Xuất khẩu gạo có đạt kế hoạch?
Theo dự kiến, sản lượng lúa vụ hè thu 2012 sẽ đạt hơn 8,6 triệu tấn và khoảng 2,5 triệu tấn gạo hàng hóa dành cho xuất khẩu
Theo dự kiến, sản lượng lúa vụ hè thu 2012 sẽ đạt hơn 8,6 triệu tấn và khoảng 2,5 triệu tấn gạo hàng hóa dành cho xuất khẩu.
Vụ thu đông năm 2012, dự kiến xuống giống hơn 680.000 ha, sản lượng lúa khoảng 3,3 triệu tấn. Từ nay đến cuối năm, Việt Nam sẽ có thêm khoảng 11,9 triệu tấn lúa, quy ra 3,5 triệu tấn gạo hàng hóa xuất khẩu.
Đến thời điểm này các doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu được 5 triệu tấn gạo và đã giao được 2,7 triệu tấn. Trong tháng 6, dự kiến sẽ giao được 700.000 - 750.000 tấn gạo. Như vậy, 6 tháng đầu năm các doanh nghiệp Việt Nam khả năng giao được 3,3 – 3,4 triệu tấn gạo, thấp hơn 3,8 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, giá gạo xuất khẩu bình quân thấp hơn 15USD/tấn, khiến giá trị xuất khẩu giảm theo.
Hiện lượng gạo còn tồn kho của các doanh nghiệp là 1,9 triệu tấn, còn thiếu 400.000 tấn so với lượng hợp đồng đã ký. Nếu Việt Nam xuất khẩu từ 6,5-7 triệu tấn gạo như kế hoạch thì 6 tháng cuối năm, các doanh nghiệp sẽ phải tăng tốc mua vào bởi 6 tháng còn lại phải xuất khẩu 3,7 triệu tấn. Trường hợp xuất khẩu bằng năm 2011 là 7,2 triệu tấn thì 6 tháng cuối năm, các doanh nghiệp phải xuất khẩu đến 3,9 triệu tấn.
Khi đó, các doanh nghiệp sẽ phải mua vào trên 3 triệu tấn để có tồn kho gối đầu giao trong tháng 1 và 2 năm 2013.
Việt Nam vừa trúng thầu bán vào thị trường Philippines 100.000 tấn gạo và bán cho khu vực tư nhân khoảng 100.000 tấn. Lũy kế từ đầu năm đến nay, đã ký xuất 5,2 triệu tấn. Trong đó, các doanh nghiệp ký bán 1,2 triệu tấn gạo vào thị trường Trung Quốc, đã giao 800.000 tấn và còn lại 400.000 tấn. Hiện Trung Quốc đang hạn chế mua vào và chỉ mua khi giá gạo Việt Nam thấp hơn nhiều so với giá gạo nội địa. Loại gạo Trung Quốc mua là gạo cấp cao và gạo thơm nhưng trong vụ hè thu, Việt Nam không có 2 loại gạo này. Gạo 20% và 25% chỉ nhập tiêu ngạch qua biên giới phía Bắc song lượng đã giảm từ tháng 5 đến nay.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã ký bán vào thị trường châu Phi được 1,1 triệu tấn gạo. 5 tháng đầu năm 2012, các doanh nghiệp đã ký bán 230.000 tấn gạo thơm, đạt 50% kế hoạch. Từ nay đến cuối năm, VFA đẩy mạnh bán gạo cấp cao vào thị trường này.
Theo đánh giá, tình hình sản xuất lúa gạo thế giới được mùa, sản lượng lúa tăng khoảng 3% nhưng sản lượng gạo mua, bán lại giảm hơn 3%. Đặc biệt tồn kho của thế giới tăng 8%, trong đó tồn kho gạo của ấn Độ khoảng 32 – 33 triệu tấn. Thị trường gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục hình thành 3 khung giá. Khung giá thấp nhất gồm Ấn Độ, Myanmar, giá trung bình là Việt Nam, Pakistan và khung giá cao nhất là Thái Lan, Mỹ.
Giá gạo cấp thấp và cấp cao của ấn Độ và Myanmar trong tháng 5 giảm rất sâu do tồn kho gạo của Ấn Độ quá lớn và đồng Rupee mất giá. Những yếu tố đe dọa tiêu thụ gạo Việt Nam là gạo cấp thấp gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt gạo cấp thấp Ấn Độ. Đồng thời, khả năng Thái Lan tồn kho tới 10 triệu tấn gạo.
