VietNamNet “điêu đứng”, BKAV tiếp tục dính đòn
Thế giới công nghệ đầu năm tưởng sẽ "lạnh" như mùa đông, nhưng thực tế lại "nóng" hơn cả mùa hè
Thế giới công nghệ đầu năm tưởng sẽ "lạnh" như mùa đông, nhưng thực tế lại "nóng" hơn cả mùa hè.
Cho dù không tính cuộc ra quân dồn dập của các hãng công nghệ quốc tế tại triển lãm điện tử tiêu dùng 2011 ở Mỹ, thì vụ VietNamNet "điêu đứng" vì hacker tấn công dữ dội và việc các báo tiếp tục lật tẩy sự thật "top 10" của BKAV cũng đủ khiến cư dân mạng bừng bừng cơn sốt.
"Đòn" D-Dos lớn chưa từng có
Theo thông cáo của VietNamNet, vài ngày qua, tờ báo điện tử này đã phải hứng chịu một cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (D-Dos) ở quy mô lớn chưa từng có tại Việt Nam, xuất phát từ một mạng lưới khổng lồ gồm hàng chục ngàn máy tính bị nhiễm virus. Độc giả vẫn có thể truy cập vào trang chủ báo VietNamNet nhưng tốc độ đọc khá chậm do đang bị tấn công Dos.
Bắt đầu từ cuối ngày 4/1, lưu lượng truy cập vào trang chủ báo VietNamNet tại địa chỉ http://vietnamnet.vn tăng nhanh một cách bất thường, lên tới hàng trăm ngàn kết nối tại một thời điểm.
Với lượng độc giả truy cập hàng ngày, số lượng kết nối tại một thời điểm chỉ ở mức dưới một trăm ngàn. Nên việc tại một thời điểm có tới hàng trăm ngàn kết nối liên tục (bao gồm cả của các độc giả thông thường) tới máy chủ web đã khiến băng thông đường truyền mạng bị quá tải. Do vậy, độc giả truy cập vào báo VietNamNet sẽ bị tắc nghẽn ngay từ đường truyền và báo lỗi không tìm thấy máy chủ, phải truy cập vài lần mới mở được trang web.
Theo cách hình dung đơn giản, việc truy cập của độc giả đọc báo thông thường giống như việc đi một chiếc xe trên con đường rộng để đến một địa điểm A để lấy hàng hóa (dữ liệu) rồi quay trở về. Tuy nhiên, hành động tấn công từ chối dịch vụ giống như việc cùng lúc huy động hàng trăm ngàn chiếc xe cùng đi vào một con đường đến địa điểm A dẫn tới việc tắc nghẽn đường, khiến những người có nhu cầu thực sự (độc giả đọc báo) không thể đi tới điểm A.
Trên thực tế, báo VietNamNet đã từng bị tấn công Dos nhiều lần nhưng ở quy mô vài chục ngàn kết nối tại một thời điểm nên băng thông hệ thống và công suất các máy chủ vẫn có thể chịu đựng được. Trong cuộc tấn công Dos đang diễn ra, kẻ thủ ác đã thể hiện khả năng rất chuyên nghiệp khi huy động một mạng lưới botnet với lượng máy lên tới hàng chục ngàn máy tính.
Theo đánh giá của một chuyên gia hàng đầu về an ninh mạng tại Việt Nam, “đàn botnet” đang được sử dụng để tấn công báo VietNamNet có quy mô lớn chưa từng có tại Việt Nam, với số lượng trên 50.000 máy tính bị nhiễm virus. Để “chăn” được đàn botnet này phải là hacker chuyên nghiệp, tạo được virus có khả năng ẩn mình rất tốt để tránh bị các phần mềm diệt virus phát hiện, cũng như đã phát tán từ rất lâu để lên được số lượng lớn như vậy.
Nếu so sánh với cuộc tấn công vào hàng loạt website của Chính phủ Mỹ và Hàn Quốc hồi tháng 7/2009, chuyên gia của US-CERT nhận định quy mô của mạng botnet cũng chỉ ở mức 40.000 đến 60.000 máy tính zombie. Nên sẽ không quá lời khi đánh giá vụ tấn công Dos đang nhằm vào VietNamNet không chỉ là chưa từng có ở Việt Nam, mà còn có thể so sánh với vụ tấn công Dos gây chấn động thế giới năm 2009.
