Vốn hỗ trợ phát triển: Việt Nam ứng xử thế nào trước nguy cơ hạn chế?
Thời gian tới, Việt Nam có thể phải tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ phát triển có lãi suất cao hơn và thời hạn ngắn hơn
Thời gian tới, Việt Nam có thể phải tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ phát triển có lãi suất cao hơn và thời hạn ngắn hơn.
Hội nghị thường niên Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (WB/IMF) năm nay diễn ra tại Washinton (Mỹ) đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề, nhưng “nóng” nhất trong số đó vẫn là việc tiếp cận các kênh vốn IDA (vốn vay của Hội Phát triển Quốc tế - IDA, thuộc nhóm WB) và IBRD (vốn vay của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển - IBRD, thuộc nhóm WB) của các nước nghèo và đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Phiên khai mạc hội nghị WB/IMF diễn ra hôm 8/10, đã quy tụ khoảng 13 nghìn đại biểu đến từ 187 quốc gia, vùng lãnh thổ, lãnh đạo các tập đoàn kinh tế tư nhân, giới nghiên cứu kinh tế tài chính và tổ chức xã hội khác. Thay mặt Chính phủ Việt Nam, ông Trần Minh Tuấn, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước dẫn đầu đoàn tham dự.
Vốn cho nước nghèo sẽ hạn chế hơn
Ông Dominique Strauss Kahn, Giám đốc điều hành IMF cho biết, phiên họp lần này sẽ tập trung thảo luận hàng chục chủ đề liên quan đến tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo, ổn định tài chính, giải pháp đưa thế giới thoát khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên, nổi lên trong đó là giải quyết những vấn đề liên quan đến việc tiếp cận các kênh vốn của WB và IMF của những nước nghèo đói và các nước đang phát triển.
Theo các chuyên gia tài chính quốc tế, trong năm qua, các nước nghèo là thành viên của WB và IMF bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai và tác động của khủng hoảng kinh tế, tài chính nên càng lâm vào tình trạng nghèo đói.
Để có thêm nguồn tài chính hỗ trợ các nước này, WB và IMF phải trông đợi nhiều hơn vào sự đóng góp của các thành viên, đặc biệt là những quốc gia lớn mạnh như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Liên minh Châu Âu để tăng vốn. Bởi vậy, mới đây, WB đã tính toán các chỉ số để yêu cầu mỗi quốc gia phải tăng phần vốn góp của mình.
Nhưng với các nước nghèo thì đây là một thách thức lớn, trong khi chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế nay lại phải đóng góp thêm, mặc dù trước đó, đối với một số quốc gia khó khăn, WB đã thực hiện xóa, gia hạn nợ hoặc cho phép đóng góp phần vốn góp của mình bằng đồng bản tệ trong thời gian dài hơn (6 năm).
Thứ hai, nhằm tránh áp lực tăng chi phí tài chính, vừa qua, WB đã nêu ra vấn đề hạn chế cho các nước nghèo tiếp cận vốn từ kênh IDA vốn dĩ có lãi suất thấp, nhiều ân hạn, thời hạn vay dài. Thay vào đó, WB yêu cầu các nước này tiếp cận nhiều hơn với nguồn vốn hỗn hợp, bao gồm cả IDA và IBRD. Trong đó, IBRD là nguồn vốn có ân hạn ít, thời gian vay ngắn hơn.
Ứng xử của Việt Nam
Trở lại với câu chuyện IDA. Vừa qua, tại hội nghị các nhà tài trợ góp vốn bổ sung nguồn vốn IDA cho WB (IDA 16) tại được tổ chức tại Paris - Pháp (vòng 1) và Bamako - Mali (vòng 2), Ban lãnh đạo WB đưa ra đề xuất giảm tính ưu đãi của nguồn vốn vay này cho các quốc gia thành viên vay hỗn hợp, trong đó có Việt Nam.
Hiện tại, WB đã xếp Việt Nam từ quốc gia thu nhập thấp sang thu nhập trung bình. Theo đó, thời hạn vay hỗn hợp trước đây là 35 năm với 10 năm ân hạn, không có lãi suất, phí dịch vụ 0,75% và phí cam kết tối đa là 0,5% thì nay xuống còn 25 năm với 5 năm ân hạn, lãi suất 1,25%.
