“Sẽ có khoảng 10 dự án được nhận kích cầu”
Dự kiến sẽ có khoảng trên dưới 10 dự án được nhận hỗ trợ từ chương trình kích cầu của Chính phủ
Dự kiến sẽ có khoảng trên dưới 10 dự án được nhận hỗ trợ từ chương trình kích cầu 1 tỷ USD của Chính phủ.
Đó là thông tin được ông Nguyễn Trọng Tín, Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng và Đô thị (Bộ Kế hoạch và đầu tư) đưa ra trong cuộc trao đổi mới đây với báo giới.
Xung quanh chương trình kích cầu này, ông Tín nói:
- Theo kế hoạch của chương trình, riêng về đầu tư, Chính phủ sẽ phân chia cho kết cấu hạ tầng và đảm bảo an sinh xã hội.
Theo tôi, với chương trình này thì Chính phủ nên chỉ đạo làm sớm bởi tốc độ phát triển của kết cấu hạ tầng bao giờ cũng cao hơn tốc độ phát triển kinh tế, nên muốn phát triển kinh tế được thì phải tập trung cho phát triển kết cấu hạ tầng.
Tôi cho rằng, 1 tỷ USD dù không phải là quá lớn nhưng hiệu quả sẽ rất cao bởi đặc điểm của kết cấu hạ tầng là có hiệu quả ngay đối với nền kinh tế. Theo số liệu chúng tôi có được thì hiện nay có rất nhiều dự án lớn cần thiết nhưng đang bị đình lại vì thiếu vốn, trong khi việc huy động vốn ngoài ngân sách hiện lại đang rất khó khăn.
Hiện chúng tôi đang tổng hợp lại để tính toán tỷ lệ bao nhiêu cho kết cấu hạ tầng, bao nhiêu cho nhà ở xã hội. Cuối tháng 12 này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo Chính phủ về tỷ lệ phân chia.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã có dự kiến một số dự án có thể sẽ nhận được kinh phí từ gói kích cầu này, đó là: dự án nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng, Nội Bài; luồng cho tàu vào sông Hậu tại khu vực ĐBSCL; nâng cấp, thay tà vẹt của một số dự án đường sắt; nâng cấp một số dự án quốc lộ như: quốc lộ 70, quốc lộ 6, quốc lộ 279…; và một phần nhỏ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng gặp khó khăn.
Dự án nhận đầu tư kích cầu phải triển khai được ngay
Nhưng trong điều kiện hiện nay thì những dự án như thay tà vẹt cho đường sắt, nhà ga sân bay…liệu có phải là những dự án cần thiết phải kích cầu đầu tư chưa, thưa ông?
Những dự án trên đều là những dự án lớn, bởi đối với đường sắt, nếu như trước đây mục tiêu là giảm giờ tàu chạy, nâng tần suất... thì hiện nay phải là nâng cao tốc độ chạy tàu nhưng vẫn đảm bảo an toàn.
Còn những dự án liên quan đến sân bay, nhà ga hàng không thì cũng rất quan trọng vì đó là ngành kinh tế trọng điểm và lại liên quan nhiều đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế và cả xã hội.
Nhưng ông đã nói kích cầu là những dự án cần phải làm thực hiện ngay, nhưng các dự án kết cấu hạ tầng thì thường kéo dài?
Chính vì đặc điểm đó nên chúng tôi chỉ tập trung vào những dự án trọng điểm đã và đang thực hiện nhưng đang thiếu vốn. Còn những dự án khởi công mới hoặc chưa đủ thủ tục thì chúng tôi cũng không đưa vào diện kích cầu.
Vậy theo ông, việc Chính phủ phân chia 1 tỷ USD này cho cả kích cầu và đảm bảo an sinh xã hội liệu có hợp lý không, khi mà an sinh xã hội đã có các chương trình khác...?
Trong nhóm các giải pháp ngoài ngăn chặn suy giảm kinh tế của Chính phủ cũng có đề cập đến đảm bảo an sinh xã hội. Do vậy, khi quyết định chi 1 tỷ USD để kích cầu thì chắc chắn cũng phải tính đến vấn đề đó.
