“Xếp hạng tín nhiệm quốc tế là thước đo sức khỏe ngân hàng”
Càng ngày Việt Nam càng có nhiều ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm quốc tế
“Càng ngày Việt Nam càng có nhiều ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm quốc tế, chứng tỏ sự phát triển về chất lượng tài sản, năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng”, ông Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhận xét.
Họ “soi” kỹ nhiều khía cạnh
Lâu nay Ngân hàng Nhà nước vẫn thường xếp hạng A, B, C cho các ngân hàng Việt Nam, ông đánh giá như thế nào về các hình thức xếp hạng này so với chuẩn đánh giá của các tổ chức quốc tế như Moody’s, Fitch Rating, thưa ông?
Các ngân hàng thương mại có nghĩa vụ bắt buộc tự đánh giá về mình theo chuẩn Camel, sau đó gửi lên ngân hàng trung ương. Cơ quan thanh tra Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm tra lại, xác nhận những đánh giá đó là chuẩn hay phải thay đổi. Đây là một trong những cơ sở để Ngân hàng Nhà nước xếp hạng các ngân hàng, đó cũng là tiêu chí để khẳng định trách nhiệm giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước.
Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Moody’s thường có chuẩn đánh giá khắt khe hơn vì họ dựa nhiều vào chuẩn mực có tính quốc tế cả về quản trị hoạt động và quản trị rủi ro. Đánh giá của họ thường thấp hơn tự đánh giá của ngân hàng nội địa và đánh giá theo Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn.
Chẳng hạn, nhiều ngân hàng của Việt Nam được ngân hàng Nhà nước xếp nhóm A, nhưng Moody’s chưa bao giờ đánh giá một ngân hàng nào của Việt Nam đạt chuẩn A. Điều này cho thấy họ đánh giá rất nghiêm túc và khắt khe.
Sức khỏe của các ngân hàng cũng được thể hiện qua các báo cáo tài chính được kiểm toán, vậy theo ông kết quả xếp hạng tín nhiệm đo lường sức khỏe ngân hàng khác với tổ chức kiểm toán như thế nào?
Các tổ chức đánh giá tín nhiệm thường sử dụng nhiều tài liệu để đánh giá ngân hàng, trong đó báo cáo tài chính đã kiểm toán là một công cụ. Tuy nhiên, họ còn “soi” kỹ nhiều khía cạnh khác như chiến lược kinh doanh, báo cáo thực hiện các chiến lược ấy, phân tích chuỗi báo cáo tài chính nhiều năm liên tục… để từ đó ra được kết luận về sức khỏe của ngân hàng.
Với những chỉ số đã được phân tích, họ sẽ chỉ ra được thực trạng và dự báo tương lai ngân hàng một cách tương đối chính xác.
Nói một cách nôm na, kiểm toán chỉ đo lường và so sánh các con số về hoạt động ngân hàng xem có đúng với chuẩn mực kế toán không, còn xếp hạng tín nhiệm là kiểm tra sức khỏe ngân hàng thực sự và ra kết luận dựa trên những căn cứ họ thu thập được.
Bài bản thì sẽ bền vững
Vừa qua Moody’s đã công bố báo cáo xếp hạng tín nhiệm 10 ngân hàng Việt Nam, ông có thể phân tích đánh giá của họ dành cho các ngân hàng qua một số trường hợp cụ thể?
Trong các ngân hàng được Moody’s xếp hạng tín nhiệm năm nay, tôi chú ý đến ABBank với hai lý do: lần đầu tiên ABBank tham gia xếp hạng tín nhiệm quốc tế và đạt kết quả nằm trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần có chỉ số tín nhiệm đứng đầu hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
Xét về sức mạnh tài chính cơ sở, ABBank có hệ số an toàn vốn tối thiểu trên 10%, chất lượng tín dụng tốt với nợ xấu thấp 1,76% thuộc nhóm lý tưởng, đồng thời đã trích lập dự phòng đầy đủ cả dự phòng chung và dự phòng cụ thể.
Thanh khoản của ABBank theo đánh giá của Moody’s là khá tốt, tỷ lệ cho vay/tổng tiền gửi đạt 79%.
