Dành 1 tỷ USD để kích cầu
Chính phủ dự kiến sẽ dành khoảng 1 tỷ USD để kích cầu đầu tư và tiêu dùng trong nước
Chính phủ dự kiến sẽ dành khoảng 1 tỷ USD để kích cầu đầu tư và tiêu dùng trong nước.
Thông tin này được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 2/12.
Bộ trưởng Phúc cũng cho biết, một mặt Chính phủ sẽ đẩy nhanh các biện pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng, an sinh xã hội, nhưng đồng thời vẫn thực hiện việc tăng lương, tăng giá điện, giá than theo lộ trình đã định.
5 nhóm giải pháp chặn suy giảm kinh tế
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, suy giảm kinh tế trong nước cũng đang dần hiện hữu chứ không chỉ còn là nguy cơ. Để đối phó với tình hình trên, Chính phủ đã đề ra 5 nhóm giải pháp cấp bách nhằm đối phó, ngăn chặn suy giảm kinh tế.
Thứ nhất là tập trung mọi nỗ lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng vào sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn, khả năng tăng trưởng cao như chế biến, dệt may, giày dép... Đồng thời sẽ tìm biện pháp giảm thuế, giãn nợ cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
Đặc biệt, Thủ tướng giao cho hai tổng công ty lương thực miền Bắc và miền Nam tiếp tục thu mua khoảng 1 triệu tấn lúa tồn đọng của nông dân để dự trữ lưu thông, nhà nước sẽ hỗ trợ lãi suất.
Thứ hai là đẩy mạnh, kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Trong đó, về đầu tư phát triển, Chính phủ sẽ tập trung giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước về xây dựng cơ bản, nguồn trái phiếu Chính phủ và nguồn vốn ODA.
Trong kích cầu đầu tư, Chính phủ khuyến khích các thành phần kinh tế, doanh nghiệp tham gia, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải…
Đối với kích cầu tiêu dùng, Chính phủ sẽ thực hiện điều hành giá cả những vật tư, nhiên liệu quan trọng như xăng dầu, sắt thép…đồng thời phát triển mạng lưới phân phối, hệ thống bán lẻ, nhất là ở vùng sâu vùng xa để cung cấp vật tư và hàng tiêu dùng thiết yếu.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sẽ tăng cường các biện pháp quản lý thị trường và giá cả, chống đầu cơ nâng giá, khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức các đợt hạ giá để kích thích tiêu dùng.
Thứ ba là chính sách về tài chính, tiền tệ, Chính phủ sẽ thực hiện các giải pháp để tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp. Tiếp tục hạ lãi suất cơ bản và cho phép các tổ chức tín dụng, các quỹ tín dụng nhân dân cho vay theo lãi suất thỏa thuận.
Chính phủ sẽ điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ theo nguyên tắc linh hoạt, nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Chính phủ cũng giao Ngân hàng Phát triển đứng ra bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đặc biệt, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ thực hiện miễn, giảm, giãn một số loại thuế để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời kéo dài thời hạn nộp thuế xuất nhập khẩu để giảm bớt khó khăn về vay vốn.
Hai nhóm giải pháp thứ tư và thứ năm là đảm bảo an sinh xã hội và tổ chức điều hành, trong đó coi trọng công tác dự báo, phân tích, thông tin tuyên truyền nhằm tránh tâm lý hoang mang trong dân chúng.
Vẫn giữ chỉ tiêu tăng trưởng 6,5%
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc, tại phiên họp Chính phủ trước đó, các thành viên Chính phủ đã tập trung vào thảo luận, bàn các giải pháp để ngăn chặn suy giảm kinh tế đang dần hiện hữu.
Theo đánh giá của Chính phủ, mặc dù nhóm giải phát kiềm chế lạm phát của Chính phủ từ giữa năm này đã phát huy tác dụng, lạm phát đã được kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng cũng đã giảm 2 tháng liền, song do những biến động khủng hoảng của kinh tế thế giới nên kinh tế trong nước cũng chịu những tác động bất lợi, khó dự đoán trước.
Cụ thể, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, du lịch dịch vụ, xuất khẩu, thu ngân sách… đều có xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Trả lời câu hỏi, với sự sụt giảm của các ngành kinh tế trên, liệu nền kinh tế của chúng ta đã rơi vào tình trạng thiểu phát hay chưa, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh khẳng định, mặc dù tốc độ tăng trưởng của đa số các ngành, chi tiêu xã hội đều sụt giảm, song tốc độ tăng trưởng GDP của chúng ta vẫn chưa âm nên cũng không thể kết luận là chúng ta đã bước vào giai đoạn thiểu phát.
Thứ trưởng Sinh cũng cho biết, Chính phủ vẫn thống nhất giữ chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm nay là khoảng 6,5% và mọi diễn biến của nền kinh tế vẫn còn ở phía trước nên cần phải tiếp tục theo dõi diễn biến, không nên kết luận vội vàng, có hay không thiểu phát hay giảm phát.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Sinh cũng cho biết, Chính phủ đã xác định, nền kinh tế đang có chiều hướng suy giảm, tốc độ tăng trưởng chậm lại, tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
Thông tin này được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 2/12.
