Xin loạt ưu đãi và cơ chế riêng, Vinatex muốn thành tập đoàn tư nhân
Vinatex kiến nghị bán hết vốn nhà nước thành tập đoàn tư nhân nhưng lại xin loạt cơ chế riêng, ưu đãi thuế phí
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ với loạt các đề xuất tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp dệt may.
Đề nghị được thế chấp cổ phiếu để vay nợ
Vinatex cho biết theo hiệp định của Chính phủ với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 10/11/2015, Vinatex được tham gia chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước và hỗ trợ quản trị công ty tức là được ADB cho vay số tiền 100 triệu USD từ nguồn vốn vay thông thường, 5 triệu USD từ nguồn vốn vay đặc biệt.
Bộ Tài chính là cơ quan quản lý khoản vay. Song, đến nay Vinatex mới giải ngân được 61 triệu USD, phần còn lại chưa giải ngân được do vướng mắc về tài sản đảm bảo.
“Vinatex đã rất nhiều lần đề xuất được dùng cổ phiếu làm tài sản đảm bảo, do tập đoàn là công ty mẹ nên tài sản chính là cổ phiếu của các đơn vị thành viên. Trong khi cổ phiếu sở hữu của Vinatex trên thị trường chứng khoán có giá trị cao gấp nhiều lần so với mệnh giá và có tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu cao trong nhiều năm liên tiếp và đều là các thương hiệu lớn của Việt Nam như May Việt Tiến, Dệt may Hoà Thọ, Dệt may Huế nhưng không được Bộ Tài chính chấp thuận”, văn bản nêu.
Về bản chất, cổ phiếu là tài sản có giá trị trên thị trường chứng khoán và có khả năng thanh khoản cao và dễ chuyển đổi thành tiền so với các tài sản cố định là máy móc thiết bị. Phía Vinatex cho rằng việc không chấp thuận cho phép sử dụng cổ phiếu làm tài sản đảm bảo sẽ gây rất nhiều khó khăn cho tập đoàn.
Hiện Vinatex đang sử dụng tiền mặt để làm tài sản đảm bảo khoản vay. Đối với những khoản vay chưa được giải ngân, Vinatex phải thanh toán phí cam kết đối với ngân hàng gây nhiều lãng phí đồng thời cũng không giải ngân được nguồn vốn vay đã được chấp thuận.
Vì vậy, Vinatex kiến nghị được lấy cổ phiếu để thếp chấp cho các khoản vay ADB.
Muốn bán hết vốn nhà nước
Vinatex chính thức cổ phần hoá từ đầu năm 2015 với vốn điều lệ khoảng 5.000 tỷ đồng, sở hữu nhà nước đạt 53,49% tương ứng 2.675 tỷ đồng. Theo quyết định 58 của Chính phủ, trong giai đoạn 2016 -2020, Vinatex không thuộc đối tượng nhà nước nắm giữ vốn.
Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quyết liệt, để tăng cạnh tranh trên thương trường quốc tế, Vinatex bày tỏ việc cần có các cổ đông có năng lực quản trị chuyên nghiệp, phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
Vinatex đề nghị Thủ tướng cho thoái toàn bộ vốn nhà nước tại tập đoàn cho các cổ đông bên ngoài.
Xin loạt cơ chế, ưu đãi
Vinatex kiến nghị Chính phủ một loạt các ưu đãi, cơ chế riêng để thúc đẩy phát triển dệt may. Cụ thể, tập đoàn muốn cho hoàn lại thuế thu nhập doanh nghiệp đã thu nếu doanh nghiệp đem lợi nhuận sau thuế làm vốn đầu tư mở rộng sản xuất theo công nghệ hiện đại.
Đồng thời, có chính sách riêng, ưu đãi hơn về thuế và phí nếu doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh. Hiện tại các quy định pháp lý là sản tối thiểu doanh nghiệp phải đảm bảo, nhưng chưa có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp làm tốt hơn tiêu chuẩn do áp dụng công nghệ tiên tiến.