"Top 10" của BKAV tiếp tục dính đòn
Câu chuyện phần mềm BKAV Home Plus của Trung tâm An ninh mạng Bách Khoa (BKIS) được tạp chí Virus Bulletin (Anh) cho điểm RAP 91,3/100 và được Câu lạc bộ Nhà báo khoa học công nghệ chọn là “1 trong 10 sự kiện khoa học công nghệ nổi bật của năm 2010”, vẫn tiếp tục nổi sóng trong cộng đồng mạng những ngày qua.
Trước đó, cuối tháng 12/2010, trong một bài viết dưới tiêu đề "Sự thật về việc BKAV vào top 10 phần mềm diệt virus", trang Thông tin công nghệ đã thuyết phục người đọc bằng những luận chứng rõ ràng, cho thấy "khó mà nói BKAV được Virus Bulletin đánh giá trong top 10 các phần mềm diệt virus. BKAV vẫn còn một khoảng cách xa với các công ty có truyền thống, có các phòng thí nghiệm thu thập mẫu virus trên khắp thế giới". Đại diện phía BKIS vài ngày sau đó đã lên tiếng bác bỏ những lập luận này.
Tuy nhiên, theo tờ Nhà báo và Công luận, những lý lẽ trong trả lời của BKIS vẫn tỏ ra thiếu sức thuyết phục bởi họ vẫn chưa chỉ ra được cái sai của phía phản biện. Ngược lại, sau đó phía phản biện đã thêm một lần nữa chứng minh rằng, BKAV Home Plus có những điểm yếu như hiệu năng hoạt động không cao, kích thước bộ cài đặt lớn và quan trọng nhất, hoạt động kiểm định của Virus Bulletin không nhằm so sánh sản phẩm nào tốt nhất, hoặc xếp loại sản phẩm.
Báo này cho rằng, có một điều rất đáng chú ý là, gần đây, người ta rất quan tâm đến những đánh giá của những tổ chức nước ngoài đối với một số sản phầm, dịch vụ ở trong nước. Sự quan tâm đó nhiều lúc tỏ ra thái quá với những biểu hiện: được nhận xét tốt thì hoan hỉ, khoe khoang; bị chê thì lập tức phản đối, nếu không cũng mặt nặng mày nhẹ. Ít ai có thái độ đúng mức là bình tĩnh nhìn nhận khách quan những nhận xét đó, không vui mừng cũng không khó chịu để rồi thấy được những vấn đề mình cần phát huy cũng như rút kinh nghiệm.
Câu chuyện top 10 của BKAV Home Plus thể hiện rõ tâm lý thích được khen, chuộng thành tích trong xã hội hiện nay.
Ông John Hawes, tác giả bản báo cáo tháng 12/2010 của Virus Bulletin từng cảnh báo: “Chúng tôi tránh những tuyên bố mang tính xếp hạng, nhưng tất nhiên là không thể nào ngăn được bộ phận tiếp thị của các công ty nhào nặn kết quả để thành tích được nhìn theo hướng tốt nhất đối với họ - đó cũng là lý do họ tham gia thử nghiệm”. Dù không nhắc đến tên ai nhưng người nào cũng có thể liên tưởng với những gì đang xảy ra ở Việt Nam.
Cũng bình luận xung quanh câu chuyện BKAV, tờ Lao Động dưới nhan đề bài viết "PR kiểu tung hô", cho rằng, không thể phủ nhận BKIS có những nỗ lực đáng kể trong việc phát triển sản phẩm, đưa BKAV hai lần vượt qua thử nghiệm VB100 trong năm 2010. Có điều, câu chuyện có vẻ không có hậu với BKIS.
Điểm qua hầu hết các diễn đàn công nghệ, cộng đồng mạng thêm một lần nữa chê bai BKAV. Bỏ qua rất nhiều ý kiến có phần thô tục, thì rất nhiều ý kiến cho rằng BKAV đã “nhận vơ” để quảng cáo sản phẩm. Có vẻ như, truyền thông một sản phẩm công nghệ không giống với một sản phẩm tiêu dùng nhanh để có thể “đã là quảng cáo thì phải có tính ước lệ ít nhiều” (trích trả lời phỏng vấn VnExpress của Giám đốc BKIS Nguyễn Tử Quảng).