Bộ trưởng Phúc cũng cho biết, một mặt Chính phủ sẽ đẩy nhanh các biện pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng, an sinh xã hội, nhưng đồng thời vẫn thực hiện việc tăng lương, tăng giá điện, giá than theo lộ trình đã định.
5 nhóm giải pháp chặn suy giảm kinh tế
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, suy giảm kinh tế trong nước cũng đang dần hiện hữu chứ không chỉ còn là nguy cơ. Để đối phó với tình hình trên, Chính phủ đã đề ra 5 nhóm giải pháp cấp bách nhằm đối phó, ngăn chặn suy giảm kinh tế.
Thứ nhất là tập trung mọi nỗ lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng vào sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn, khả năng tăng trưởng cao như chế biến, dệt may, giày dép... Đồng thời sẽ tìm biện pháp giảm thuế, giãn nợ cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
Đặc biệt, Thủ tướng giao cho hai tổng công ty lương thực miền Bắc và miền Nam tiếp tục thu mua khoảng 1 triệu tấn lúa tồn đọng của nông dân để dự trữ lưu thông, nhà nước sẽ hỗ trợ lãi suất.
Thứ hai là đẩy mạnh, kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Trong đó, về đầu tư phát triển, Chính phủ sẽ tập trung giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước về xây dựng cơ bản, nguồn trái phiếu Chính phủ và nguồn vốn ODA.
Trong kích cầu đầu tư, Chính phủ khuyến khích các thành phần kinh tế, doanh nghiệp tham gia, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải…
Đối với kích cầu tiêu dùng, Chính phủ sẽ thực hiện điều hành giá cả những vật tư, nhiên liệu quan trọng như xăng dầu, sắt thép…đồng thời phát triển mạng lưới phân phối, hệ thống bán lẻ, nhất là ở vùng sâu vùng xa để cung cấp vật tư và hàng tiêu dùng thiết yếu.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sẽ tăng cường các biện pháp quản lý thị trường và giá cả, chống đầu cơ nâng giá, khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức các đợt hạ giá để kích thích tiêu dùng.
Thứ ba là chính sách về tài chính, tiền tệ, Chính phủ sẽ thực hiện các giải pháp để tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp. Tiếp tục hạ lãi suất cơ bản và cho phép các tổ chức tín dụng, các quỹ tín dụng nhân dân cho vay theo lãi suất thỏa thuận.
Chính phủ sẽ điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ theo nguyên tắc linh hoạt, nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Chính phủ cũng giao Ngân hàng Phát triển đứng ra bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đặc biệt, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ thực hiện miễn, giảm, giãn một số loại thuế để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời kéo dài thời hạn nộp thuế xuất nhập khẩu để giảm bớt khó khăn về vay vốn.
Hai nhóm giải pháp thứ tư và thứ năm là đảm bảo an sinh xã hội và tổ chức điều hành, trong đó coi trọng công tác dự báo, phân tích, thông tin tuyên truyền nhằm tránh tâm lý hoang mang trong dân chúng.
Vẫn giữ chỉ tiêu tăng trưởng 6,5%
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc, tại phiên họp Chính phủ trước đó, các thành viên Chính phủ đã tập trung vào thảo luận, bàn các giải pháp để ngăn chặn suy giảm kinh tế đang dần hiện hữu.
Theo đánh giá của Chính phủ, mặc dù nhóm giải phát kiềm chế lạm phát của Chính phủ từ giữa năm này đã phát huy tác dụng, lạm phát đã được kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng cũng đã giảm 2 tháng liền, song do những biến động khủng hoảng của kinh tế thế giới nên kinh tế trong nước cũng chịu những tác động bất lợi, khó dự đoán trước.
Cụ thể, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, du lịch dịch vụ, xuất khẩu, thu ngân sách… đều có xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Trả lời câu hỏi, với sự sụt giảm của các ngành kinh tế trên, liệu nền kinh tế của chúng ta đã rơi vào tình trạng thiểu phát hay chưa, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh khẳng định, mặc dù tốc độ tăng trưởng của đa số các ngành, chi tiêu xã hội đều sụt giảm, song tốc độ tăng trưởng GDP của chúng ta vẫn chưa âm nên cũng không thể kết luận là chúng ta đã bước vào giai đoạn thiểu phát.
Thứ trưởng Sinh cũng cho biết, Chính phủ vẫn thống nhất giữ chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm nay là khoảng 6,5% và mọi diễn biến của nền kinh tế vẫn còn ở phía trước nên cần phải tiếp tục theo dõi diễn biến, không nên kết luận vội vàng, có hay không thiểu phát hay giảm phát.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Sinh cũng cho biết, Chính phủ đã xác định, nền kinh tế đang có chiều hướng suy giảm, tốc độ tăng trưởng chậm lại, tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.