Vinatex cũng kiến nghị Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may thông qua các chương trình đào tạo và đào tạo lại người lao động phù hợp với công nghệ mới theo hình thức đặt hàng cho doanh nghiệp và nhà trường phối hợp. Đặc biệt là các đào tạo trong doanh nghiệp tốt ở các nước phát triển cho các ngành thiết kế thời trang, công nghệ cho dệt may.
“Nên có chính sách hợp ký giữa tạo việc làm và lương tối thiểu, tỷ giá, giúp doanh nghiệp có nguồn lực tập trung trong 5 năm đổi mới công nghệ”, Vinatex còn đề nghị Chính phủ nghiên cứu điều chỉnh giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội phù hợp với doanh nghiệp trước áp lực về nguồn chi lương, nhân công, sản xuất và cạnh tranh trong, ngoài nước ngày càng tăng...
Tập đoàn này kiến nghị không phải kê khai thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa (trong phạm vi 3% hao hụt cho phép).
Đặc biệt, Vinatex đề nghị Chính phủ có giải pháp và chỉ đạo các địa phương ủng hộ đầu tư dệt nhuộm, điều chỉnh quy hoạch tổng thể đến 2035, tầm nhìn 2050 cho các ngành thâm dụng lao động chiếm tỷ trọng 40% xuất khẩu cả nước, có cơ hội thành ngành trọng yếu xuất khẩu.
Vinatex cho biết định hướng phát triển ngành dệt may chưa đáp ứng được định hướng lâu dài cho sự phát triển và sự thay đổi của thị trường, vì vậy thiếu cạnh tranh và ổn định, thu hút với người lao động. Ngoài ra còn gây ra sự cạnh tranh gay gắt, giành giật khách hàng không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước, giữa doanh nghiệp trong nước và FDI.
"Công nghiệp phụ trợ dệt may chưa phát triển, tình trạng nút thắt cổ chai tại công đoạn dệt nhuộm, vải không đủ phục vụ may, trên 70% là vải nhập khẩu, tạo ra sự phát triển mất cân đối và dễ bị tổn thương”, Vinatex nói.
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hầu hết có quy mô vừa và nhỏ. Với khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế, nếu không có liên kết với một số doanh nghiệp lớn thì những doanh nghiệp này cũng khó tồn tại, chưa nói đến cạnh tranh quốc tế.
Đề nghị được thế chấp cổ phiếu để vay nợ
Vinatex cho biết theo hiệp định của Chính phủ với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 10/11/2015, Vinatex được tham gia chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước và hỗ trợ quản trị công ty tức là được ADB cho vay số tiền 100 triệu USD từ nguồn vốn vay thông thường, 5 triệu USD từ nguồn vốn vay đặc biệt.
Bộ Tài chính là cơ quan quản lý khoản vay. Song, đến nay Vinatex mới giải ngân được 61 triệu USD, phần còn lại chưa giải ngân được do vướng mắc về tài sản đảm bảo.
“Vinatex đã rất nhiều lần đề xuất được dùng cổ phiếu làm tài sản đảm bảo, do tập đoàn là công ty mẹ nên tài sản chính là cổ phiếu của các đơn vị thành viên. Trong khi cổ phiếu sở hữu của Vinatex trên thị trường chứng khoán có giá trị cao gấp nhiều lần so với mệnh giá và có tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu cao trong nhiều năm liên tiếp và đều là các thương hiệu lớn của Việt Nam như May Việt Tiến, Dệt may Hoà Thọ, Dệt may Huế nhưng không được Bộ Tài chính chấp thuận”, văn bản nêu.
Về bản chất, cổ phiếu là tài sản có giá trị trên thị trường chứng khoán và có khả năng thanh khoản cao và dễ chuyển đổi thành tiền so với các tài sản cố định là máy móc thiết bị. Phía Vinatex cho rằng việc không chấp thuận cho phép sử dụng cổ phiếu làm tài sản đảm bảo sẽ gây rất nhiều khó khăn cho tập đoàn.
Hiện Vinatex đang sử dụng tiền mặt để làm tài sản đảm bảo khoản vay. Đối với những khoản vay chưa được giải ngân, Vinatex phải thanh toán phí cam kết đối với ngân hàng gây nhiều lãng phí đồng thời cũng không giải ngân được nguồn vốn vay đã được chấp thuận.
