Việt Nam trước sức ép cuộc đua “vũ trang mạng”
Những thiệt hại do tội phạm mạng gây ra cho nền kinh tế toàn cầu đã lên tới hơn 400 tỷ USD/năm
Nhiều nước trước đây đầu tư trang bị, nhân lực cho chiến tranh mạng một cách bí mật, âm thầm, thì hiện tại, cuộc chạy đua “vũ trang mạng” đang được công khai hóa ở tầm quốc gia.
Quan điểm trên được ông Vũ Quốc Thành, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) đưa ra tại cuộc hội thảo nhân Ngày An toàn thông tin, sáng 1/12.
Theo ông Thành, Mỹ là quốc gia đầu tiên công khai mở gói thầu 460 triệu USD với mục tiêu chuẩn bị hạ tầng cho không gian mạng.
Tại Việt Nam, theo VNISA, chỉ số An toàn thông tin của Việt Nam năm 2015 đạt 46,5% - dưới mức trung bình (50%) và còn kém các nước khác như Hàn Quốc (trên 60%), dù vậy, so với năm 2014 thì đã có bước tiến rõ rệt, tăng 7,4%.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng dẫn báo cáo Global Rick 2015 (công bố tháng 2/2015) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (công bố tháng 2/2015) cho biết, 90% các công ty trên toàn thế giới tự thừa nhận mình chưa được chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ để tự bảo vệ trước các cuộc tấn công mạng.
Những thiệt hại do tội phạm mạng gây ra cho nền kinh tế toàn cầu lên tới hơn 400 tỷ USD/năm.
Theo ông Hưng, hiện vẫn tồn tại một số vấn đề như nhận thức và công tác đảm bảo an toàn thông tin còn ở thế bị động. Khảo sát thực tế cho thấy, nhiều cơ quan, tổ chức,doanh nghiệp ở Việt Nam đang buông lỏng, hầu như không áp dụng các biện pháp tối thiểu để bảo đảm an toàn thông tin tối thiểu để bảo đảm an toàn thông tin và chưa có quy trình thao tác chuẩn để ứng phó khi sự cố xảy ra.
Mặt khác, hệ thống pháp lý, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thông tin còn thiếu, chưa đầy đủ nên còn chưa có cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp quản lý cũng như biện pháp kỹ thuật mà nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã và đang áp dụng; quy trình phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng trong việc phòng chống, điều phối, xử lý các sự cố mất an toàn thông tin mạng còn yếu và thiếu.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế về an toàn thông tin, Việt Nam là quốc gia luôn nằm trong danh sách các nước có tỷ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại, mã độc hại ở mức cao. Vấn nạn này gây ra những thiệt hại lớn, đồng thời đặt ra nhiều nguy cơ, rủi ro trong tương lai, ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh và mức độ tin cậy của Việt Nam trong thế giới số.
Ở phạm vi trên toàn thế giới, ông Keshav S Dhakak, thẩm phán cao cấp thuộc Trung tâm Phòng chống tội phạm mạng châu Á của Microsoft cho rằng, tội phạm mạng đang gia tăng nhanh chóng trên quy mô toàn cầu, trở thành ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD và gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng.
“Chúng sử dụng mã độc và gây ra hậu quả khủng khiếp cho các chính phủ, cá nhân và các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực tài chính”, ông Keshav S Dhakak nói.
Nhiều chuyên gia công nghệ cho rằng, những gì diễn ra trong thời thời gian qua cho thấy, vấn đề an toàn an ninh thông tin trên thế giới và ở Việt Nam trở thành vấn đề không thể xem nhẹ, đặc biệt trước bối cảnh đang diễn ra nhiều cuộc tấn công có tính triệt hạ nhằm vào các công ty lớn trên thế giới như hãng Sony Pictures, mạng lưới bán hàng Home Depot và Target, hãng bảo hiểm Anthem…
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, vấn đề hết sức cấp thiết đặt ra hiện nay là làm thế nào để kiểm tra và kiểm toán được khả năng chuẩn bị, đối phó và xử lý các sự cố mất an toàn thông tin và tấn công mạng một cách hiệu quả nhất.
