Wall Street ở Hà Nội
Các con phố như Láng Hạ, Quang Trung, Nguyễn Du, Bà Triệu trở thành nơi quen thuộc của dân đầu tư
Khi chứng khoán len lỏi vào cuộc sống của người Hà thành thì các con phố như Láng Hạ, Quang Trung, Nguyễn Du, Bà Triệu trở thành nơi quen thuộc của dân đầu tư.
Phố phường Hà Nội có thêm tên mới: phố chứng khoán.
Láng Hạ hiện quy tụ đủ mặt anh tài, từ những cái tên quen thuộc như Vietcombank, Nông nghiệp, Đầu tư Phát triển đến những nơi lạ hoắc như ngân hàng Đại Dương, An Bình. Những tòa nhà cho thuê văn phòng như khu 4A Láng Hạ tấp nập dân tài chính ra vào từ PVFC (Tài chính dầu khí), BSC (Công ty Chứng khoán ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam), VIB Bank ở tầng 1 đến IDJ Financial, Tiger Invest...
Trước đây, cả nhà đầu tư, nhân viên các công ty, ban quản lý tòa nhà để xe túm tụm lộn xộn, mướt mồ hôi mới lôi được xe ra ngoài, nay nhà đầu tư được phân biệt để xe riêng dãy bên phải.
Phố Quang Trung, đoạn gần đường Trần Nhân Tông, tọa lạc hai sàn sát nhau là Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á và Công ty Chứng khoán Quốc tế. Giờ cơm trưa, đi quán nào thực khách cũng nghe ồn ào đủ chuyện liên quan đến cổ phiếu. Ông chủ quán cả đời chưa nhìn thấy cổ phiếu bao giờ cũng thích ứng chào khách bằng câu cửa miệng: "Hôm nay tăng hay giảm chú?".
Trên phố Bà Triệu, dân trông xe nhẵn mặt những nhà đầu tư có thâm niên bám sàn BSC (Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư Phát triển). Đặt tại tầng 10, tháp Vincom, sàn giao dịch này dường như quá nhỏ so với nhu cầu của nhà đầu tư. Dân ngân hàng ở các tầng khác kêu trời đất vì ngày nào cũng mất ít nhất 15 phút mới leo được lên văn phòng do thang máy quá tải. An ninh lộn xộn khiến công ty phải cắt cử thêm bảo vệ trực ngay tầng 1, nhìn ai lớ ngớ khả nghi là chú bảo vệ xin phép hỏi thăm một chút.
Cách đó không xa là sàn Incombank và Bảo Việt. Chỉ có đoạn vỉa hè con con phía trước làm chỗ gửi xe. Mấy hàng nước chè ngay dưới đông nghịt kẻ đứng người ngồi với đủ chuyện được buôn từ việc ông A. trúng mấy tỷ đồng, bà B. cãi nhau với chồng ngay trên sàn.
Gia nhập ngành kinh doanh thời thượng, Công ty Chứng khoán Hà Nội dám chịu chơi thuê hẳn văn phòng tại tòa nhà Opera Business hạng A trên phố Tràng Tiền với giá không dưới 35 USD/m2. Trong toà nhà này có thêm 2 công ty chứng khoán chơi sang như vậy nữa. "Chúng tôi chấp nhận thuê diện tích hẹp với hy vọng vài tháng nữa hệ thống giao dịch qua mạng hoạt động tốt nhà đầu tư không phải bám sàn".
Tòa nhà văn phòng Toserco trên đường Kim Mã, góc phố Trần Huy Liệu được hai công ty chứng khoán Kim Long và Thăng Long, vài ngân hàng, công ty bảo hiểm "chọn mặt gửi vàng". Sáng sáng ôtô đậu tràn xuống cả mặt đường, các quán cà phê, cơm trưa, đồ nhậu quanh đó tiếc hùi hụi vì không thể mở rộng diện tích đón khách.
Đất nóng
Cùng với sự ra đời của hàng loạt công ty chứng khoán, việc tìm kiếm chỗ thuê văn phòng trở nên khó khăn. Yêu cầu chung của các công ty này là cần mặt bằng rộng, càng gần trung tâm thành phố càng tốt, ở tầng thấp để nhà đầu tư tiện đi lại, đặc biệt chỗ để xe phải cực rộng.
Trong bối cảnh văn phòng "sốt nóng" như hiện nay, giá cho thuê tăng vùn vụt so với trước. Thời điểm này năm ngoái, giá thuê văn phòng tầm trung bình ở Láng Hạ vào khoảng 14 USD/m2 đã bao gồm thuế, phí dịch vụ thì nay tăng lên 17 USD chưa kể thuế, phí. Giá thuê văn phòng các tòa nhà hạng sang lên tới 35 USD/m2, công ty tiếp thị tuyên bố xanh rờn "Dưới 30 USD đừng nói chuyện".
Một số khu vực như Lò Đúc, Hoàng Quốc Việt tốc độ tăng giá văn phòng cho thuê không lớn như vậy nhưng tới tận 2008 chủ đầu tư mới giao nhà.
Công sức, thời gian tìm thuê văn phòng của các công ty chứng khoán tỷ lệ thuận với tình hình trên. Trước đây, một công ty mất khoảng 3-4 tháng tìm, nay phải dành ngân sách tới nửa năm. Nhân viên hành chính một công ty chứng khoán có nhu cầu thuê 1.000-1.500 m2 cho hay, suốt 3 tháng qua chị gần như xới tung cả Hà Nội, gọi đủ các công ty môi giới, cuối cùng mới thuê được một chỗ, chưa ưng ý lắm nhưng phải nhanh chân không lại có người khác nẫng mất.
