Vốn kích cầu: “Không phải là tiền cho không”
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc trao đổi với báo giới về định hướng sử dụng nguồn vốn kích cầu sắp tới
Bên lề buổi làm việc giữa Thủ tướng với các tập đoàn và tổng công ty nhà nước sáng 16/12, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã trao đổi với báo giới về định hướng sử dụng nguồn vốn kích cầu sắp tới.
Thưa Bộ trưởng, về nguồn vốn kích cầu, những ngày qua nhiều người đang thắc mắc về hai con số: 1 tỷ USD và 6 tỷ USD. Vậy đâu là con số cụ thể?
1 tỷ USD này là vốn “mồi” để triển khai các giải pháp kích cầu, chứ không phải là toàn bộ. Thế cho nên nếu Chính phủ tiến hành bù lãi suất vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp thì gói giải pháp có thể sẽ lớn hơn 1 tỷ USD, có thể là 5 - 6 tỷ USD.
Về nguồn vốn này, chúng ta phải căn cứ vào nguồn lực của chúng ta. Ở các quốc gia khác, họ mạnh hơn nên có thể chi nhiều hơn. Còn chúng ta bỏ ra nguồn vốn 1 tỷ USD này là để hỗ trợ các doanh nghiệp, tức là có thu hồi.
Việc sử dụng nguồn vốn này sẽ như thế nào?
Đây không phải là tiền cho không. Như Thủ tướng đã nói, đây là gói tiền Chính phủ dự phòng để hỗ trợ lãi suất. Hiện nay lãi suất cao, một số công trình nếu cho vay với lãi suất cao như vậy thì không thể tiến hành được. Cho nên chúng tôi chủ trương hỗ trợ lãi suất.
Việc hỗ trợ lãi suất thì hiện nay Chính phủ cũng đang làm nhưng với diện hẹp hơn. Ví dụ như chúng ta đang cho sinh viên vay tín dụng với lãi suất ưu đãi để học tập, đó cũng là cách hỗ trợ lãi suất.
Đối với gói kích cầu lần này thì chúng ta cũng làm như vậy. Chính phủ sẽ hướng vào một số lĩnh vực, nhất là nhóm giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, như nhà ở cho công nhân ở các khu công nghiệp, các khu dân cư, nhà ở xã hội, cho người nghèo...
Có thể Chính phủ cho vay với lãi suất rất thấp để các doanh nghiệp đầu tư; hoặc cho một số cơ sở hạ tầng cấp thiết vay ưu đãi. Doanh nghiệp sẽ được vay tiền ưu đãi để thực hiện những dự án đó.
Một số ý kiến cho rằng nguồn vốn 1 tỷ USD đó chỉ nên để kích cầu cho một số dự án quan trọng và cần thiết chứ không dàn trải?
Đúng là như vậy, bởi kích cầu phải có trọng tâm. Bù lãi suất cũng phải có các dự án hoặc chương trình được xác định cụ thể.
Để kích cầu, có nguồn vốn nhưng cũng cần có những điều chỉnh về cơ chế thực hiện, quản lý để đạt hiệu quả. Ý kiến của Bộ trưởng thế nào về vấn đề này?
Vấn đề chính nằm ở giải pháp thứ năm của nghị quyết Chính phủ vừa ban hành, là tổ chức thực hiện. Chính phủ cũng đã nhấn mạnh đến công tác điều hành, coi đây cũng là một giải pháp cấp bách.
Về cụ thể, hiện có mấy vấn đề. Thứ nhất là liên quan đến vấn đề đầu tư và xây dựng. Trong đấu thầu hiện nay, chúng tôi đang xem xét trách nhiệm của chủ đầu tư như thế nào để có thể giao cho chủ đầu tư được quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu. Cũng như trong hình thức lựa chọn nhà thầu có hình thức đấu thầu rộng rãi hay hạn chế, có hình thức thương thảo hợp đồng, có hình thức chỉ định thầu, thì họ có quyền được lựa chọn.
Nhưng vấn đề này phải đợi ý kiến của Quốc hội.
Thứ hai, hiện nay chúng tôi đang lấy ý kiến để trình Quốc hội sửa đổi các vấn đề liên quan đến vấn đề đầu tư xây dựng. Việc sửa đổi phải đáp ứng cả hai yêu cầu là vừa đảm bảo thuận lợi, nhưng cũng phải đảm bảo công tác quản lý và chống lạm phát.
