Xây ống dẫn dầu để tránh cướp biển
Là “huyết mạch” dầu khí quan trọng của thế giới, nhưng eo biển Malacca cũng nổi tiếng với nạn cướp biển
Indonesia và Ảrập Xêút đã hợp tác xây dựng một đường ống dẫn dầu từ Trung Đông tới Đông Á, qua eo biển Malacca, nhằm vận chuyển an toàn khoảng 6 triệu thùng “vàng đen” mỗi ngày.
Nguyên nhân thúc đẩy việc xây dựng đường ống này là tình trạng báo động về nạn cướp biển hoành hành ở eo biển Malacca và nguy cơ các tàu chở dầu qua khu vực này bị tiến công, ba nước Malaysia.
Ngày 28/5, các công ty của Malaysia, Indonesia và Ảrập Xêút đã ký thỏa thuận xây dựng đường ống dẫn dầu Transpen trị giá 7 tỷ USD qua eo biển Malacca. Tuyến đường ống dẫn dầu này sẽ được thi công trong 7 năm (2008-2014), sau khi hoàn thành, sẽ ''đảm nhiệm'' khoảng 20% lượng dầu mỏ hiện vận chuyển bằng tàu chở dầu qua eo biển Malacca, góp phần bảo đảm an toàn việc cung cấp dầu từ Trung Đông tới các nước Đông Á.
Eo biển Malacca là một trong những tuyến giao lưu hàng hải quan trọng nhất thế giới, với lượng vận chuyển hàng hoá kỷ lục. Trung bình mỗi năm một phần ba tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển trên thế giới đi qua eo biển này. Tuy nhiên, do eo biển Malacca có chiều dài tới 960km và có đoạn hẹp chừng 1,2km nên các tàu qua lại rất dễ trở thành mục tiêu của bọn cướp biển cũng như khủng bố. Theo thống kê, mỗi năm, khoảng 50.000 tàu biển đi qua eo biển này, bao gồm tàu chở dầu, tàu chở container, tàu đánh cá.
Năm 2006 khoảng 94.000 tàu thuyền với tổng trọng tải 4 tỷ tấn (DWT) "quá cảnh", dự kiến năm 2020, số tàu thuyền qua đây là 141.000 chiếc với tổng trọng tải 6,4 tỷ tấn DWT. Tuy nhiên, khu vực eo biển này cũng chiếm kỷ lục về số vụ cướp biển. Theo thống kê, eo biển Malacca chiếm tới 1/3 các vụ cướp biển trên thế giới. Số lượng các vụ cướp tăng gấp ba lần trong ba thập kỷ qua. Trong năm 1994, xảy ra 25 vụ tấn công thì đến năm 2000 số vụ tấn công đã lên mức cao nhất với 220 vụ được ghi nhận.
Eo biển Malacca còn là “huyết mạch” dầu khí quan trọng của thế giới. Hiện nay, một nửa lượng dầu vận chuyển bằng đường biển trên thế giới qua eo biển này. Mỗi ngày, hàng chục triệu thùng dầu được vận chuyển qua đây. Một nửa số tàu chở nhiên liệu của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc phải qua con đường này. Hiện có 90% lượng dầu của Nhật Bản sử dụng là do những tàu dầu chuyển qua thủy lộ Malacca, ranh giới giữa Singapore, Indonesia và Malaysia. Nguồn nhập dầu của Trung Quốc chủ yếu từ khu vực Trung Đông, châu Phi và Đông Nam Á, nên có tới 4/5 khối lượng dầu nhập của Trung Quốc cũng phải đi qua eo biển Malacca.
Dự kiến lượng dầu mỏ mà Trung Quốc và các nước Đông Á nhập khẩu phải vận chuyển qua Malacca sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, nếu nhu cầu dầu của Trung Quốc tăng 3,3% trong một năm, Trung Quốc sẽ phải nhập gần 11 triệu thùng dầu mỗi ngày cho đến năm 2025.