Cho dù không tính cuộc ra quân dồn dập của các hãng công nghệ quốc tế tại triển lãm điện tử tiêu dùng 2011 ở Mỹ, thì vụ VietNamNet "điêu đứng" vì hacker tấn công dữ dội và việc các báo tiếp tục lật tẩy sự thật "top 10" của BKAV cũng đủ khiến cư dân mạng bừng bừng cơn sốt.
"Đòn" D-Dos lớn chưa từng có
Theo thông cáo của VietNamNet, vài ngày qua, tờ báo điện tử này đã phải hứng chịu một cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (D-Dos) ở quy mô lớn chưa từng có tại Việt Nam, xuất phát từ một mạng lưới khổng lồ gồm hàng chục ngàn máy tính bị nhiễm virus. Độc giả vẫn có thể truy cập vào trang chủ báo VietNamNet nhưng tốc độ đọc khá chậm do đang bị tấn công Dos.
Bắt đầu từ cuối ngày 4/1, lưu lượng truy cập vào trang chủ báo VietNamNet tại địa chỉ http://vietnamnet.vn tăng nhanh một cách bất thường, lên tới hàng trăm ngàn kết nối tại một thời điểm.
Với lượng độc giả truy cập hàng ngày, số lượng kết nối tại một thời điểm chỉ ở mức dưới một trăm ngàn. Nên việc tại một thời điểm có tới hàng trăm ngàn kết nối liên tục (bao gồm cả của các độc giả thông thường) tới máy chủ web đã khiến băng thông đường truyền mạng bị quá tải. Do vậy, độc giả truy cập vào báo VietNamNet sẽ bị tắc nghẽn ngay từ đường truyền và báo lỗi không tìm thấy máy chủ, phải truy cập vài lần mới mở được trang web.
Theo cách hình dung đơn giản, việc truy cập của độc giả đọc báo thông thường giống như việc đi một chiếc xe trên con đường rộng để đến một địa điểm A để lấy hàng hóa (dữ liệu) rồi quay trở về. Tuy nhiên, hành động tấn công từ chối dịch vụ giống như việc cùng lúc huy động hàng trăm ngàn chiếc xe cùng đi vào một con đường đến địa điểm A dẫn tới việc tắc nghẽn đường, khiến những người có nhu cầu thực sự (độc giả đọc báo) không thể đi tới điểm A.
Trên thực tế, báo VietNamNet đã từng bị tấn công Dos nhiều lần nhưng ở quy mô vài chục ngàn kết nối tại một thời điểm nên băng thông hệ thống và công suất các máy chủ vẫn có thể chịu đựng được. Trong cuộc tấn công Dos đang diễn ra, kẻ thủ ác đã thể hiện khả năng rất chuyên nghiệp khi huy động một mạng lưới botnet với lượng máy lên tới hàng chục ngàn máy tính.
Theo đánh giá của một chuyên gia hàng đầu về an ninh mạng tại Việt Nam, “đàn botnet” đang được sử dụng để tấn công báo VietNamNet có quy mô lớn chưa từng có tại Việt Nam, với số lượng trên 50.000 máy tính bị nhiễm virus. Để “chăn” được đàn botnet này phải là hacker chuyên nghiệp, tạo được virus có khả năng ẩn mình rất tốt để tránh bị các phần mềm diệt virus phát hiện, cũng như đã phát tán từ rất lâu để lên được số lượng lớn như vậy.
Nếu so sánh với cuộc tấn công vào hàng loạt website của Chính phủ Mỹ và Hàn Quốc hồi tháng 7/2009, chuyên gia của US-CERT nhận định quy mô của mạng botnet cũng chỉ ở mức 40.000 đến 60.000 máy tính zombie. Nên sẽ không quá lời khi đánh giá vụ tấn công Dos đang nhằm vào VietNamNet không chỉ là chưa từng có ở Việt Nam, mà còn có thể so sánh với vụ tấn công Dos gây chấn động thế giới năm 2009.
