Xăng, dầu thế giới cùng đẩy giá theo ECB
Phiên giao dịch quốc tế đêm qua (26/7), các mặt hàng năng lượng đồng loạt nhích giá sau tuyên bố từ ECB
Phiên giao dịch quốc tế đêm qua (26/7), các mặt hàng năng lượng đồng loạt nhích giá sau khi thị trường nhận được tín hiệu tích cực từ tuyên bố sẵn sàng cứu Khu vực đồng tiền chung châu Âu của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi.
Phát biểu hôm 26/7, Chủ tịch ECB khẳng định, "trong quyền hạn của chúng tôi, ECB sẵn sàng làm mọi biện pháp để bảo toàn Khu vực đồng Euro. Hãy tin tưởng ở chúng tôi. Các biện pháp đó sẽ đủ mạnh". Ngay sau tuyên bố của ông Draghi, giá cả hàng hóa quốc tế biến động mạnh, đặc biệt là trên thị trường ngoại hối.
Cụ thể, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ gồm 6 loại tiền chủ chốt khác, đã giảm mạnh từ mức 83,573 điểm trong phiên liền trước xuống còn có 82,818 điểm. Việc đồng USD giảm nhiệt luôn được xem là yếu tố tích cực giúp giá cả các loại hàng hóa giao dịch bằng loại tiền này tăng mạnh trở lại.
Bên cạnh đó, thị trường năng lượng thế giới đêm qua còn nhận được sự hỗ trợ tốt từ báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ cho biết, số lượng đơn đặt hàng tiêu dùng bền trong tháng 6 đã tăng 1,6%, vượt xa con số dự báo 0,6% của giới phân tích kinh tế trong cuộc điều tra trước đó của trang tin tài chính kinh tế Market Watch.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ công bố số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Cụ thể, trong tuần kết thúc ngày 21/7 vừa qua, số người trong diện này đã giảm hẳn 25.000 xuống còn 353.000 người. Đây là mức giảm theo tuần lớn nhất trong năm.
Chốt phiên giao dịch ngày 26/7, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 9 trên sàn New York tăng 42 cent, (+0,5%) lên 89,39 USD/thùng. Như vậy, sau 3 phiên vừa qua, giá dầu đã nhích hơn 1%. Tương tự như dầu thô, giá xăng tháng 8 tăng 2 cent (+0,8%) lên 2,81 USD/gallon. Dầu sưởi tăng 2 cent (+0,9%) lên 2,87 USD/gallon.
Giá khí tự nhiên giao cùng kỳ hạn với xăng và dầu sưởi cũng tăng được 4 cent, tương ứng 1,1%, lên 3,11 USD/ triệu BTU. Theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, trong tuần kết thúc ngày 20/7, lượng dự trữ khí tự nhiên tăng được hơn 736 triệu mét khối, nằm trong khoảng dự báo trước đó của giới phân tích.
Phát biểu hôm 26/7, Chủ tịch ECB khẳng định, "trong quyền hạn của chúng tôi, ECB sẵn sàng làm mọi biện pháp để bảo toàn Khu vực đồng Euro. Hãy tin tưởng ở chúng tôi. Các biện pháp đó sẽ đủ mạnh". Ngay sau tuyên bố của ông Draghi, giá cả hàng hóa quốc tế biến động mạnh, đặc biệt là trên thị trường ngoại hối.
Cụ thể, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ gồm 6 loại tiền chủ chốt khác, đã giảm mạnh từ mức 83,573 điểm trong phiên liền trước xuống còn có 82,818 điểm. Việc đồng USD giảm nhiệt luôn được xem là yếu tố tích cực giúp giá cả các loại hàng hóa giao dịch bằng loại tiền này tăng mạnh trở lại.
Bên cạnh đó, thị trường năng lượng thế giới đêm qua còn nhận được sự hỗ trợ tốt từ báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ cho biết, số lượng đơn đặt hàng tiêu dùng bền trong tháng 6 đã tăng 1,6%, vượt xa con số dự báo 0,6% của giới phân tích kinh tế trong cuộc điều tra trước đó của trang tin tài chính kinh tế Market Watch.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ công bố số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Cụ thể, trong tuần kết thúc ngày 21/7 vừa qua, số người trong diện này đã giảm hẳn 25.000 xuống còn 353.000 người. Đây là mức giảm theo tuần lớn nhất trong năm.
Chốt phiên giao dịch ngày 26/7, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 9 trên sàn New York tăng 42 cent, (+0,5%) lên 89,39 USD/thùng. Như vậy, sau 3 phiên vừa qua, giá dầu đã nhích hơn 1%. Tương tự như dầu thô, giá xăng tháng 8 tăng 2 cent (+0,8%) lên 2,81 USD/gallon. Dầu sưởi tăng 2 cent (+0,9%) lên 2,87 USD/gallon.
Giá khí tự nhiên giao cùng kỳ hạn với xăng và dầu sưởi cũng tăng được 4 cent, tương ứng 1,1%, lên 3,11 USD/ triệu BTU. Theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, trong tuần kết thúc ngày 20/7, lượng dự trữ khí tự nhiên tăng được hơn 736 triệu mét khối, nằm trong khoảng dự báo trước đó của giới phân tích.