Tuy nhiên, như tôi đã nói, đối với kích cầu thì những dự án phải triển khai được ngay. Do đó, không chỉ là cái nào cần hơn cái nào mà còn là điều kiện để triển khai được ngay.
Chẳng hạn, nếu thấy cần phải làm nhà ở xã hội nhưng vẫn chưa có quy hoạch nhà ở thì không thể tổ chức thực hiện được. Do đó, các dự án nằm trong diện kích cầu thì luôn phải đảm bảo hai yếu tố, đó là sự cần thiết và khả năng thực hiện.
Trong nhóm các giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế mà Chính phủ đã công bố thì có cả đảm bảo an sinh xã hội. Do đó, khi đưa ra kế hoạch kích cầu 1 tỷ USD để kích cầu thì gói giải pháp này vẫn phải đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội.
Nhưng nếu kích cầu đầu tư mà tập trung vào kết cấu hạ tầng thì không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ năng lực thực hiện dự án, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ?
Những dự án chúng tôi nhắm đến là những dự án phải có năng lực thực hiện, tức là ngoài việc cần thì dự án đó phải có khả năng thực hiện. Cụ thể như nhà ga sân bay Đà Nẵng, hiện nay đã hoàn thành xong hệ thống cọc móng, nên phần còn lại nếu rót thêm vốn thì sẽ hoàn thành rất nhanh bởi dự án này cũng đã hoàn thành đấu thầu.
Còn việc khi phân bổ xuống mà các doanh nghiệp nhỏ không được tiếp cận thì không có gì là không công bằng bởi song song với gói kích cầu này thì Chính phủ cũng đã có những chương trình riêng để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không dễ gì khi chỉ với một khoản tiền mà có thể lo được tất cả các việc.
Tức là ông cho rằng, 1 tỷ USD là quá ít đối với chương trình này?
Đúng vậy, nên Chính phủ sẽ xem xét để có thể huy động thêm từ nhiều nguồn khác nữa.
Theo đánh giá của chúng tôi thì tổng giá trị kích cầu chỉ với 1 tỷ USD thì không phải là lớn lắm bởi nhu cầu thì rất lớn. Do đó, có thể sẽ tương đối khó khăn trong việc xác định các tiêu chí bởi còn phải phân cấp, phân bổ về các đơn vị, địa phương.
Hiện chúng tôi đang gấp rút xây dựng các tiêu chí để lựa chọn các dự án được nhận vốn từ chương trình kích cầu 1 tỷ USD để trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất.
Đừng “mơ” chạy chọt
Nhiều người lo ngại rằng, khi phân bổ xuống dưới thì sẽ dễ xảy ra tình trạng chạy chọt để được hưởng lợi từ 1 tỷ USD kích cầu, thưa ông?
Về chủ quan thì tôi khẳng định là không thể có, bởi chúng tôi chính là những người đứng ra làm những việc này, nếu chạy chọt thì chắc chắn họ phải “chạy” đến chúng tôi, nhưng một khi chúng tôi đã kiên quyết thì không thể có chuyện đó được.
Đây là một giải pháp cấp bách của Chính phủ để ngăn chặn suy giảm kinh tế, nếu mình làm không đến nơi đến chốn thì không những phải chịu trách nhiệm trước pháp luật mà còn có tội với dân.
Do đó, tôi xin khuyến cáo rằng, các doanh nghiệp đừng bao giờ “mơ” đến chuyện chạy chọt để được hưởng lợi trái với quy định của chính sách kích cầu.
Ông có thể cho biết dự kiến sẽ có khoảng bao nhiêu dự án được hỗ trợ từ chương trình kích cầu 1 tỷ USD này không?
Chắc chắn chúng tôi sẽ công bố danh mục các dự án được nhận hỗ trợ từ chương trình này trong thời gian tới. Vì hiện nay danh mục này vẫn chưa được phê duyệt và đây cũng đang là thời điểm nhạy cảm, nên không thể tiết lộ danh mục chính thức các dự án được.