Nếu đề xuất này được thông qua, sẽ tạo ra gánh nặng rất lớn đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, tác động bất lợi đến những thành quả đạt được trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế.
Do đó, trong khuôn khổ hội nghị lần này, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó thống đốc Trần Minh Tuấn đã có các buổi tiếp xúc và làm việc với lãnh đạo của WB và IMF và tiếp tục đề nghị WB cần nghiên cứu áp dụng quy định mới này theo một lộ trình phù hợp.
Cụ thể, với kênh vốn IDA, trong năm tài khóa 2010, tổng số vốn phân bổ của IDA dành cho Việt Nam ở mức cao (hơn 1,3 tỷ USD) và số vốn phân bổ IBRD là 700 triệu USD. Nguồn lực tài chính này đã giúp Việt Nam đạt được nhiều thành quả trong công cuộc cải cách kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Vì thế, Việt Nam tiếp tục mong muốn WB duy trì mức phân bổ nguồn vốn IDA như trên trong những năm tiếp theo.
Còn đối với nguồn vốn IBRD thì từ 2009, Việt Nam bắt đầu tiếp nhận nguồn vốn này khi WB xếp Việt Nam từ quốc gia có thu nhập thấp sang thu nhập trung bình.
Như vậy, một vấn đề đặt ra ở đây là thay vì được tiếp cận nguồn vốn không lãi suất, thời hạn dài thì nay, Việt Nam phải tiếp nhận nguồn vốn hỗn hợp chịu lãi suất cao hơn, thời hạn ngắn hơn. Do đó, việc tính toán nhu cầu vốn và sử dụng một cách hiệu quả nhất sẽ trở thành vấn đề cốt yếu. Hiện tại, Bộ Tài chính của Việt Nam đang tiến hành phân tích, đánh giá nhu cầu sử dụng vốn vay này một cách hiệu quả nhất và lĩnh vực ưu tiên vẫn là y tế, giáo dục. Vì thế, Việt Nam cũng mong muốn WB xem xét tăng hạn mức phân bổ IBRD để có điều kiện thực hiện các mục tiêu phát triển.
Hội nghị thường niên Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (WB/IMF) năm nay diễn ra tại Washinton (Mỹ) đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề, nhưng “nóng” nhất trong số đó vẫn là việc tiếp cận các kênh vốn IDA (vốn vay của Hội Phát triển Quốc tế - IDA, thuộc nhóm WB) và IBRD (vốn vay của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển - IBRD, thuộc nhóm WB) của các nước nghèo và đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Phiên khai mạc hội nghị WB/IMF diễn ra hôm 8/10, đã quy tụ khoảng 13 nghìn đại biểu đến từ 187 quốc gia, vùng lãnh thổ, lãnh đạo các tập đoàn kinh tế tư nhân, giới nghiên cứu kinh tế tài chính và tổ chức xã hội khác. Thay mặt Chính phủ Việt Nam, ông Trần Minh Tuấn, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước dẫn đầu đoàn tham dự.
Vốn cho nước nghèo sẽ hạn chế hơn
Ông Dominique Strauss Kahn, Giám đốc điều hành IMF cho biết, phiên họp lần này sẽ tập trung thảo luận hàng chục chủ đề liên quan đến tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo, ổn định tài chính, giải pháp đưa thế giới thoát khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên, nổi lên trong đó là giải quyết những vấn đề liên quan đến việc tiếp cận các kênh vốn của WB và IMF của những nước nghèo đói và các nước đang phát triển.
Theo các chuyên gia tài chính quốc tế, trong năm qua, các nước nghèo là thành viên của WB và IMF bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai và tác động của khủng hoảng kinh tế, tài chính nên càng lâm vào tình trạng nghèo đói.
Để có thêm nguồn tài chính hỗ trợ các nước này, WB và IMF phải trông đợi nhiều hơn vào sự đóng góp của các thành viên, đặc biệt là những quốc gia lớn mạnh như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Liên minh Châu Âu để tăng vốn. Bởi vậy, mới đây, WB đã tính toán các chỉ số để yêu cầu mỗi quốc gia phải tăng phần vốn góp của mình.