"Muốn chen vào phố tài chính, chứng khoán Láng Hạ mà tìm hết hơi không nổi", chị kể.
Phố phường Hà Nội có thêm tên mới: phố chứng khoán.
Láng Hạ hiện quy tụ đủ mặt anh tài, từ những cái tên quen thuộc như Vietcombank, Nông nghiệp, Đầu tư Phát triển đến những nơi lạ hoắc như ngân hàng Đại Dương, An Bình. Những tòa nhà cho thuê văn phòng như khu 4A Láng Hạ tấp nập dân tài chính ra vào từ PVFC (Tài chính dầu khí), BSC (Công ty Chứng khoán ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam), VIB Bank ở tầng 1 đến IDJ Financial, Tiger Invest...
Trước đây, cả nhà đầu tư, nhân viên các công ty, ban quản lý tòa nhà để xe túm tụm lộn xộn, mướt mồ hôi mới lôi được xe ra ngoài, nay nhà đầu tư được phân biệt để xe riêng dãy bên phải.
Phố Quang Trung, đoạn gần đường Trần Nhân Tông, tọa lạc hai sàn sát nhau là Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á và Công ty Chứng khoán Quốc tế. Giờ cơm trưa, đi quán nào thực khách cũng nghe ồn ào đủ chuyện liên quan đến cổ phiếu. Ông chủ quán cả đời chưa nhìn thấy cổ phiếu bao giờ cũng thích ứng chào khách bằng câu cửa miệng: "Hôm nay tăng hay giảm chú?".
Trên phố Bà Triệu, dân trông xe nhẵn mặt những nhà đầu tư có thâm niên bám sàn BSC (Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư Phát triển). Đặt tại tầng 10, tháp Vincom, sàn giao dịch này dường như quá nhỏ so với nhu cầu của nhà đầu tư. Dân ngân hàng ở các tầng khác kêu trời đất vì ngày nào cũng mất ít nhất 15 phút mới leo được lên văn phòng do thang máy quá tải. An ninh lộn xộn khiến công ty phải cắt cử thêm bảo vệ trực ngay tầng 1, nhìn ai lớ ngớ khả nghi là chú bảo vệ xin phép hỏi thăm một chút.
Cách đó không xa là sàn Incombank và Bảo Việt. Chỉ có đoạn vỉa hè con con phía trước làm chỗ gửi xe. Mấy hàng nước chè ngay dưới đông nghịt kẻ đứng người ngồi với đủ chuyện được buôn từ việc ông A. trúng mấy tỷ đồng, bà B. cãi nhau với chồng ngay trên sàn.
Gia nhập ngành kinh doanh thời thượng, Công ty Chứng khoán Hà Nội dám chịu chơi thuê hẳn văn phòng tại tòa nhà Opera Business hạng A trên phố Tràng Tiền với giá không dưới 35 USD/m2. Trong toà nhà này có thêm 2 công ty chứng khoán chơi sang như vậy nữa. "Chúng tôi chấp nhận thuê diện tích hẹp với hy vọng vài tháng nữa hệ thống giao dịch qua mạng hoạt động tốt nhà đầu tư không phải bám sàn".
Tòa nhà văn phòng Toserco trên đường Kim Mã, góc phố Trần Huy Liệu được hai công ty chứng khoán Kim Long và Thăng Long, vài ngân hàng, công ty bảo hiểm "chọn mặt gửi vàng". Sáng sáng ôtô đậu tràn xuống cả mặt đường, các quán cà phê, cơm trưa, đồ nhậu quanh đó tiếc hùi hụi vì không thể mở rộng diện tích đón khách.
Đất nóng
Cùng với sự ra đời của hàng loạt công ty chứng khoán, việc tìm kiếm chỗ thuê văn phòng trở nên khó khăn. Yêu cầu chung của các công ty này là cần mặt bằng rộng, càng gần trung tâm thành phố càng tốt, ở tầng thấp để nhà đầu tư tiện đi lại, đặc biệt chỗ để xe phải cực rộng.
Trong bối cảnh văn phòng "sốt nóng" như hiện nay, giá cho thuê tăng vùn vụt so với trước. Thời điểm này năm ngoái, giá thuê văn phòng tầm trung bình ở Láng Hạ vào khoảng 14 USD/m2 đã bao gồm thuế, phí dịch vụ thì nay tăng lên 17 USD chưa kể thuế, phí. Giá thuê văn phòng các tòa nhà hạng sang lên tới 35 USD/m2, công ty tiếp thị tuyên bố xanh rờn "Dưới 30 USD đừng nói chuyện".
Một số khu vực như Lò Đúc, Hoàng Quốc Việt tốc độ tăng giá văn phòng cho thuê không lớn như vậy nhưng tới tận 2008 chủ đầu tư mới giao nhà.
Công sức, thời gian tìm thuê văn phòng của các công ty chứng khoán tỷ lệ thuận với tình hình trên. Trước đây, một công ty mất khoảng 3-4 tháng tìm, nay phải dành ngân sách tới nửa năm. Nhân viên hành chính một công ty chứng khoán có nhu cầu thuê 1.000-1.500 m2 cho hay, suốt 3 tháng qua chị gần như xới tung cả Hà Nội, gọi đủ các công ty môi giới, cuối cùng mới thuê được một chỗ, chưa ưng ý lắm nhưng phải nhanh chân không lại có người khác nẫng mất.
"Muốn chen vào phố tài chính, chứng khoán Láng Hạ mà tìm hết hơi không nổi", chị kể.