD.
Vì vậy, ASEAN ổn định phát triển chính là nhân tố đóng góp vào sự ổn định phát triển chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như thế giới.
Việt Nam là thành viên của ASEAN năm 1995, mở đầu cho giai đoạn ASEAN phát triển đầy đủ 10 thành viên. Từ khi trở thành thành viên của ASEAN, Việt Nam luôn là thành viên tích cực và xây dựng trong cộng đồng ASEAN.
Cộng đồng ASEAN là một cộng đồng thành công nhưng trước bối cảnh mới, cộng đồng ASEAN cần tiếp tục tự hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu của phát triển và phù hợp với bối cảnh mới của thế giới hiện nay.
Để xây dựng cộng đồng ASEAN ngày càng vững mạnh đoàn kết phồn vinh, theo tôi, có mấy việc lớn các nhà lãnh đạo ASEAN cần làm. Trước hết phải sớm thông qua Hiến chương chung của ASEAN. Coi đây là một khung pháp lý để các nước trong cộng đồng ASEAN cùng hợp tác phát triển cùng thống nhất trong đa dạng, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đồng thuận cùng phát triển.
Thứ hai, mục tiêu các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua là hoàn thành xây dựng cộng đồng ASEAN vào 2015 với 3 trụ cột chính: an ninh, kinh tế và văn hoá. Để hoàn thành một cộng đồng với 3 trụ cột này, vấn đề đặt ra là các nước ASEAN phải có chương trình hành động, có kế hoạch triển khai thực hiện một cách thiết thực trong từng lĩnh vực của 3 trụ cột.
Vấn đề thứ 3 rất quan trọng thuộc nội khối ASEAN. Đó là các nước ASEAN phải có những quyết sách đồng thời tranh thủ nguồn lực hỗ trợ bên ngoài để thu hẹp khoảng cách giữa các nước trong cộng đồng ASEAN.
Thứ tư, các nước ASEAN cùng với việc đoàn kết hợp tác nội khối phải tăng cường mở rộng hợp tác với bên ngoài. Cũng như ASEAN +1, + 3, Đông Á là những cơ chế hợp tác để huy động được các nguồn lực trong nội khối và ngoài khối để đưa nhanh cộng đồng ASEAN phát triển.
Thưa ngài, đối với khối kinh doanh, các nhà lãnh đạo phải tiên đoán được rủi ro trong kinh doanh. Theo đánh giá của ngài, ở Việt Nam những rủi ro nào là lớn nhất đối với giới kinh doanh. Ngài sẽ làm gì để ngăn ngừa rủi ro đó?
Câu hỏi đó cũng là chính là điều Chính phủ Việt Nam rất quan tâm. Bên cạnh những thuận lợi thì nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những khó khăn rất lớn.
Thứ nhất, nguồn nhân lực có trình độ cao để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. Điều này Việt Nam đã thấy và đang hết sức cố gắng tạo mọi điều kiện để phát triển nhanh nguồn nhân lực để đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của các nhà đầu tư.
Khó khăn thách thức cũng có thể gọi là rủi ro thứ hai đối với các doanh nghiệp là kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội Việt Nam chưa đáp ứng kịp với nhu cầu. Điều này Việt Nam đã thấy và đang cố gắng để đầu tư, tận dụng các nguồn lực và theo cơ chế thị trường để đầu tư nhanh, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nhằm thoả mãn sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, không gây trở ngại cho các nhà đầu tư.
Vướng mắc và có thể là rủi ro thứ ba là Việt Nam đang khẩn trương hoàn thiện nhanh thể chế luật pháp của nền kinh tế thị trường. Trong quá trình thay đổi thể chế luật pháp cũng có thể liên quan đến quyền lợi cụ thể nào đó của nhà đầu tư. Việt Nam đã thấy điều này, để đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư trong quá trình cải cách thể chế, chúng tôi luôn đặt một yêu cầu là không để thiệt hại cho các nhà đầu tư.
Và một điều khách quan ngoài tầm kiểm soát của Việt Nam, đó là Việt Nam hiện là nền kinh tế đã hội nhập kinh tế thế giới. Nền kinh tế thế giới hiện nay bên cạnh những thuận lợi cũng đang có nhiều diễn biến phức tạp như khủng hoảng chính trị, tài chính, năng lượng, môi trường... Có thể đó là những rủi ro đối với các nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp.
Vì vậy tôi cho rằng ở Việt Nam, chúng tôi tin tưởng một cách vững chắc rằng sẽ không có rủi ro về chính trị, Việt Nam sẽ ổn định và tiếp tục ổn định. Đó là điều các bạn có thể tin tưởng.