Từ nay đến cuối năm, các loại gạo trung bình, cấp cao và gạo thơm của Việt Nam vẫn có thị trường tiêu thụ, vì giá gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác do nằm ở mức giá trung bình. Vấn đề là gạo cấp thấp không thể cạnh tranh với mức giá quá thấp của Ấn Độ và Myanmar. Bên cạnh đó, thị trường gạo cấp thấp ở châu Phi đã bị mất hoàn toàn về tay Ấn Độ nên vụ hè thu này, Việt Nam chỉ có thể bán được loại gạo từ 15% tấm trở lên và gạo thơm.
Theo ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam, mặc dù đưa ra kế hoạch xuất khẩu từ 6,5 – 7 triệu tấn gạo trong năm 2012, nhưng thực tế, nếu sản xuất trong nước được mùa vẫn còn gạo thì chúng ta vẫn xuất chứ không giới hạn ở mức kế hoạch.
Đánh giá thị trường tiêu thụ gạo từ nay đến cuối năm, ông Phong cho biết, gạo Việt Nam vẫn còn nhiều thị trường tiêu thụ do vậy đầu ra sẽ ổn định không đáng ngại. Vấn đề lo ngại nhất là 1,1 triệu tấn vụ hè thu sẽ thu hoạch rộ trong tháng 7 và 8 cho chất lượng thấp trong khi thị trường gạo cấp thấp chúng ta không có.
Các thị trường nhập khẩu gạo truyền thống như Bangladesh đã bị mất về tay ấn Độ. Khả năng năm nay Indonesia sẽ khởi động chương trình nhập khẩu gạo sớm. Riêng thị trường Philippines hiện nhập với số lượng không nhiều. Với thị trường Malaysia, Cuba, chúng ta đã ký đủ số lượng và sẽ giao hàng từ nay đến cuối năm. Chỉ còn thị trường Trung Quốc vẫn tiếp tục mua vào.
Đến thời điểm 15/6 sẽ hết hạn hỗ trợ 1 triệu tấn gạo tạm trữ trong vụ đông xuân. Chỉ một số doanh nghiệp do “nôn nóng” nên đã bán ra khoảng 100.000 ngàn tấn, còn lại đại bộ phận các doanh nghiệp vẫn tạm trữ trong kho. Sau khi kiểm tra cho thấy, các doanh nghiệp đã bị lỗ trung bình 1.000 đ/kg gạo và doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn. Hiệp hội đã có văn bản báo cáo Chính phủ và đề nghị các bộ, ngành tiếp tục cho kéo dài thời gian trả nợ nhưng không chuyển qua nợ quá hạn.
Vụ thu đông năm 2012, dự kiến xuống giống hơn 680.000 ha, sản lượng lúa khoảng 3,3 triệu tấn. Từ nay đến cuối năm, Việt Nam sẽ có thêm khoảng 11,9 triệu tấn lúa, quy ra 3,5 triệu tấn gạo hàng hóa xuất khẩu.
Đến thời điểm này các doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu được 5 triệu tấn gạo và đã giao được 2,7 triệu tấn. Trong tháng 6, dự kiến sẽ giao được 700.000 - 750.000 tấn gạo. Như vậy, 6 tháng đầu năm các doanh nghiệp Việt Nam khả năng giao được 3,3 – 3,4 triệu tấn gạo, thấp hơn 3,8 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, giá gạo xuất khẩu bình quân thấp hơn 15USD/tấn, khiến giá trị xuất khẩu giảm theo.
Hiện lượng gạo còn tồn kho của các doanh nghiệp là 1,9 triệu tấn, còn thiếu 400.000 tấn so với lượng hợp đồng đã ký. Nếu Việt Nam xuất khẩu từ 6,5-7 triệu tấn gạo như kế hoạch thì 6 tháng cuối năm, các doanh nghiệp sẽ phải tăng tốc mua vào bởi 6 tháng còn lại phải xuất khẩu 3,7 triệu tấn. Trường hợp xuất khẩu bằng năm 2011 là 7,2 triệu tấn thì 6 tháng cuối năm, các doanh nghiệp phải xuất khẩu đến 3,9 triệu tấn.
Khi đó, các doanh nghiệp sẽ phải mua vào trên 3 triệu tấn để có tồn kho gối đầu giao trong tháng 1 và 2 năm 2013.
Việt Nam vừa trúng thầu bán vào thị trường Philippines 100.000 tấn gạo và bán cho khu vực tư nhân khoảng 100.000 tấn. Lũy kế từ đầu năm đến nay, đã ký xuất 5,2 triệu tấn. Trong đó, các doanh nghiệp ký bán 1,2 triệu tấn gạo vào thị trường Trung Quốc, đã giao 800.000 tấn và còn lại 400.000 tấn. Hiện Trung Quốc đang hạn chế mua vào và chỉ mua khi giá gạo Việt Nam thấp hơn nhiều so với giá gạo nội địa. Loại gạo Trung Quốc mua là gạo cấp cao và gạo thơm nhưng trong vụ hè thu, Việt Nam không có 2 loại gạo này. Gạo 20% và 25% chỉ nhập tiêu ngạch qua biên giới phía Bắc song lượng đã giảm từ tháng 5 đến nay.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã ký bán vào thị trường châu Phi được 1,1 triệu tấn gạo. 5 tháng đầu năm 2012, các doanh nghiệp đã ký bán 230.000 tấn gạo thơm, đạt 50% kế hoạch. Từ nay đến cuối năm, VFA đẩy mạnh bán gạo cấp cao vào thị trường này.
Theo đánh giá, tình hình sản xuất lúa gạo thế giới được mùa, sản lượng lúa tăng khoảng 3% nhưng sản lượng gạo mua, bán lại giảm hơn 3%. Đặc biệt tồn kho của thế giới tăng 8%, trong đó tồn kho gạo của ấn Độ khoảng 32 – 33 triệu tấn. Thị trường gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục hình thành 3 khung giá. Khung giá thấp nhất gồm Ấn Độ, Myanmar, giá trung bình là Việt Nam, Pakistan và khung giá cao nhất là Thái Lan, Mỹ.
Giá gạo cấp thấp và cấp cao của ấn Độ và Myanmar trong tháng 5 giảm rất sâu do tồn kho gạo của Ấn Độ quá lớn và đồng Rupee mất giá. Những yếu tố đe dọa tiêu thụ gạo Việt Nam là gạo cấp thấp gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt gạo cấp thấp Ấn Độ. Đồng thời, khả năng Thái Lan tồn kho tới 10 triệu tấn gạo.
Từ nay đến cuối năm, các loại gạo trung bình, cấp cao và gạo thơm của Việt Nam vẫn có thị trường tiêu thụ, vì giá gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác do nằm ở mức giá trung bình. Vấn đề là gạo cấp thấp không thể cạnh tranh với mức giá quá thấp của Ấn Độ và Myanmar. Bên cạnh đó, thị trường gạo cấp thấp ở châu Phi đã bị mất hoàn toàn về tay Ấn Độ nên vụ hè thu này, Việt Nam chỉ có thể bán được loại gạo từ 15% tấm trở lên và gạo thơm.
Theo ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam, mặc dù đưa ra kế hoạch xuất khẩu từ 6,5 – 7 triệu tấn gạo trong năm 2012, nhưng thực tế, nếu sản xuất trong nước được mùa vẫn còn gạo thì chúng ta vẫn xuất chứ không giới hạn ở mức kế hoạch.
Đánh giá thị trường tiêu thụ gạo từ nay đến cuối năm, ông Phong cho biết, gạo Việt Nam vẫn còn nhiều thị trường tiêu thụ do vậy đầu ra sẽ ổn định không đáng ngại. Vấn đề lo ngại nhất là 1,1 triệu tấn vụ hè thu sẽ thu hoạch rộ trong tháng 7 và 8 cho chất lượng thấp trong khi thị trường gạo cấp thấp chúng ta không có.
Các thị trường nhập khẩu gạo truyền thống như Bangladesh đã bị mất về tay ấn Độ. Khả năng năm nay Indonesia sẽ khởi động chương trình nhập khẩu gạo sớm. Riêng thị trường Philippines hiện nhập với số lượng không nhiều. Với thị trường Malaysia, Cuba, chúng ta đã ký đủ số lượng và sẽ giao hàng từ nay đến cuối năm. Chỉ còn thị trường Trung Quốc vẫn tiếp tục mua vào.
Đến thời điểm 15/6 sẽ hết hạn hỗ trợ 1 triệu tấn gạo tạm trữ trong vụ đông xuân. Chỉ một số doanh nghiệp do “nôn nóng” nên đã bán ra khoảng 100.000 ngàn tấn, còn lại đại bộ phận các doanh nghiệp vẫn tạm trữ trong kho. Sau khi kiểm tra cho thấy, các doanh nghiệp đã bị lỗ trung bình 1.000 đ/kg gạo và doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn. Hiệp hội đã có văn bản báo cáo Chính phủ và đề nghị các bộ, ngành tiếp tục cho kéo dài thời gian trả nợ nhưng không chuyển qua nợ quá hạn.