"Top 10" của BKAV tiếp tục dính đòn
Câu chuyện phần mềm BKAV Home Plus của Trung tâm An ninh mạng Bách Khoa (BKIS) được tạp chí Virus Bulletin (Anh) cho điểm RAP 91,3/100 và được Câu lạc bộ Nhà báo khoa học công nghệ chọn là “1 trong 10 sự kiện khoa học công nghệ nổi bật của năm 2010”, vẫn tiếp tục nổi sóng trong cộng đồng mạng những ngày qua.
Trước đó, cuối tháng 12/2010, trong một bài viết dưới tiêu đề "Sự thật về việc BKAV vào top 10 phần mềm diệt virus", trang Thông tin công nghệ đã thuyết phục người đọc bằng những luận chứng rõ ràng, cho thấy "khó mà nói BKAV được Virus Bulletin đánh giá trong top 10 các phần mềm diệt virus. BKAV vẫn còn một khoảng cách xa với các công ty có truyền thống, có các phòng thí nghiệm thu thập mẫu virus trên khắp thế giới". Đại diện phía BKIS vài ngày sau đó đã lên tiếng bác bỏ những lập luận này.
Tuy nhiên, theo tờ Nhà báo và Công luận, những lý lẽ trong trả lời của BKIS vẫn tỏ ra thiếu sức thuyết phục bởi họ vẫn chưa chỉ ra được cái sai của phía phản biện. Ngược lại, sau đó phía phản biện đã thêm một lần nữa chứng minh rằng, BKAV Home Plus có những điểm yếu như hiệu năng hoạt động không cao, kích thước bộ cài đặt lớn và quan trọng nhất, hoạt động kiểm định của Virus Bulletin không nhằm so sánh sản phẩm nào tốt nhất, hoặc xếp loại sản phẩm.
Báo này cho rằng, có một điều rất đáng chú ý là, gần đây, người ta rất quan tâm đến những đánh giá của những tổ chức nước ngoài đối với một số sản phầm, dịch vụ ở trong nước. Sự quan tâm đó nhiều lúc tỏ ra thái quá với những biểu hiện: được nhận xét tốt thì hoan hỉ, khoe khoang; bị chê thì lập tức phản đối, nếu không cũng mặt nặng mày nhẹ. Ít ai có thái độ đúng mức là bình tĩnh nhìn nhận khách quan những nhận xét đó, không vui mừng cũng không khó chịu để rồi thấy được những vấn đề mình cần phát huy cũng như rút kinh nghiệm.
Câu chuyện top 10 của BKAV Home Plus thể hiện rõ tâm lý thích được khen, chuộng thành tích trong xã hội hiện nay.
Ông John Hawes, tác giả bản báo cáo tháng 12/2010 của Virus Bulletin từng cảnh báo: “Chúng tôi tránh những tuyên bố mang tính xếp hạng, nhưng tất nhiên là không thể nào ngăn được bộ phận tiếp thị của các công ty nhào nặn kết quả để thành tích được nhìn theo hướng tốt nhất đối với họ - đó cũng là lý do họ tham gia thử nghiệm”. Dù không nhắc đến tên ai nhưng người nào cũng có thể liên tưởng với những gì đang xảy ra ở Việt Nam.
Cũng bình luận xung quanh câu chuyện BKAV, tờ Lao Động dưới nhan đề bài viết "PR kiểu tung hô", cho rằng, không thể phủ nhận BKIS có những nỗ lực đáng kể trong việc phát triển sản phẩm, đưa BKAV hai lần vượt qua thử nghiệm VB100 trong năm 2010. Có điều, câu chuyện có vẻ không có hậu với BKIS.
Điểm qua hầu hết các diễn đàn công nghệ, cộng đồng mạng thêm một lần nữa chê bai BKAV. Bỏ qua rất nhiều ý kiến có phần thô tục, thì rất nhiều ý kiến cho rằng BKAV đã “nhận vơ” để quảng cáo sản phẩm. Có vẻ như, truyền thông một sản phẩm công nghệ không giống với một sản phẩm tiêu dùng nhanh để có thể “đã là quảng cáo thì phải có tính ước lệ ít nhiều” (trích trả lời phỏng vấn VnExpress của Giám đốc BKIS Nguyễn Tử Quảng).