"Xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam thiếu cập nhật"
"Tôi cho rằng phương pháp điều tra, tổng hợp, phân tích của WB thiếu sự cập nhật tình hình thực tế đối với trường hợp của Việt Nam"
Đó là nhận định của ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Nghiên cứu kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, về Báo cáo Môi trường kinh doanh 2008 (Doing Business 2008).
>>Theo dòng sự kiện
Ông nhận định như thế nào về kết quả xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam qua báo cáo năm nay?
Đây là năm mà vị trí của Việt Nam trên bản đồ kinh doanh thế giới được cải thiện nhiều nhất trong ba năm qua. Vào năm 2005, Việt Nam đứng thứ 98 nhưng năm 2006 lại tụt xuống vị trí 104; năm nay, vị trí 91/178 nền kinh tế là kết quả đáng chú ý.
Đáng nói hơn nữa là, trong 10 tiêu chí được đưa ra để tính điểm, Việt Nam có năm tiêu chí có sự thay đổi rõ rệt, chẳng hạn vấn đề tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ vị trí 83 lên vị trí 48; thực thi hợp đồng từ vị trí 94 lên vị trí 40...
Tuy nhiên, với tư cách là một người tham gia nghiên cứu về môi trường kinh doanh trong nhiều năm qua, tôi nhận thấy báo cáo chưa phản ánh được đầy đủ thực tế của Việt Nam.
Xin ông cho ví dụ cụ thể?
Tôi xin phân tích một tiêu chí là “khởi sự kinh doanh”, là tiêu chí mà thứ hạng của Việt Nam được giữ nguyên so với năm ngoái. Báo cáo xếp hạng Việt Nam ở vị trí 97 trong tiêu chí này. Vì sao có vị trí 97? Báo cáo nói Việt Nam đang duy trì 11 thủ tục, thời gian hoàn tất đăng ký kinh doanh là 50 ngày và chi phí bằng 20% GDP đầu người. Trên thực tế, không phải như vậy.
Mười một thủ tục được liệt kê bao gồm: kiểm tra tên dự kiến; xin khắc dấu; khắc dấu; lấy con dấu; mở tài khoản ngân hàng; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí; đăng ký mã số thuế; mua hóa đơn giá trị gia tăng; đăng ký lao động; đăng ký bảo hiểm xã hội và thành lập công đoàn.
Nhưng trên thực tế, ở Việt Nam hiện nay doanh nghiệp chỉ cần thực hiện sáu thủ tục theo quy định pháp luật, gồm có: kiểm tra tên và đăng ký; xin khắc dấu; khắc dấu; đăng bố cáo; đăng ký mã số thuế và đăng ký mua hóa đơn. Các thủ tục còn lại không có tính chất bắt buộc theo pháp luật.
Chưa kể, hiện nay nhiều nơi đã áp dụng cơ chế “một cửa”, trên thực tế doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục khá đơn giản, thường chỉ mất khoảng 20 ngày, không đến mức 50 ngày như Ngân hàng Thế giới (WB) nói.
Nếu thừa nhận việc ở Việt Nam chỉ có sáu thủ tục, so sánh với các quốc gia khác có số thủ tục tương ứng, chẳng hạn Panama hay Thái Lan, thì Việt Nam chắc chắn phải nằm ở vị trí khoảng 30 - 35 mà không phải vị trí 97 trong tiêu chí khởi sự kinh doanh.
Vấn đề thứ hai là thời gian để thực hiện việc nộp thuế. Tôi theo dõi báo cáo trong ba năm nay thấy thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp Việt Nam vẫn là 1.050 giờ/doanh nghiệp/năm. Đây là dữ liệu không chính xác, không thể nào có chuyện ba năm qua dữ liệu đó không đổi trong khi trên thực tế các nỗ lực cải cách là rất đáng kể.
Như ông nói, báo cáo đã không thể hiện được đầy đủ thực tế của Việt Nam. Theo ông, vì sao?
Tôi cho rằng phương pháp điều tra, tổng hợp, phân tích của WB thiếu sự cập nhật tình hình thực tế đối với trường hợp của Việt Nam. Nếu như tình hình chung của các nước khác trong báo cáo cũng là tình hình được cập nhật đầy đủ thì có lẽ vị trí của Việt Nam còn cao hơn, có lẽ ở mức như Trung Quốc là hợp lý (Trung Quốc xếp thứ 83). Đây là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định đầu tư vào Việt Nam.