Tuy nhiên, dự kiến số lượng các dự án được nhận hỗ trợ của chương trình kích cầu cũng không nhiều, cũng chỉ trên dưới 10 dự án.
Đó là thông tin được ông Nguyễn Trọng Tín, Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng và Đô thị (Bộ Kế hoạch và đầu tư) đưa ra trong cuộc trao đổi mới đây với báo giới.
Xung quanh chương trình kích cầu này, ông Tín nói:
- Theo kế hoạch của chương trình, riêng về đầu tư, Chính phủ sẽ phân chia cho kết cấu hạ tầng và đảm bảo an sinh xã hội.
Theo tôi, với chương trình này thì Chính phủ nên chỉ đạo làm sớm bởi tốc độ phát triển của kết cấu hạ tầng bao giờ cũng cao hơn tốc độ phát triển kinh tế, nên muốn phát triển kinh tế được thì phải tập trung cho phát triển kết cấu hạ tầng.
Tôi cho rằng, 1 tỷ USD dù không phải là quá lớn nhưng hiệu quả sẽ rất cao bởi đặc điểm của kết cấu hạ tầng là có hiệu quả ngay đối với nền kinh tế. Theo số liệu chúng tôi có được thì hiện nay có rất nhiều dự án lớn cần thiết nhưng đang bị đình lại vì thiếu vốn, trong khi việc huy động vốn ngoài ngân sách hiện lại đang rất khó khăn.
Hiện chúng tôi đang tổng hợp lại để tính toán tỷ lệ bao nhiêu cho kết cấu hạ tầng, bao nhiêu cho nhà ở xã hội. Cuối tháng 12 này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo Chính phủ về tỷ lệ phân chia.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã có dự kiến một số dự án có thể sẽ nhận được kinh phí từ gói kích cầu này, đó là: dự án nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng, Nội Bài; luồng cho tàu vào sông Hậu tại khu vực ĐBSCL; nâng cấp, thay tà vẹt của một số dự án đường sắt; nâng cấp một số dự án quốc lộ như: quốc lộ 70, quốc lộ 6, quốc lộ 279…; và một phần nhỏ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng gặp khó khăn.
Dự án nhận đầu tư kích cầu phải triển khai được ngay
Nhưng trong điều kiện hiện nay thì những dự án như thay tà vẹt cho đường sắt, nhà ga sân bay…liệu có phải là những dự án cần thiết phải kích cầu đầu tư chưa, thưa ông?
Những dự án trên đều là những dự án lớn, bởi đối với đường sắt, nếu như trước đây mục tiêu là giảm giờ tàu chạy, nâng tần suất... thì hiện nay phải là nâng cao tốc độ chạy tàu nhưng vẫn đảm bảo an toàn.
Còn những dự án liên quan đến sân bay, nhà ga hàng không thì cũng rất quan trọng vì đó là ngành kinh tế trọng điểm và lại liên quan nhiều đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế và cả xã hội.
Nhưng ông đã nói kích cầu là những dự án cần phải làm thực hiện ngay, nhưng các dự án kết cấu hạ tầng thì thường kéo dài?
Chính vì đặc điểm đó nên chúng tôi chỉ tập trung vào những dự án trọng điểm đã và đang thực hiện nhưng đang thiếu vốn. Còn những dự án khởi công mới hoặc chưa đủ thủ tục thì chúng tôi cũng không đưa vào diện kích cầu.
Vậy theo ông, việc Chính phủ phân chia 1 tỷ USD này cho cả kích cầu và đảm bảo an sinh xã hội liệu có hợp lý không, khi mà an sinh xã hội đã có các chương trình khác...?
Trong nhóm các giải pháp ngoài ngăn chặn suy giảm kinh tế của Chính phủ cũng có đề cập đến đảm bảo an sinh xã hội. Do vậy, khi quyết định chi 1 tỷ USD để kích cầu thì chắc chắn cũng phải tính đến vấn đề đó.
Tuy nhiên, như tôi đã nói, đối với kích cầu thì những dự án phải triển khai được ngay. Do đó, không chỉ là cái nào cần hơn cái nào mà còn là điều kiện để triển khai được ngay.