Ấn Độ, Trung Quốc đang thu hút đầu tư nước ngoài rất nhiều. Việt Nam xác định vị thế như thế nào trong bối cảnh như vậy để cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài?
Trung Quốc, Ấn Độ là hai nước lớn, còn Việt Nam là nước nhỏ. Dân số Trung Quốc là 1,3 tỉ, Ấn Độ là 1,1 tỉ, Việt Nam chỉ có 85 triệu dân. Năm 2006 tổng GDP của Trung Quốc là 2.700 tỉ USD, của Ấn Độ là gần 900 tỉ, còn Việt Nam mới đạt 61 tỉ USD. Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam mới đạt 724 USD trong khi Trung Quốc đã là hơn 2.300 USD.
Trung Quốc là bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2006, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 10,4 tỉ USD, riêng 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều đạt trên 8 tỉ USD, có khả năng cả năm đạt trên 12 tỉ USD. Trung Quốc là nhà đầu tư trực tiếp lớn của Việt Nam.
Ấn Độ cũng là bạn hàng và nhà đầu tư lớn của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ năm 2007 có khả năng đạt 2 tỉ USD. Ấn Độ cũng là 1 trong 10 nhà đầu tư trực tiếp lớn tại Việt Nam.
Nói điều đó, tôi muốn khẳng định rằng sự phát triển của Trung Quốc và Ấn Độ là điều kiện khách quan và thuận lợi cho Việt Nam phát triển. Và ngược lại, Việt Nam ổn định và phát triển cũng là điều kiện thuận lợi để Trung Quốc và Ấn Độ phát triển.
Việt Nam kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tích cực đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam tiếp tục mở rộng thương mại với các nước trên thế giới, vì mục tiêu của Việt Nam là tiếp tục phát triển thịnh vượng và mong muốn hợp tác cùng phát triển.
Hiện nay Việt Nam đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Thưa Thủ tướng, ngài đã làm gì để có thể tăng cường sức cạnh tranh của Việt Nam và cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư?
Ý kiến bạn vừa nêu chính là mục tiêu phấn đấu của chúng tôi; đó là nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam. Đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi, xoá bỏ những khó khăn, rào cản để các nhà đầu tư đến hoạt động đầu tư và thương mại thuận lợi tại Việt Nam.
Để thực hiện mục tiêu này, chúng tôi thực hiện những chính sách và giải pháp trụ cột sau:
Thứ nhất, chúng tôi tiếp tục thực hiện đầy đủ và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.
Thứ hai, chủ động, tích cực đẩy nhanh tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Thứ ba, đi liền với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam thực hiện đồng thời mục tiêu tiến bộ, công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo, thực hiện dân chủ... Trong đó, chúng tôi coi sự phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng nền văn hoá, phát triển khoa học công nghệ là những lĩnh vực then chốt.
Thứ tư, chúng tôi tập trung xây dựng Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, đủ sức đưa nền kinh tế phát triển nhanh và ngăn chặn được tệ nạn quan liêu tham nhũng. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến cải cách thủ tục hành chính bao gồm cải cách thể chế, tổ chức bộ máy, thủ tục hành chính... để tạo ra môi trường kinh tế, đầu tư, thương mại minh bạch, ổn định.
Thứ năm, Nhà nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam luôn thân thiện với bạn bè, mong muốn là bạn với tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới, vì hoà bình, hợp tác và phát triển thịnh vượng, bình đẳng và cùng có lợi. Việt Nam luôn coi các nhà đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp của chính mình.
Đó là những giải pháp nhất quán của Việt Nam nhằm nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư thành công tại Việt Nam.
Thưa ngài, ASEAN đang kỷ niệm 40 năm thành lập. Vậy ngài nói thế nào về vai trò của Việt Nam trong ASEAN và ngài có thể đưa ra cách thức nào để xây dựng cộng đồng chung ASEAN một cách thành công?
Có thể nói rằng, cộng đồng ASEAN là cộng đồng hợp tác thành công nhất thế giới. ASEAN ngày càng có vai trò quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Bởi vì cộng đồng ASEAN bao gồm 10 nước với dân số gần 600 triệu dân. Năm 2006, tổng GDP của ASEAN là 1.100 tỉ USD, kim ngạch ngoại thương giữa ASEAN với các nước ngoài ASEAN đạt gần 1.700 tỉ USD.
Vì vậy, ASEAN ổn định phát triển chính là nhân tố đóng góp vào sự ổn định phát triển chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như thế giới.