“Chúng ta cần tạo dựng được một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các ban, ngành, địa phương trong việc đảm bảo an toàn thông tin, xử lý sự cố an ninh mạng, đồng thời tăng cường diễn tập, điều phối xử lý ứng cứu sự cố với nhiều quy mô, cấp độ khác nhau”, ông nói.
Quan điểm trên được ông Vũ Quốc Thành, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) đưa ra tại cuộc hội thảo nhân Ngày An toàn thông tin, sáng 1/12.
Theo ông Thành, Mỹ là quốc gia đầu tiên công khai mở gói thầu 460 triệu USD với mục tiêu chuẩn bị hạ tầng cho không gian mạng.
Tại Việt Nam, theo VNISA, chỉ số An toàn thông tin của Việt Nam năm 2015 đạt 46,5% - dưới mức trung bình (50%) và còn kém các nước khác như Hàn Quốc (trên 60%), dù vậy, so với năm 2014 thì đã có bước tiến rõ rệt, tăng 7,4%.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng dẫn báo cáo Global Rick 2015 (công bố tháng 2/2015) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (công bố tháng 2/2015) cho biết, 90% các công ty trên toàn thế giới tự thừa nhận mình chưa được chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ để tự bảo vệ trước các cuộc tấn công mạng.
Những thiệt hại do tội phạm mạng gây ra cho nền kinh tế toàn cầu lên tới hơn 400 tỷ USD/năm.
Theo ông Hưng, hiện vẫn tồn tại một số vấn đề như nhận thức và công tác đảm bảo an toàn thông tin còn ở thế bị động. Khảo sát thực tế cho thấy, nhiều cơ quan, tổ chức,doanh nghiệp ở Việt Nam đang buông lỏng, hầu như không áp dụng các biện pháp tối thiểu để bảo đảm an toàn thông tin tối thiểu để bảo đảm an toàn thông tin và chưa có quy trình thao tác chuẩn để ứng phó khi sự cố xảy ra.
Mặt khác, hệ thống pháp lý, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thông tin còn thiếu, chưa đầy đủ nên còn chưa có cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp quản lý cũng như biện pháp kỹ thuật mà nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã và đang áp dụng; quy trình phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng trong việc phòng chống, điều phối, xử lý các sự cố mất an toàn thông tin mạng còn yếu và thiếu.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế về an toàn thông tin, Việt Nam là quốc gia luôn nằm trong danh sách các nước có tỷ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại, mã độc hại ở mức cao. Vấn nạn này gây ra những thiệt hại lớn, đồng thời đặt ra nhiều nguy cơ, rủi ro trong tương lai, ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh và mức độ tin cậy của Việt Nam trong thế giới số.
Ở phạm vi trên toàn thế giới, ông Keshav S Dhakak, thẩm phán cao cấp thuộc Trung tâm Phòng chống tội phạm mạng châu Á của Microsoft cho rằng, tội phạm mạng đang gia tăng nhanh chóng trên quy mô toàn cầu, trở thành ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD và gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng.
“Chúng sử dụng mã độc và gây ra hậu quả khủng khiếp cho các chính phủ, cá nhân và các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực tài chính”, ông Keshav S Dhakak nói.
Nhiều chuyên gia công nghệ cho rằng, những gì diễn ra trong thời thời gian qua cho thấy, vấn đề an toàn an ninh thông tin trên thế giới và ở Việt Nam trở thành vấn đề không thể xem nhẹ, đặc biệt trước bối cảnh đang diễn ra nhiều cuộc tấn công có tính triệt hạ nhằm vào các công ty lớn trên thế giới như hãng Sony Pictures, mạng lưới bán hàng Home Depot và Target, hãng bảo hiểm Anthem…
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, vấn đề hết sức cấp thiết đặt ra hiện nay là làm thế nào để kiểm tra và kiểm toán được khả năng chuẩn bị, đối phó và xử lý các sự cố mất an toàn thông tin và tấn công mạng một cách hiệu quả nhất.
“Chúng ta cần tạo dựng được một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các ban, ngành, địa phương trong việc đảm bảo an toàn thông tin, xử lý sự cố an ninh mạng, đồng thời tăng cường diễn tập, điều phối xử lý ứng cứu sự cố với nhiều quy mô, cấp độ khác nhau”, ông nói.