Nhưng với các nước nghèo thì đây là một thách thức lớn, trong khi chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế nay lại phải đóng góp thêm, mặc dù trước đó, đối với một số quốc gia khó khăn, WB đã thực hiện xóa, gia hạn nợ hoặc cho phép đóng góp phần vốn góp của mình bằng đồng bản tệ trong thời gian dài hơn (6 năm).
Thứ hai, nhằm tránh áp lực tăng chi phí tài chính, vừa qua, WB đã nêu ra vấn đề hạn chế cho các nước nghèo tiếp cận vốn từ kênh IDA vốn dĩ có lãi suất thấp, nhiều ân hạn, thời hạn vay dài. Thay vào đó, WB yêu cầu các nước này tiếp cận nhiều hơn với nguồn vốn hỗn hợp, bao gồm cả IDA và IBRD. Trong đó, IBRD là nguồn vốn có ân hạn ít, thời gian vay ngắn hơn.
Ứng xử của Việt Nam
Trở lại với câu chuyện IDA. Vừa qua, tại hội nghị các nhà tài trợ góp vốn bổ sung nguồn vốn IDA cho WB (IDA 16) tại được tổ chức tại Paris - Pháp (vòng 1) và Bamako - Mali (vòng 2), Ban lãnh đạo WB đưa ra đề xuất giảm tính ưu đãi của nguồn vốn vay này cho các quốc gia thành viên vay hỗn hợp, trong đó có Việt Nam.
Hiện tại, WB đã xếp Việt Nam từ quốc gia thu nhập thấp sang thu nhập trung bình. Theo đó, thời hạn vay hỗn hợp trước đây là 35 năm với 10 năm ân hạn, không có lãi suất, phí dịch vụ 0,75% và phí cam kết tối đa là 0,5% thì nay xuống còn 25 năm với 5 năm ân hạn, lãi suất 1,25%.
Nếu đề xuất này được thông qua, sẽ tạo ra gánh nặng rất lớn đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, tác động bất lợi đến những thành quả đạt được trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế.
Do đó, trong khuôn khổ hội nghị lần này, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó thống đốc Trần Minh Tuấn đã có các buổi tiếp xúc và làm việc với lãnh đạo của WB và IMF và tiếp tục đề nghị WB cần nghiên cứu áp dụng quy định mới này theo một lộ trình phù hợp.
Cụ thể, với kênh vốn IDA, trong năm tài khóa 2010, tổng số vốn phân bổ của IDA dành cho Việt Nam ở mức cao (hơn 1,3 tỷ USD) và số vốn phân bổ IBRD là 700 triệu USD. Nguồn lực tài chính này đã giúp Việt Nam đạt được nhiều thành quả trong công cuộc cải cách kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Vì thế, Việt Nam tiếp tục mong muốn WB duy trì mức phân bổ nguồn vốn IDA như trên trong những năm tiếp theo.
Còn đối với nguồn vốn IBRD thì từ 2009, Việt Nam bắt đầu tiếp nhận nguồn vốn này khi WB xếp Việt Nam từ quốc gia có thu nhập thấp sang thu nhập trung bình.
Như vậy, một vấn đề đặt ra ở đây là thay vì được tiếp cận nguồn vốn không lãi suất, thời hạn dài thì nay, Việt Nam phải tiếp nhận nguồn vốn hỗn hợp chịu lãi suất cao hơn, thời hạn ngắn hơn. Do đó, việc tính toán nhu cầu vốn và sử dụng một cách hiệu quả nhất sẽ trở thành vấn đề cốt yếu. Hiện tại, Bộ Tài chính của Việt Nam đang tiến hành phân tích, đánh giá nhu cầu sử dụng vốn vay này một cách hiệu quả nhất và lĩnh vực ưu tiên vẫn là y tế, giáo dục. Vì thế, Việt Nam cũng mong muốn WB xem xét tăng hạn mức phân bổ IBRD để có điều kiện thực hiện các mục tiêu phát triển.