Đặc biệt, có sự tham gia của các cổ đông chiến lược nước ngoài như Maybank, IFC, ABBank đã cải thiện hệ thống quản trị theo các chuẩn mực quốc tế như phân biệt rõ vai trò giám sát của hội đồng quản trị, có các tiêu chí minh bạch, bảo vệ cổ đông thiểu số. Chiến lược cho vay thận trọng, linh hoạt hướng vào doanh nghiệp vừa và nhỏ, đi theo mô hình ngân hàng bán lẻ… là phù hợp với xu hướng và thực tiễn vận động của thị trường.
Quan trọng nhất, bình luận của Moody’s về triển vọng của ABBank là ổn định cho thấy ngân hàng có sức khỏe tốt, phát triển bền vững và có khả năng duy trì tăng trưởng trong tương lai. Việc yêu cầu Moody’s đánh giá và xếp hạng tín nhiệm cũng cho thấy sự tự tin và quyết tâm theo đuổi chiến lược phát triển ngân hàng lành mạnh và minh bạch của ABBank.
Ở các thị trường tài chính khu vực, kết quả xếp hạng tín nhiệm thường có những tác động như thế nào đến hoạt động của ngân hàng thưa ông?
Tại các nước có thị trường tài chính phát triển như Thái Lan, Singapore, Malaysia..., hầu hết các ngân hàng đều thực hiện xếp hạng tín nhiệm quốc tế. Các nhà đầu tư, người gửi tiền, mua trái phiếu do ngân hàng phát hành thường nhìn vào đánh giá này, đó là cơ sở quan trọng để củng cố lòng tin của họ vào ngân hàng vì thực tế họ ít có cơ hội tìm hiểu sâu nguồn vốn, cấu trúc tài sản của ngân hàng.
Các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp thường tin cậy vào các đánh giá này là chính và tham khảo chúng trước khi ra quyết định hợp tác với một ngân hàng.
Tại Việt Nam, thị trường tài chính mới ở quy mô nhỏ và đang trong giai đoạn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, bởi vậy nhiều ngân hàng e ngại và thận trọng trong việc đăng ký xếp hạng tín nhiệm quốc tế.
Tuy nhiên, tôi tin rằng những ngân hàng thực sự hoạt động bài bản và đạt chỉ số tín nhiệm cao từ các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới sẽ duy trì được sự phát triển bền vững và đạt kết quả kinh doanh tốt, tận dụng được các cơ hội, khi nền kinh tế hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.
Họ “soi” kỹ nhiều khía cạnh
Lâu nay Ngân hàng Nhà nước vẫn thường xếp hạng A, B, C cho các ngân hàng Việt Nam, ông đánh giá như thế nào về các hình thức xếp hạng này so với chuẩn đánh giá của các tổ chức quốc tế như Moody’s, Fitch Rating, thưa ông?
Các ngân hàng thương mại có nghĩa vụ bắt buộc tự đánh giá về mình theo chuẩn Camel, sau đó gửi lên ngân hàng trung ương. Cơ quan thanh tra Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm tra lại, xác nhận những đánh giá đó là chuẩn hay phải thay đổi. Đây là một trong những cơ sở để Ngân hàng Nhà nước xếp hạng các ngân hàng, đó cũng là tiêu chí để khẳng định trách nhiệm giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước.
Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Moody’s thường có chuẩn đánh giá khắt khe hơn vì họ dựa nhiều vào chuẩn mực có tính quốc tế cả về quản trị hoạt động và quản trị rủi ro. Đánh giá của họ thường thấp hơn tự đánh giá của ngân hàng nội địa và đánh giá theo Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn.
Chẳng hạn, nhiều ngân hàng của Việt Nam được ngân hàng Nhà nước xếp nhóm A, nhưng Moody’s chưa bao giờ đánh giá một ngân hàng nào của Việt Nam đạt chuẩn A. Điều này cho thấy họ đánh giá rất nghiêm túc và khắt khe.
Sức khỏe của các ngân hàng cũng được thể hiện qua các báo cáo tài chính được kiểm toán, vậy theo ông kết quả xếp hạng tín nhiệm đo lường sức khỏe ngân hàng khác với tổ chức kiểm toán như thế nào?