Các nước xuất khẩu và có đội tàu vận tải dầu qua eo biển này cũng hết sức quan ngại. Theo chuyên gia Herberg, Hoa Kỳ vẫn là nước chiếm ưu thế trong việc kiểm soát thủy lộ Malacca bằng những chiến hạm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương. Ông Herberg cho biết, mối quan tâm của Hoa Kỳ là làm sao vận chuyển không gián đoạn nguồn dầu và khí đốt tới châu Á và thị trường thế giới. Nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ gặp thảm họa nếu nguồn dầu qua thủy lộ Malacca bị bế tắc, vì những lý do rất rõ là lúc đó giá dầu sẽ tăng vọt, và nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng nặng.
Xác định kiểm soát được khu vực Malacca này đồng nghĩa với việc có thể định đoạt việc điều tiết nguồn dầu lửa khi các cuộc khủng hoảng xảy ra, Malaysia đã nhiều lần hối thúc cộng đồng quốc tế chia sẻ với các nước nằm bên eo biển chi phí bảo vệ tuyến vận tải huyết mạch này của thế giới và xây dựng kế hoạch hợp tác bảo vệ an ninh eo biển. Và việc quyết định xây dựng công trình đường ống dẫn dầu qua eo biển Malacca nói trên là việc làm có ý nghĩa lớn trong việc bảo đảm nguồn cung dầu lửa cho Đông Á, giảm rủi ro khi tình hình khu vực eo biển Malacca bất ổn.
Việc đi đến quyết định xây dựng công trình này có sự đóng góp rất lớn của Malaysia. Rahim Kamil Sulaiman, Chủ tịch Công ty Trans-Penisula Petroleum Sdn Bhd (Malaysia) - chủ công trình cho biết, đường ống dẫn dầu này dài 312 km, chạy từ bang Kedah ở Tây Bắc Malaysia, qua bang Perak đến bang Kelatan ở Đông Bắc. Sau 4-5 năm hoạt động, đường ống này sẽ được nâng cấp lên mức tối đa với sức chứa 180 triệu thùng và công suất vận chuyển đạt 6 triệu thùng/ngày. Công ty Bakrie & Brothers của Indonesia sẽ cung cấp đường ống và Tập đoàn quốc tế Al-Banader, Ảrập Xêút sẽ cung cấp dầu vận chuyển qua đường ống này.
Nguyên nhân thúc đẩy việc xây dựng đường ống này là tình trạng báo động về nạn cướp biển hoành hành ở eo biển Malacca và nguy cơ các tàu chở dầu qua khu vực này bị tiến công, ba nước Malaysia.
Ngày 28/5, các công ty của Malaysia, Indonesia và Ảrập Xêút đã ký thỏa thuận xây dựng đường ống dẫn dầu Transpen trị giá 7 tỷ USD qua eo biển Malacca. Tuyến đường ống dẫn dầu này sẽ được thi công trong 7 năm (2008-2014), sau khi hoàn thành, sẽ ''đảm nhiệm'' khoảng 20% lượng dầu mỏ hiện vận chuyển bằng tàu chở dầu qua eo biển Malacca, góp phần bảo đảm an toàn việc cung cấp dầu từ Trung Đông tới các nước Đông Á.
Eo biển Malacca là một trong những tuyến giao lưu hàng hải quan trọng nhất thế giới, với lượng vận chuyển hàng hoá kỷ lục. Trung bình mỗi năm một phần ba tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển trên thế giới đi qua eo biển này. Tuy nhiên, do eo biển Malacca có chiều dài tới 960km và có đoạn hẹp chừng 1,2km nên các tàu qua lại rất dễ trở thành mục tiêu của bọn cướp biển cũng như khủng bố. Theo thống kê, mỗi năm, khoảng 50.000 tàu biển đi qua eo biển này, bao gồm tàu chở dầu, tàu chở container, tàu đánh cá.