Mặt khác, việc cải cách các tiêu chí theo như báo cáo cũng không phải là quá khó, nếu quyết tâm thì sẽ làm được và đó là công việc cần phải tiếp tục.
>>Theo dòng sự kiện
Ông nhận định như thế nào về kết quả xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam qua báo cáo năm nay?
Đây là năm mà vị trí của Việt Nam trên bản đồ kinh doanh thế giới được cải thiện nhiều nhất trong ba năm qua. Vào năm 2005, Việt Nam đứng thứ 98 nhưng năm 2006 lại tụt xuống vị trí 104; năm nay, vị trí 91/178 nền kinh tế là kết quả đáng chú ý.
Đáng nói hơn nữa là, trong 10 tiêu chí được đưa ra để tính điểm, Việt Nam có năm tiêu chí có sự thay đổi rõ rệt, chẳng hạn vấn đề tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ vị trí 83 lên vị trí 48; thực thi hợp đồng từ vị trí 94 lên vị trí 40...
Tuy nhiên, với tư cách là một người tham gia nghiên cứu về môi trường kinh doanh trong nhiều năm qua, tôi nhận thấy báo cáo chưa phản ánh được đầy đủ thực tế của Việt Nam.
Xin ông cho ví dụ cụ thể?
Tôi xin phân tích một tiêu chí là “khởi sự kinh doanh”, là tiêu chí mà thứ hạng của Việt Nam được giữ nguyên so với năm ngoái. Báo cáo xếp hạng Việt Nam ở vị trí 97 trong tiêu chí này. Vì sao có vị trí 97? Báo cáo nói Việt Nam đang duy trì 11 thủ tục, thời gian hoàn tất đăng ký kinh doanh là 50 ngày và chi phí bằng 20% GDP đầu người. Trên thực tế, không phải như vậy.
Mười một thủ tục được liệt kê bao gồm: kiểm tra tên dự kiến; xin khắc dấu; khắc dấu; lấy con dấu; mở tài khoản ngân hàng; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí; đăng ký mã số thuế; mua hóa đơn giá trị gia tăng; đăng ký lao động; đăng ký bảo hiểm xã hội và thành lập công đoàn.
Nhưng trên thực tế, ở Việt Nam hiện nay doanh nghiệp chỉ cần thực hiện sáu thủ tục theo quy định pháp luật, gồm có: kiểm tra tên và đăng ký; xin khắc dấu; khắc dấu; đăng bố cáo; đăng ký mã số thuế và đăng ký mua hóa đơn. Các thủ tục còn lại không có tính chất bắt buộc theo pháp luật.
Chưa kể, hiện nay nhiều nơi đã áp dụng cơ chế “một cửa”, trên thực tế doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục khá đơn giản, thường chỉ mất khoảng 20 ngày, không đến mức 50 ngày như Ngân hàng Thế giới (WB) nói.
Nếu thừa nhận việc ở Việt Nam chỉ có sáu thủ tục, so sánh với các quốc gia khác có số thủ tục tương ứng, chẳng hạn Panama hay Thái Lan, thì Việt Nam chắc chắn phải nằm ở vị trí khoảng 30 - 35 mà không phải vị trí 97 trong tiêu chí khởi sự kinh doanh.
Vấn đề thứ hai là thời gian để thực hiện việc nộp thuế. Tôi theo dõi báo cáo trong ba năm nay thấy thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp Việt Nam vẫn là 1.050 giờ/doanh nghiệp/năm. Đây là dữ liệu không chính xác, không thể nào có chuyện ba năm qua dữ liệu đó không đổi trong khi trên thực tế các nỗ lực cải cách là rất đáng kể.
Như ông nói, báo cáo đã không thể hiện được đầy đủ thực tế của Việt Nam. Theo ông, vì sao?
Tôi cho rằng phương pháp điều tra, tổng hợp, phân tích của WB thiếu sự cập nhật tình hình thực tế đối với trường hợp của Việt Nam. Nếu như tình hình chung của các nước khác trong báo cáo cũng là tình hình được cập nhật đầy đủ thì có lẽ vị trí của Việt Nam còn cao hơn, có lẽ ở mức như Trung Quốc là hợp lý (Trung Quốc xếp thứ 83). Đây là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định đầu tư vào Việt Nam.
Mặt khác, việc cải cách các tiêu chí theo như báo cáo cũng không phải là quá khó, nếu quyết tâm thì sẽ làm được và đó là công việc cần phải tiếp tục.