Các tổ chức đánh giá tín nhiệm thường sử dụng nhiều tài liệu để đánh giá ngân hàng, trong đó báo cáo tài chính đã kiểm toán là một công cụ. Tuy nhiên, họ còn “soi” kỹ nhiều khía cạnh khác như chiến lược kinh doanh, báo cáo thực hiện các chiến lược ấy, phân tích chuỗi báo cáo tài chính nhiều năm liên tục… để từ đó ra được kết luận về sức khỏe của ngân hàng.
Với những chỉ số đã được phân tích, họ sẽ chỉ ra được thực trạng và dự báo tương lai ngân hàng một cách tương đối chính xác.
Nói một cách nôm na, kiểm toán chỉ đo lường và so sánh các con số về hoạt động ngân hàng xem có đúng với chuẩn mực kế toán không, còn xếp hạng tín nhiệm là kiểm tra sức khỏe ngân hàng thực sự và ra kết luận dựa trên những căn cứ họ thu thập được.
Bài bản thì sẽ bền vững
Vừa qua Moody’s đã công bố báo cáo xếp hạng tín nhiệm 10 ngân hàng Việt Nam, ông có thể phân tích đánh giá của họ dành cho các ngân hàng qua một số trường hợp cụ thể?
Trong các ngân hàng được Moody’s xếp hạng tín nhiệm năm nay, tôi chú ý đến ABBank với hai lý do: lần đầu tiên ABBank tham gia xếp hạng tín nhiệm quốc tế và đạt kết quả nằm trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần có chỉ số tín nhiệm đứng đầu hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
Xét về sức mạnh tài chính cơ sở, ABBank có hệ số an toàn vốn tối thiểu trên 10%, chất lượng tín dụng tốt với nợ xấu thấp 1,76% thuộc nhóm lý tưởng, đồng thời đã trích lập dự phòng đầy đủ cả dự phòng chung và dự phòng cụ thể.
Thanh khoản của ABBank theo đánh giá của Moody’s là khá tốt, tỷ lệ cho vay/tổng tiền gửi đạt 79%.
Đặc biệt, có sự tham gia của các cổ đông chiến lược nước ngoài như Maybank, IFC, ABBank đã cải thiện hệ thống quản trị theo các chuẩn mực quốc tế như phân biệt rõ vai trò giám sát của hội đồng quản trị, có các tiêu chí minh bạch, bảo vệ cổ đông thiểu số. Chiến lược cho vay thận trọng, linh hoạt hướng vào doanh nghiệp vừa và nhỏ, đi theo mô hình ngân hàng bán lẻ… là phù hợp với xu hướng và thực tiễn vận động của thị trường.
Quan trọng nhất, bình luận của Moody’s về triển vọng của ABBank là ổn định cho thấy ngân hàng có sức khỏe tốt, phát triển bền vững và có khả năng duy trì tăng trưởng trong tương lai. Việc yêu cầu Moody’s đánh giá và xếp hạng tín nhiệm cũng cho thấy sự tự tin và quyết tâm theo đuổi chiến lược phát triển ngân hàng lành mạnh và minh bạch của ABBank.
Ở các thị trường tài chính khu vực, kết quả xếp hạng tín nhiệm thường có những tác động như thế nào đến hoạt động của ngân hàng thưa ông?
Tại các nước có thị trường tài chính phát triển như Thái Lan, Singapore, Malaysia..., hầu hết các ngân hàng đều thực hiện xếp hạng tín nhiệm quốc tế. Các nhà đầu tư, người gửi tiền, mua trái phiếu do ngân hàng phát hành thường nhìn vào đánh giá này, đó là cơ sở quan trọng để củng cố lòng tin của họ vào ngân hàng vì thực tế họ ít có cơ hội tìm hiểu sâu nguồn vốn, cấu trúc tài sản của ngân hàng.
Các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp thường tin cậy vào các đánh giá này là chính và tham khảo chúng trước khi ra quyết định hợp tác với một ngân hàng.
Tại Việt Nam, thị trường tài chính mới ở quy mô nhỏ và đang trong giai đoạn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, bởi vậy nhiều ngân hàng e ngại và thận trọng trong việc đăng ký xếp hạng tín nhiệm quốc tế.
Tuy nhiên, tôi tin rằng những ngân hàng thực sự hoạt động bài bản và đạt chỉ số tín nhiệm cao từ các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới sẽ duy trì được sự phát triển bền vững và đạt kết quả kinh doanh tốt, tận dụng được các cơ hội, khi nền kinh tế hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.