Việt Nam là thành viên của ASEAN năm 1995, mở đầu cho giai đoạn ASEAN phát triển đầy đủ 10 thành viên. Từ khi trở thành thành viên của ASEAN, Việt Nam luôn là thành viên tích cực và xây dựng trong cộng đồng ASEAN.
Cộng đồng ASEAN là một cộng đồng thành công nhưng trước bối cảnh mới, cộng đồng ASEAN cần tiếp tục tự hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu của phát triển và phù hợp với bối cảnh mới của thế giới hiện nay.
Để xây dựng cộng đồng ASEAN ngày càng vững mạnh đoàn kết phồn vinh, theo tôi, có mấy việc lớn các nhà lãnh đạo ASEAN cần làm. Trước hết phải sớm thông qua Hiến chương chung của ASEAN. Coi đây là một khung pháp lý để các nước trong cộng đồng ASEAN cùng hợp tác phát triển cùng thống nhất trong đa dạng, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đồng thuận cùng phát triển.
Thứ hai, mục tiêu các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua là hoàn thành xây dựng cộng đồng ASEAN vào 2015 với 3 trụ cột chính: an ninh, kinh tế và văn hoá. Để hoàn thành một cộng đồng với 3 trụ cột này, vấn đề đặt ra là các nước ASEAN phải có chương trình hành động, có kế hoạch triển khai thực hiện một cách thiết thực trong từng lĩnh vực của 3 trụ cột.
Vấn đề thứ 3 rất quan trọng thuộc nội khối ASEAN. Đó là các nước ASEAN phải có những quyết sách đồng thời tranh thủ nguồn lực hỗ trợ bên ngoài để thu hẹp khoảng cách giữa các nước trong cộng đồng ASEAN.
Thứ tư, các nước ASEAN cùng với việc đoàn kết hợp tác nội khối phải tăng cường mở rộng hợp tác với bên ngoài. Cũng như ASEAN +1, + 3, Đông Á là những cơ chế hợp tác để huy động được các nguồn lực trong nội khối và ngoài khối để đưa nhanh cộng đồng ASEAN phát triển.
Thưa ngài, đối với khối kinh doanh, các nhà lãnh đạo phải tiên đoán được rủi ro trong kinh doanh. Theo đánh giá của ngài, ở Việt Nam những rủi ro nào là lớn nhất đối với giới kinh doanh. Ngài sẽ làm gì để ngăn ngừa rủi ro đó?
Câu hỏi đó cũng là chính là điều Chính phủ Việt Nam rất quan tâm. Bên cạnh những thuận lợi thì nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những khó khăn rất lớn.
Thứ nhất, nguồn nhân lực có trình độ cao để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. Điều này Việt Nam đã thấy và đang hết sức cố gắng tạo mọi điều kiện để phát triển nhanh nguồn nhân lực để đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của các nhà đầu tư.
Khó khăn thách thức cũng có thể gọi là rủi ro thứ hai đối với các doanh nghiệp là kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội Việt Nam chưa đáp ứng kịp với nhu cầu. Điều này Việt Nam đã thấy và đang cố gắng để đầu tư, tận dụng các nguồn lực và theo cơ chế thị trường để đầu tư nhanh, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nhằm thoả mãn sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, không gây trở ngại cho các nhà đầu tư.
Vướng mắc và có thể là rủi ro thứ ba là Việt Nam đang khẩn trương hoàn thiện nhanh thể chế luật pháp của nền kinh tế thị trường. Trong quá trình thay đổi thể chế luật pháp cũng có thể liên quan đến quyền lợi cụ thể nào đó của nhà đầu tư. Việt Nam đã thấy điều này, để đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư trong quá trình cải cách thể chế, chúng tôi luôn đặt một yêu cầu là không để thiệt hại cho các nhà đầu tư.
Và một điều khách quan ngoài tầm kiểm soát của Việt Nam, đó là Việt Nam hiện là nền kinh tế đã hội nhập kinh tế thế giới. Nền kinh tế thế giới hiện nay bên cạnh những thuận lợi cũng đang có nhiều diễn biến phức tạp như khủng hoảng chính trị, tài chính, năng lượng, môi trường... Có thể đó là những rủi ro đối với các nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp.
Vì vậy tôi cho rằng ở Việt Nam, chúng tôi tin tưởng một cách vững chắc rằng sẽ không có rủi ro về chính trị, Việt Nam sẽ ổn định và tiếp tục ổn định. Đó là điều các bạn có thể tin tưởng.