VietJet xin lập hãng hàng không thứ tư tại Việt Nam
Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã nhận được hồ sơ xin thành lập hãng hàng không Công ty cổ phần VietJet
Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã nhận được hồ sơ xin thành lập hãng hàng không Công ty cổ phần VietJet.
Nếu theo đúng trình tự thẩm định, phê duyệt, khoảng hai tháng sau khi nộp đơn sẽ có kết quả cấp phép hay không.
Trưởng ban Vận tải hàng không (Cục Hàng không dân dụng) Võ Huy Cường cho biết, đơn của VietJet nộp vào 17/9 và là hồ sơ đầu tiên hiện nay xin lập hãng "air taxi" mà Cục nhận được kể từ khi Luật Hàng không được ban hành năm 2006.
Đến nay, có nhiều thông tin về những hãng hàng không mới xin thành lập, nhưng hiện Cục Hàng không dân dụng chỉ chính thức tiếp nhận hồ sơ của VietJet. Nếu được cấp phép, VietJet sẽ trở thành hãng hàng không thứ tư của Việt Nam, sau Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco.
Theo ông Võ Huy Cường, Cục Hàng không dân dụng sẽ thẩm định hồ sơ VietJet trong vòng 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận theo quy định luật Hàng không. 15 ngày sau đó, hồ sơ chuyển tới Bộ Giao thông Vận tải xem cấp phép hay không, trước khi trình Thủ tướng phê duyệt.
Trước đó, Công ty Cổ phần Đầu tư T&C đã có thư ngỏ gửi Cục về việc thành lập hãng hàng không tư nhân tại Việt Nam nhưng chưa được tiếp nhận vì thiếu đề án chi tiết. Công ty Cổ phần Sài Gòn Hàng không (Sai Gon Airlines) cũng nhiều lần ngỏ ý xin cấp giấy phép thành lập hãng hàng không tư nhân.
Một liên doanh hàng không giá rẻ khác, ngoài Pacific Airlines, cũng sẽ được thành lập trong tương lai, với 2 đối tác góp vốn là hãng hàng không Malaysia AirAsia Berhad và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
* Theo luật Hàng không Việt Nam, các hãng hàng không được cấp phép kinh doanh phải đáp ứng những điều kiện như sau:
1/ Có vốn pháp định để đảm bảo khai thác tàu bay. Trong đó, hãng có 1 - 10 máy bay phải có vốn pháp định 200 tỷ đồng; muốn khai thác đường bay quốc tế thì vốn đảm bảo hơn 500 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn vào công ty kinh doanh vận tải hàng không Việt Nam với tỷ lệ 49%.
2/ Có bộ máy, cơ cấu tổ chức để kinh doanh vận tải hàng không chuyên nghiệp.
3/ Có kế hoạch khai thác tàu bay cụ thể.
Nếu theo đúng trình tự thẩm định, phê duyệt, khoảng hai tháng sau khi nộp đơn sẽ có kết quả cấp phép hay không.
Trưởng ban Vận tải hàng không (Cục Hàng không dân dụng) Võ Huy Cường cho biết, đơn của VietJet nộp vào 17/9 và là hồ sơ đầu tiên hiện nay xin lập hãng "air taxi" mà Cục nhận được kể từ khi Luật Hàng không được ban hành năm 2006.
Đến nay, có nhiều thông tin về những hãng hàng không mới xin thành lập, nhưng hiện Cục Hàng không dân dụng chỉ chính thức tiếp nhận hồ sơ của VietJet. Nếu được cấp phép, VietJet sẽ trở thành hãng hàng không thứ tư của Việt Nam, sau Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco.
Theo ông Võ Huy Cường, Cục Hàng không dân dụng sẽ thẩm định hồ sơ VietJet trong vòng 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận theo quy định luật Hàng không. 15 ngày sau đó, hồ sơ chuyển tới Bộ Giao thông Vận tải xem cấp phép hay không, trước khi trình Thủ tướng phê duyệt.
Trước đó, Công ty Cổ phần Đầu tư T&C đã có thư ngỏ gửi Cục về việc thành lập hãng hàng không tư nhân tại Việt Nam nhưng chưa được tiếp nhận vì thiếu đề án chi tiết. Công ty Cổ phần Sài Gòn Hàng không (Sai Gon Airlines) cũng nhiều lần ngỏ ý xin cấp giấy phép thành lập hãng hàng không tư nhân.
Một liên doanh hàng không giá rẻ khác, ngoài Pacific Airlines, cũng sẽ được thành lập trong tương lai, với 2 đối tác góp vốn là hãng hàng không Malaysia AirAsia Berhad và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
* Theo luật Hàng không Việt Nam, các hãng hàng không được cấp phép kinh doanh phải đáp ứng những điều kiện như sau:
1/ Có vốn pháp định để đảm bảo khai thác tàu bay. Trong đó, hãng có 1 - 10 máy bay phải có vốn pháp định 200 tỷ đồng; muốn khai thác đường bay quốc tế thì vốn đảm bảo hơn 500 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn vào công ty kinh doanh vận tải hàng không Việt Nam với tỷ lệ 49%.
2/ Có bộ máy, cơ cấu tổ chức để kinh doanh vận tải hàng không chuyên nghiệp.
3/ Có kế hoạch khai thác tàu bay cụ thể.