Năm 2006 khoảng 94.000 tàu thuyền với tổng trọng tải 4 tỷ tấn (DWT) "quá cảnh", dự kiến năm 2020, số tàu thuyền qua đây là 141.000 chiếc với tổng trọng tải 6,4 tỷ tấn DWT. Tuy nhiên, khu vực eo biển này cũng chiếm kỷ lục về số vụ cướp biển. Theo thống kê, eo biển Malacca chiếm tới 1/3 các vụ cướp biển trên thế giới. Số lượng các vụ cướp tăng gấp ba lần trong ba thập kỷ qua. Trong năm 1994, xảy ra 25 vụ tấn công thì đến năm 2000 số vụ tấn công đã lên mức cao nhất với 220 vụ được ghi nhận.
Eo biển Malacca còn là “huyết mạch” dầu khí quan trọng của thế giới. Hiện nay, một nửa lượng dầu vận chuyển bằng đường biển trên thế giới qua eo biển này. Mỗi ngày, hàng chục triệu thùng dầu được vận chuyển qua đây. Một nửa số tàu chở nhiên liệu của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc phải qua con đường này. Hiện có 90% lượng dầu của Nhật Bản sử dụng là do những tàu dầu chuyển qua thủy lộ Malacca, ranh giới giữa Singapore, Indonesia và Malaysia. Nguồn nhập dầu của Trung Quốc chủ yếu từ khu vực Trung Đông, châu Phi và Đông Nam Á, nên có tới 4/5 khối lượng dầu nhập của Trung Quốc cũng phải đi qua eo biển Malacca.
Dự kiến lượng dầu mỏ mà Trung Quốc và các nước Đông Á nhập khẩu phải vận chuyển qua Malacca sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, nếu nhu cầu dầu của Trung Quốc tăng 3,3% trong một năm, Trung Quốc sẽ phải nhập gần 11 triệu thùng dầu mỗi ngày cho đến năm 2025.
Các nước xuất khẩu và có đội tàu vận tải dầu qua eo biển này cũng hết sức quan ngại. Theo chuyên gia Herberg, Hoa Kỳ vẫn là nước chiếm ưu thế trong việc kiểm soát thủy lộ Malacca bằng những chiến hạm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương. Ông Herberg cho biết, mối quan tâm của Hoa Kỳ là làm sao vận chuyển không gián đoạn nguồn dầu và khí đốt tới châu Á và thị trường thế giới. Nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ gặp thảm họa nếu nguồn dầu qua thủy lộ Malacca bị bế tắc, vì những lý do rất rõ là lúc đó giá dầu sẽ tăng vọt, và nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng nặng.
Xác định kiểm soát được khu vực Malacca này đồng nghĩa với việc có thể định đoạt việc điều tiết nguồn dầu lửa khi các cuộc khủng hoảng xảy ra, Malaysia đã nhiều lần hối thúc cộng đồng quốc tế chia sẻ với các nước nằm bên eo biển chi phí bảo vệ tuyến vận tải huyết mạch này của thế giới và xây dựng kế hoạch hợp tác bảo vệ an ninh eo biển. Và việc quyết định xây dựng công trình đường ống dẫn dầu qua eo biển Malacca nói trên là việc làm có ý nghĩa lớn trong việc bảo đảm nguồn cung dầu lửa cho Đông Á, giảm rủi ro khi tình hình khu vực eo biển Malacca bất ổn.
Việc đi đến quyết định xây dựng công trình này có sự đóng góp rất lớn của Malaysia. Rahim Kamil Sulaiman, Chủ tịch Công ty Trans-Penisula Petroleum Sdn Bhd (Malaysia) - chủ công trình cho biết, đường ống dẫn dầu này dài 312 km, chạy từ bang Kedah ở Tây Bắc Malaysia, qua bang Perak đến bang Kelatan ở Đông Bắc. Sau 4-5 năm hoạt động, đường ống này sẽ được nâng cấp lên mức tối đa với sức chứa 180 triệu thùng và công suất vận chuyển đạt 6 triệu thùng/ngày. Công ty Bakrie & Brothers của Indonesia sẽ cung cấp đường ống và Tập đoàn quốc tế Al-Banader, Ảrập Xêút sẽ cung cấp dầu vận chuyển qua đường ống này.