Xăng dầu tăng nhẹ, vàng bạc suy yếu
Giá dầu thô tương lai đã chấm dứt chuỗi ngày dài giảm giá bằng phiên tăng nhẹ đêm qua
Chốt phiên 19/12, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 1/2012 tăng 35 cent, tương ứng 0,4%, lên 93,88 USD/thùng trên sàn trao đổi hàng hóa New York. Trong phiên, giá dầu loại này đạt mức cao nhất là 94,42 USD và thấp nhất là 92,54%.
Đóng cửa trước đó, giá dầu tại châu Á suy giảm do lo ngại của giới đầu tư về khủng hoảng nợ tại Khu vực đồng Euro và nguy cơ bất ổn địa chính trị trên bán đảo Triều Tiên sau khi nhà lãnh đạo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Jong Il qua đời.
Tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 1/2012 giảm 81 xu xuống 92,72 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 2/2012 giảm 79 xu xuống 102,56 USD/thùng.
Phil Flynn, Phó chủ tịch hãng PFG Best cho hay, giá dầu đang bị lôi kéo bởi những thông tin trái chiều về xếp hạng tín dụng của Khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng như vấn đề chuyển giao quyền lực ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Cuối tuần trước, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cảnh báo hạ bậc tín dụng 6 nước Khu vực đồng Euro. Trong khi phát biểu hôm qua, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ thấp trách nhiệm về giải quyết nợ công của định chế này.
Ông Mario Draghi, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, cũng cảnh báo rằng, các nước Khu vực đồng Euro đang vật lộn với khó khăn, nếu rời khỏi khối này sẽ vẫn phải đối mặt với những khó khăn kinh tế rất lớn về lâu về dài.
Một thông tin khác cũng có tác động không nhỏ tới thị trường dầu thô là việc đồng USD tăng giá. Phiên hôm qua, chỉ số USD, thước đó giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền khác, đứng ở 80,316 điểm, cao hơn mức 80,216 điểm phiên 16/12.
Cùng đi lên với dầu thô, giá xăng giao tháng 1/2012 tăng chưa tới 0,1%, lên 2,49 USD/gallon. Ngược dòng, dầu sưởi cùng kỳ hạn giảm 2 cent, xuống 2,78 USD/gallon, khí tự nhiên giảm 1% xuống còn 3,1 USD/ triệu BTU.
Giá nông sản tăng, kim loại giảm
Nỗi lo về nguồn cung đã giúp các thị trường ngũ cốc và nông sản tăng giá khá mạnh trở lại, bất chấp việc đồng USD đi lên. Chỉ số GSCI đo giá trị 24 loại hàng hóa nguyên liệu thô tăng 0,3% lên 619,5 điểm.
Đóng cửa phiên 19/12, giá ngô tăng 3,1% lên 601 cent/bushel trên sàn CBOT ở Chicago. Đậu tương giao cùng kỳ hạn tăng lên 1.149 cent/bushel cũng trên sàn CBOT. Giá lúc mì đứng ở mức giá 599,75 cent/bushel.
Trong khi đó, giá cà phê tăng 4,35 cent, tương ứng 2,02%, lên mức 219,45 cent/lb. Giá đường tăng 0,04% lên 23,090 cent/lb. Giá gạo chưa xay xát trên sàn CBOT ở Chicago đứng ở mức 14,245 USD/cwt, tăng 0,71% so với phiên cuối tuần trước.
Trên thị trường kim loại, giá vàng giao ngay giảm còn 1.593 USD/ounce, sau khi đã giảm 6,9% trong tuần qua. Giá bạc giảm 2,7% xuống 28,874 USD/ounce. Giá bạch kim hạ 0,3% xuống 1.413,6 USD/ounce và palladium hạ 1,3% xuống 617,7 USD/ounce.
