Việt Nam tính xuất khẩu đường sang Trung Quốc
Theo dự kiến, năm 2012, lần đầu tiên Việt Nam có thể xuất khẩu đường
Sau 10 năm ngành đường liên tục sản xuất không đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, thì trong năm 2012, lần đầu tiên Việt Nam có thể xuất khẩu mặt hàng này.
Theo tính toán của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ mía đường 2011-2012, Việt Nam sẽ sản xuất trên 1,4 triệu tấn đường, cộng với 100 nghìn tấn đang tồn kho, cùng với lượng nhập khẩu tối thiểu theo dự kiến là 70 nghìn tấn, chưa kể một khối lượng đường không nhỏ của Thái Lan vẫn ngày đêm nhập lậu vào biên giới Tây Nam qua ngõ Campuchia, trong khi nhu cầu tiêu thụ đường trong cả nước chỉ khoảng 1,4 triệu tấn.
Như vậy, cả nước có khả năng dư thừa đường trong vụ tới, nên Hiệp hội đã đề nghị Chính phủ cho các doanh nghiệp đường trong nước được phép xuất khẩu lượng đường thừa, và điểm đến của các doanh nghiệp là thị trường Trung Quốc.
Bộ Công Thương cũng đã có chủ trương giảm kế hoạch nhập khẩu đường trong năm 2012 so với năm trước. Tuy nhiên, Bộ vẫn phải cấp quota nhập khẩu 70.000 tấn đường theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Đối với việc cấp hạn ngạch nhập khẩu đường này nếu doanh nghiệp nào nhận thấy nhập khẩu đường có lãi vẫn có thể thực hiện.
Hiện giá đường trắng loại 1 đã có thuế giá trị gia tăng đang bán ra tại kho của các nhà máy đường dao động trên dưới 18.000 đồng/kg. Mặc dù đang vào vụ sản xuất bánh, kẹo, mứt... phục vụ Tết Nguyên đán nhưng mấy ngày qua giá đường trên thị trường khu vực phía Nam đang có chiều hướng sụt giảm, tuần qua giá đường ở khu vực phía Nam thấp hơn tuần trước nữa là 200 đồng/kg.
Riêng thị trường đường phía Bắc vẫn giữ mức giá 19.000 đồng/kg. Theo ông Nguyễn Thành Long, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, có hai nguyên nhân khiến thị trường đường phía Nam có giá thấp hơn phía Bắc.
Thứ nhất, do “đụng” phải đường lậu từ Thái Lan tuồn về qua ngõ Campuchia vào biên giới Tây Nam, và do tất cả các nhà máy đường ở đây đã vào vụ nên nguồn cung đường ở phía Nam tương đối đầy đủ. Thứ hai, khu vực phía Bắc chỉ có một vài nhà máy đường vào vụ ép mới lượng đường trên thị trường chưa dồi dào nên giá đường khu vực phía Bắc cao hơn phía Nam.
Vẫn theo ông Long, sau khi có đề nghị cho xuất khẩu đường của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, Bộ Công Thương cũng đã trao đổi, bàn bạc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và xem xét cấp phép cho các doanh nghiệp mía đường được phép xuất khẩu đường.
Theo tính toán của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ mía đường 2011-2012, Việt Nam sẽ sản xuất trên 1,4 triệu tấn đường, cộng với 100 nghìn tấn đang tồn kho, cùng với lượng nhập khẩu tối thiểu theo dự kiến là 70 nghìn tấn, chưa kể một khối lượng đường không nhỏ của Thái Lan vẫn ngày đêm nhập lậu vào biên giới Tây Nam qua ngõ Campuchia, trong khi nhu cầu tiêu thụ đường trong cả nước chỉ khoảng 1,4 triệu tấn.
Như vậy, cả nước có khả năng dư thừa đường trong vụ tới, nên Hiệp hội đã đề nghị Chính phủ cho các doanh nghiệp đường trong nước được phép xuất khẩu lượng đường thừa, và điểm đến của các doanh nghiệp là thị trường Trung Quốc.
Bộ Công Thương cũng đã có chủ trương giảm kế hoạch nhập khẩu đường trong năm 2012 so với năm trước. Tuy nhiên, Bộ vẫn phải cấp quota nhập khẩu 70.000 tấn đường theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Đối với việc cấp hạn ngạch nhập khẩu đường này nếu doanh nghiệp nào nhận thấy nhập khẩu đường có lãi vẫn có thể thực hiện.
Hiện giá đường trắng loại 1 đã có thuế giá trị gia tăng đang bán ra tại kho của các nhà máy đường dao động trên dưới 18.000 đồng/kg. Mặc dù đang vào vụ sản xuất bánh, kẹo, mứt... phục vụ Tết Nguyên đán nhưng mấy ngày qua giá đường trên thị trường khu vực phía Nam đang có chiều hướng sụt giảm, tuần qua giá đường ở khu vực phía Nam thấp hơn tuần trước nữa là 200 đồng/kg.
Riêng thị trường đường phía Bắc vẫn giữ mức giá 19.000 đồng/kg. Theo ông Nguyễn Thành Long, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, có hai nguyên nhân khiến thị trường đường phía Nam có giá thấp hơn phía Bắc.
Thứ nhất, do “đụng” phải đường lậu từ Thái Lan tuồn về qua ngõ Campuchia vào biên giới Tây Nam, và do tất cả các nhà máy đường ở đây đã vào vụ nên nguồn cung đường ở phía Nam tương đối đầy đủ. Thứ hai, khu vực phía Bắc chỉ có một vài nhà máy đường vào vụ ép mới lượng đường trên thị trường chưa dồi dào nên giá đường khu vực phía Bắc cao hơn phía Nam.
Vẫn theo ông Long, sau khi có đề nghị cho xuất khẩu đường của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, Bộ Công Thương cũng đã trao đổi, bàn bạc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và xem xét cấp phép cho các doanh nghiệp mía đường được phép xuất khẩu đường.