Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc
Với 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu, Việt Nam đã trúng cử với số phiếu cao nhất
Việt Nam vừa giành được một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Cùng được trao vị trí trong cơ quan này với Việt Nam còn có Trung Quốc, Nga, Saudi Arabia, Cuba và Algeria.
Hãng tin AP cho biết, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã bầu ra 14 thành viên mới cho Hội đồng Nhân quyền. Gồm 47 thành viên và có trụ sở ở Geneva, Thụy Sỹ, Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc là cơ quan giám sát các vấn đề về nhân quyền và đưa ra các nghị quyết về vấn đề này.
Các thành viên mới được bầu vào Hội đồng Nhân quyền còn lại là Anh, Pháp, Maldives, Macedonia, Mexico, Morocco, Namibia, và Nam Phi. Nhiệm kỳ của các thành viên hội đồng sẽ kéo dài 3 năm.
Phản ứng trước động thái bầu chọn thành viên mới cho Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, Human Rights Watch, một tổ chức phi chính phủ về nhân quyền có trụ sở tại New York, nói rằng, 5 trong số các thành viên mới này, bao gồm Trung Quốc, Nga, Saudi Arabia, Việt Nam và Algeria đã từ chối không cho các điều tra viên của Liên hiệp quốc vào để kiểm tra các vụ việc bị tình nghi là vi phạm nhân quyền.
Tổ chức UN Watch có trụ sở ở Geneva, Thụy Sỹ, cũng lên tiếng phản đối một số thành viên mới được bầu vào Hội đồng Nhân quyền, cho rằng, Trung Quốc, Cuba, Nga và Saudi Arabia “vi phạm có hệ thống nhân quyền của chính công dân nước họ”.
Vị trí trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc được phân bổ theo khu vực, có khi được đem ra tranh luận, có khi không. Tất cả 193 thành viên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc đều có thể bỏ phiếu kín để bầu ra thành viên cho Hội đồng Nhân quyền.
Với 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu, Việt Nam đã trúng cử với số phiếu cao nhất.
Kết quả này được xem là bằng chứng mới nhất cho thấy cộng đồng quốc tế đánh giá cao những nỗ lực bảo đảm quyền con người của Việt Nam trong những năm qua. Kết quả này cũng là sự phản bác mạnh mẽ cho những nhận xét sai trái, không khách quan về tình hình thực thi quyền con người ở Việt Nam mà Bộ Ngoại giao Mỹ và một số tổ chức nước ngoài vẫn đưa ra lâu nay.
Phát biểu về việc Việc Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nói: “Việc Việt Nam được bầu là thành viên Hội đồng Nhân quyền với số phiếu rất cao, thể hiện sự tín nhiệm mà đông đảo các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc dành cho Việt Nam, có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt. Trước hết, điều này cho thấy sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới toàn diện, trong đó có việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ và bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân”.
Cũng theo Bộ trưởng Phạm Bình Minh, việc Việt Nam trúng cử là thành công to lớn của công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, phản ánh vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế.
Hãng tin AP cho biết, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã bầu ra 14 thành viên mới cho Hội đồng Nhân quyền. Gồm 47 thành viên và có trụ sở ở Geneva, Thụy Sỹ, Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc là cơ quan giám sát các vấn đề về nhân quyền và đưa ra các nghị quyết về vấn đề này.
Các thành viên mới được bầu vào Hội đồng Nhân quyền còn lại là Anh, Pháp, Maldives, Macedonia, Mexico, Morocco, Namibia, và Nam Phi. Nhiệm kỳ của các thành viên hội đồng sẽ kéo dài 3 năm.
Phản ứng trước động thái bầu chọn thành viên mới cho Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, Human Rights Watch, một tổ chức phi chính phủ về nhân quyền có trụ sở tại New York, nói rằng, 5 trong số các thành viên mới này, bao gồm Trung Quốc, Nga, Saudi Arabia, Việt Nam và Algeria đã từ chối không cho các điều tra viên của Liên hiệp quốc vào để kiểm tra các vụ việc bị tình nghi là vi phạm nhân quyền.
Tổ chức UN Watch có trụ sở ở Geneva, Thụy Sỹ, cũng lên tiếng phản đối một số thành viên mới được bầu vào Hội đồng Nhân quyền, cho rằng, Trung Quốc, Cuba, Nga và Saudi Arabia “vi phạm có hệ thống nhân quyền của chính công dân nước họ”.
Vị trí trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc được phân bổ theo khu vực, có khi được đem ra tranh luận, có khi không. Tất cả 193 thành viên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc đều có thể bỏ phiếu kín để bầu ra thành viên cho Hội đồng Nhân quyền.
Với 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu, Việt Nam đã trúng cử với số phiếu cao nhất.
Kết quả này được xem là bằng chứng mới nhất cho thấy cộng đồng quốc tế đánh giá cao những nỗ lực bảo đảm quyền con người của Việt Nam trong những năm qua. Kết quả này cũng là sự phản bác mạnh mẽ cho những nhận xét sai trái, không khách quan về tình hình thực thi quyền con người ở Việt Nam mà Bộ Ngoại giao Mỹ và một số tổ chức nước ngoài vẫn đưa ra lâu nay.
Phát biểu về việc Việc Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nói: “Việc Việt Nam được bầu là thành viên Hội đồng Nhân quyền với số phiếu rất cao, thể hiện sự tín nhiệm mà đông đảo các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc dành cho Việt Nam, có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt. Trước hết, điều này cho thấy sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới toàn diện, trong đó có việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ và bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân”.
Cũng theo Bộ trưởng Phạm Bình Minh, việc Việt Nam trúng cử là thành công to lớn của công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, phản ánh vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế.