Vinatex phải thoái hết vốn tại các ngân hàng
Thủ tướng vừa phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex)
Bộ Công Thương phải có lộ trình và phương án cụ thể để hết năm 2015, Vinatex hoàn thành việc thoái vốn tại các công ty thành viên và liên kết.
Chỉ đạo trên được đưa ra trong đề án tái cơ cấu Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) vừa được Thủ tướng phê duyệt.
Theo đó, mục tiêu của tái cơ cấu là nhằm bảo đảm cho Vinatex tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính. Trên cơ sở đó hình thành chuỗi cung ứng sợi - dệt - nhuộm - may; nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của tập đoàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Ngành kinh doanh chính của Vinatex là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may thời trang. Đồng thời, Tập đoàn còn được kinh doanh một số lĩnh vực có liên quan như: sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, hóa chất, thuốc nhuộm, thiết bị phụ tùng ngành dệt may thời trang,…
Trong đề án, Thủ tướng yêu cầu trong giai đoạn 2013 - 2015 Công ty mẹ Tập đoàn khẩn trương thực hiện cổ phần hóa. Theo đó, sau khi tái cơ cấu sẽ có 4 doanh nghiệp do Công ty mẹ Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ; 6 doanh nghiệp do Công ty mẹ nắm giữ từ trên 50 - 65% vốn điều lệ và 20 doanh nghiệp do Công ty mẹ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.
Trong giai đoạn 2013 - 2015 phải thoái 100% vốn của Công ty mẹ Tập đoàn tại 37 doanh nghiệp như: Công ty Đầu tư và Phát triển Bình Thắng; Công ty Tài chính Cổ phần Dệt may Việt Nam; Trường đại học Trưng Vương và một số ngân hàng thương mại cổ phần,… Đồng thời, Bộ Công Thương phải có lộ trình và phương án cụ thể để hết năm 2015 hoàn thành việc thoái vốn.
Chỉ đạo trên được đưa ra trong đề án tái cơ cấu Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) vừa được Thủ tướng phê duyệt.
Theo đó, mục tiêu của tái cơ cấu là nhằm bảo đảm cho Vinatex tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính. Trên cơ sở đó hình thành chuỗi cung ứng sợi - dệt - nhuộm - may; nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của tập đoàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Ngành kinh doanh chính của Vinatex là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may thời trang. Đồng thời, Tập đoàn còn được kinh doanh một số lĩnh vực có liên quan như: sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, hóa chất, thuốc nhuộm, thiết bị phụ tùng ngành dệt may thời trang,…
Trong đề án, Thủ tướng yêu cầu trong giai đoạn 2013 - 2015 Công ty mẹ Tập đoàn khẩn trương thực hiện cổ phần hóa. Theo đó, sau khi tái cơ cấu sẽ có 4 doanh nghiệp do Công ty mẹ Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ; 6 doanh nghiệp do Công ty mẹ nắm giữ từ trên 50 - 65% vốn điều lệ và 20 doanh nghiệp do Công ty mẹ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.
Trong giai đoạn 2013 - 2015 phải thoái 100% vốn của Công ty mẹ Tập đoàn tại 37 doanh nghiệp như: Công ty Đầu tư và Phát triển Bình Thắng; Công ty Tài chính Cổ phần Dệt may Việt Nam; Trường đại học Trưng Vương và một số ngân hàng thương mại cổ phần,… Đồng thời, Bộ Công Thương phải có lộ trình và phương án cụ thể để hết năm 2015 hoàn thành việc thoái vốn.