Vì vậy, Vinatex kiến nghị được lấy cổ phiếu để thếp chấp cho các khoản vay ADB.
Muốn bán hết vốn nhà nước
Vinatex chính thức cổ phần hoá từ đầu năm 2015 với vốn điều lệ khoảng 5.000 tỷ đồng, sở hữu nhà nước đạt 53,49% tương ứng 2.675 tỷ đồng. Theo quyết định 58 của Chính phủ, trong giai đoạn 2016 -2020, Vinatex không thuộc đối tượng nhà nước nắm giữ vốn.
Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quyết liệt, để tăng cạnh tranh trên thương trường quốc tế, Vinatex bày tỏ việc cần có các cổ đông có năng lực quản trị chuyên nghiệp, phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
Vinatex đề nghị Thủ tướng cho thoái toàn bộ vốn nhà nước tại tập đoàn cho các cổ đông bên ngoài.
Xin loạt cơ chế, ưu đãi
Vinatex kiến nghị Chính phủ một loạt các ưu đãi, cơ chế riêng để thúc đẩy phát triển dệt may. Cụ thể, tập đoàn muốn cho hoàn lại thuế thu nhập doanh nghiệp đã thu nếu doanh nghiệp đem lợi nhuận sau thuế làm vốn đầu tư mở rộng sản xuất theo công nghệ hiện đại.
Đồng thời, có chính sách riêng, ưu đãi hơn về thuế và phí nếu doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh. Hiện tại các quy định pháp lý là sản tối thiểu doanh nghiệp phải đảm bảo, nhưng chưa có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp làm tốt hơn tiêu chuẩn do áp dụng công nghệ tiên tiến.
Vinatex cũng kiến nghị Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may thông qua các chương trình đào tạo và đào tạo lại người lao động phù hợp với công nghệ mới theo hình thức đặt hàng cho doanh nghiệp và nhà trường phối hợp. Đặc biệt là các đào tạo trong doanh nghiệp tốt ở các nước phát triển cho các ngành thiết kế thời trang, công nghệ cho dệt may.
“Nên có chính sách hợp ký giữa tạo việc làm và lương tối thiểu, tỷ giá, giúp doanh nghiệp có nguồn lực tập trung trong 5 năm đổi mới công nghệ”, Vinatex còn đề nghị Chính phủ nghiên cứu điều chỉnh giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội phù hợp với doanh nghiệp trước áp lực về nguồn chi lương, nhân công, sản xuất và cạnh tranh trong, ngoài nước ngày càng tăng...
Tập đoàn này kiến nghị không phải kê khai thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa (trong phạm vi 3% hao hụt cho phép).
Đặc biệt, Vinatex đề nghị Chính phủ có giải pháp và chỉ đạo các địa phương ủng hộ đầu tư dệt nhuộm, điều chỉnh quy hoạch tổng thể đến 2035, tầm nhìn 2050 cho các ngành thâm dụng lao động chiếm tỷ trọng 40% xuất khẩu cả nước, có cơ hội thành ngành trọng yếu xuất khẩu.
Vinatex cho biết định hướng phát triển ngành dệt may chưa đáp ứng được định hướng lâu dài cho sự phát triển và sự thay đổi của thị trường, vì vậy thiếu cạnh tranh và ổn định, thu hút với người lao động. Ngoài ra còn gây ra sự cạnh tranh gay gắt, giành giật khách hàng không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước, giữa doanh nghiệp trong nước và FDI.
"Công nghiệp phụ trợ dệt may chưa phát triển, tình trạng nút thắt cổ chai tại công đoạn dệt nhuộm, vải không đủ phục vụ may, trên 70% là vải nhập khẩu, tạo ra sự phát triển mất cân đối và dễ bị tổn thương”, Vinatex nói.
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hầu hết có quy mô vừa và nhỏ. Với khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế, nếu không có liên kết với một số doanh nghiệp lớn thì những doanh nghiệp này cũng khó tồn tại, chưa nói đến cạnh tranh quốc tế.