Có thể nói, đây đều là những vấn đề không chỉ doanh nghiệp quan tâm mà dư luận cũng quan tâm, Quốc hội quan tâm. Cho nên chúng tôi đang tính toán để lựa chọn giải pháp tối ưu nhất.
Thưa Bộ trưởng, về nguồn vốn kích cầu, những ngày qua nhiều người đang thắc mắc về hai con số: 1 tỷ USD và 6 tỷ USD. Vậy đâu là con số cụ thể?
1 tỷ USD này là vốn “mồi” để triển khai các giải pháp kích cầu, chứ không phải là toàn bộ. Thế cho nên nếu Chính phủ tiến hành bù lãi suất vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp thì gói giải pháp có thể sẽ lớn hơn 1 tỷ USD, có thể là 5 - 6 tỷ USD.
Về nguồn vốn này, chúng ta phải căn cứ vào nguồn lực của chúng ta. Ở các quốc gia khác, họ mạnh hơn nên có thể chi nhiều hơn. Còn chúng ta bỏ ra nguồn vốn 1 tỷ USD này là để hỗ trợ các doanh nghiệp, tức là có thu hồi.
Việc sử dụng nguồn vốn này sẽ như thế nào?
Đây không phải là tiền cho không. Như Thủ tướng đã nói, đây là gói tiền Chính phủ dự phòng để hỗ trợ lãi suất. Hiện nay lãi suất cao, một số công trình nếu cho vay với lãi suất cao như vậy thì không thể tiến hành được. Cho nên chúng tôi chủ trương hỗ trợ lãi suất.
Việc hỗ trợ lãi suất thì hiện nay Chính phủ cũng đang làm nhưng với diện hẹp hơn. Ví dụ như chúng ta đang cho sinh viên vay tín dụng với lãi suất ưu đãi để học tập, đó cũng là cách hỗ trợ lãi suất.
Đối với gói kích cầu lần này thì chúng ta cũng làm như vậy. Chính phủ sẽ hướng vào một số lĩnh vực, nhất là nhóm giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, như nhà ở cho công nhân ở các khu công nghiệp, các khu dân cư, nhà ở xã hội, cho người nghèo...
Có thể Chính phủ cho vay với lãi suất rất thấp để các doanh nghiệp đầu tư; hoặc cho một số cơ sở hạ tầng cấp thiết vay ưu đãi. Doanh nghiệp sẽ được vay tiền ưu đãi để thực hiện những dự án đó.
Một số ý kiến cho rằng nguồn vốn 1 tỷ USD đó chỉ nên để kích cầu cho một số dự án quan trọng và cần thiết chứ không dàn trải?
Đúng là như vậy, bởi kích cầu phải có trọng tâm. Bù lãi suất cũng phải có các dự án hoặc chương trình được xác định cụ thể.
Để kích cầu, có nguồn vốn nhưng cũng cần có những điều chỉnh về cơ chế thực hiện, quản lý để đạt hiệu quả. Ý kiến của Bộ trưởng thế nào về vấn đề này?
Vấn đề chính nằm ở giải pháp thứ năm của nghị quyết Chính phủ vừa ban hành, là tổ chức thực hiện. Chính phủ cũng đã nhấn mạnh đến công tác điều hành, coi đây cũng là một giải pháp cấp bách.
Về cụ thể, hiện có mấy vấn đề. Thứ nhất là liên quan đến vấn đề đầu tư và xây dựng. Trong đấu thầu hiện nay, chúng tôi đang xem xét trách nhiệm của chủ đầu tư như thế nào để có thể giao cho chủ đầu tư được quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu. Cũng như trong hình thức lựa chọn nhà thầu có hình thức đấu thầu rộng rãi hay hạn chế, có hình thức thương thảo hợp đồng, có hình thức chỉ định thầu, thì họ có quyền được lựa chọn.
Nhưng vấn đề này phải đợi ý kiến của Quốc hội.
Thứ hai, hiện nay chúng tôi đang lấy ý kiến để trình Quốc hội sửa đổi các vấn đề liên quan đến vấn đề đầu tư xây dựng. Việc sửa đổi phải đáp ứng cả hai yêu cầu là vừa đảm bảo thuận lợi, nhưng cũng phải đảm bảo công tác quản lý và chống lạm phát.
Có thể nói, đây đều là những vấn đề không chỉ doanh nghiệp quan tâm mà dư luận cũng quan tâm, Quốc hội quan tâm. Cho nên chúng tôi đang tính toán để lựa chọn giải pháp tối ưu nhất.