Chẳng hạn, nếu thấy cần phải làm nhà ở xã hội nhưng vẫn chưa có quy hoạch nhà ở thì không thể tổ chức thực hiện được. Do đó, các dự án nằm trong diện kích cầu thì luôn phải đảm bảo hai yếu tố, đó là sự cần thiết và khả năng thực hiện.
Trong nhóm các giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế mà Chính phủ đã công bố thì có cả đảm bảo an sinh xã hội. Do đó, khi đưa ra kế hoạch kích cầu 1 tỷ USD để kích cầu thì gói giải pháp này vẫn phải đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội.
Nhưng nếu kích cầu đầu tư mà tập trung vào kết cấu hạ tầng thì không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ năng lực thực hiện dự án, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ?
Những dự án chúng tôi nhắm đến là những dự án phải có năng lực thực hiện, tức là ngoài việc cần thì dự án đó phải có khả năng thực hiện. Cụ thể như nhà ga sân bay Đà Nẵng, hiện nay đã hoàn thành xong hệ thống cọc móng, nên phần còn lại nếu rót thêm vốn thì sẽ hoàn thành rất nhanh bởi dự án này cũng đã hoàn thành đấu thầu.
Còn việc khi phân bổ xuống mà các doanh nghiệp nhỏ không được tiếp cận thì không có gì là không công bằng bởi song song với gói kích cầu này thì Chính phủ cũng đã có những chương trình riêng để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không dễ gì khi chỉ với một khoản tiền mà có thể lo được tất cả các việc.
Tức là ông cho rằng, 1 tỷ USD là quá ít đối với chương trình này?
Đúng vậy, nên Chính phủ sẽ xem xét để có thể huy động thêm từ nhiều nguồn khác nữa.
Theo đánh giá của chúng tôi thì tổng giá trị kích cầu chỉ với 1 tỷ USD thì không phải là lớn lắm bởi nhu cầu thì rất lớn. Do đó, có thể sẽ tương đối khó khăn trong việc xác định các tiêu chí bởi còn phải phân cấp, phân bổ về các đơn vị, địa phương.
Hiện chúng tôi đang gấp rút xây dựng các tiêu chí để lựa chọn các dự án được nhận vốn từ chương trình kích cầu 1 tỷ USD để trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất.
Đừng “mơ” chạy chọt
Nhiều người lo ngại rằng, khi phân bổ xuống dưới thì sẽ dễ xảy ra tình trạng chạy chọt để được hưởng lợi từ 1 tỷ USD kích cầu, thưa ông?
Về chủ quan thì tôi khẳng định là không thể có, bởi chúng tôi chính là những người đứng ra làm những việc này, nếu chạy chọt thì chắc chắn họ phải “chạy” đến chúng tôi, nhưng một khi chúng tôi đã kiên quyết thì không thể có chuyện đó được.
Đây là một giải pháp cấp bách của Chính phủ để ngăn chặn suy giảm kinh tế, nếu mình làm không đến nơi đến chốn thì không những phải chịu trách nhiệm trước pháp luật mà còn có tội với dân.
Do đó, tôi xin khuyến cáo rằng, các doanh nghiệp đừng bao giờ “mơ” đến chuyện chạy chọt để được hưởng lợi trái với quy định của chính sách kích cầu.
Ông có thể cho biết dự kiến sẽ có khoảng bao nhiêu dự án được hỗ trợ từ chương trình kích cầu 1 tỷ USD này không?
Chắc chắn chúng tôi sẽ công bố danh mục các dự án được nhận hỗ trợ từ chương trình này trong thời gian tới. Vì hiện nay danh mục này vẫn chưa được phê duyệt và đây cũng đang là thời điểm nhạy cảm, nên không thể tiết lộ danh mục chính thức các dự án được.
Tuy nhiên, dự kiến số lượng các dự án được nhận hỗ trợ của chương trình kích cầu cũng không nhiều, cũng chỉ trên dưới 10 dự án.