Giá đồng giao tháng 3 giảm 0,7% xuống 3.3058 USD/b. Đây là phiên giảm thứ 5 của mặt hàng đồng trong 6 phiên vừa qua vì lo sợ nhu cầu giảm sút khi giá nhà đất Trung Quốc yếu nhất trong 1 năm. Giá đồng mất giá còn vì nỗi lo châu Âu và USD mạnh lên.
Đóng cửa trước đó, giá dầu tại châu Á suy giảm do lo ngại của giới đầu tư về khủng hoảng nợ tại Khu vực đồng Euro và nguy cơ bất ổn địa chính trị trên bán đảo Triều Tiên sau khi nhà lãnh đạo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Jong Il qua đời.
Tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 1/2012 giảm 81 xu xuống 92,72 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 2/2012 giảm 79 xu xuống 102,56 USD/thùng.
Phil Flynn, Phó chủ tịch hãng PFG Best cho hay, giá dầu đang bị lôi kéo bởi những thông tin trái chiều về xếp hạng tín dụng của Khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng như vấn đề chuyển giao quyền lực ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Cuối tuần trước, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cảnh báo hạ bậc tín dụng 6 nước Khu vực đồng Euro. Trong khi phát biểu hôm qua, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ thấp trách nhiệm về giải quyết nợ công của định chế này.
Ông Mario Draghi, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, cũng cảnh báo rằng, các nước Khu vực đồng Euro đang vật lộn với khó khăn, nếu rời khỏi khối này sẽ vẫn phải đối mặt với những khó khăn kinh tế rất lớn về lâu về dài.
Một thông tin khác cũng có tác động không nhỏ tới thị trường dầu thô là việc đồng USD tăng giá. Phiên hôm qua, chỉ số USD, thước đó giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền khác, đứng ở 80,316 điểm, cao hơn mức 80,216 điểm phiên 16/12.
Cùng đi lên với dầu thô, giá xăng giao tháng 1/2012 tăng chưa tới 0,1%, lên 2,49 USD/gallon. Ngược dòng, dầu sưởi cùng kỳ hạn giảm 2 cent, xuống 2,78 USD/gallon, khí tự nhiên giảm 1% xuống còn 3,1 USD/ triệu BTU.
Giá nông sản tăng, kim loại giảm
Nỗi lo về nguồn cung đã giúp các thị trường ngũ cốc và nông sản tăng giá khá mạnh trở lại, bất chấp việc đồng USD đi lên. Chỉ số GSCI đo giá trị 24 loại hàng hóa nguyên liệu thô tăng 0,3% lên 619,5 điểm.
Đóng cửa phiên 19/12, giá ngô tăng 3,1% lên 601 cent/bushel trên sàn CBOT ở Chicago. Đậu tương giao cùng kỳ hạn tăng lên 1.149 cent/bushel cũng trên sàn CBOT. Giá lúc mì đứng ở mức giá 599,75 cent/bushel.
Trong khi đó, giá cà phê tăng 4,35 cent, tương ứng 2,02%, lên mức 219,45 cent/lb. Giá đường tăng 0,04% lên 23,090 cent/lb. Giá gạo chưa xay xát trên sàn CBOT ở Chicago đứng ở mức 14,245 USD/cwt, tăng 0,71% so với phiên cuối tuần trước.
Trên thị trường kim loại, giá vàng giao ngay giảm còn 1.593 USD/ounce, sau khi đã giảm 6,9% trong tuần qua. Giá bạc giảm 2,7% xuống 28,874 USD/ounce. Giá bạch kim hạ 0,3% xuống 1.413,6 USD/ounce và palladium hạ 1,3% xuống 617,7 USD/ounce.
Giá đồng giao tháng 3 giảm 0,7% xuống 3.3058 USD/b. Đây là phiên giảm thứ 5 của mặt hàng đồng trong 6 phiên vừa qua vì lo sợ nhu cầu giảm sút khi giá nhà đất Trung Quốc yếu nhất trong 1 năm. Giá đồng mất giá còn vì nỗi lo châu Âu và USD mạnh lên.