Xuất khẩu gạo gặp khó vì khủng hoảng tài chính
Khó khăn nhất của nhà nông hiện nay là lúa hè thu không bán được, lúa thu đông đang thu hoạch giá rẻ bất ngờ
Có thể hình dung thị trường lúa gạo hiện nay: nguồn cung trong nước dồi dào, thị trường thế giới suy giảm, tình hình tài chính tiền tệ của thế giới có nhiều biến động lớn.
Tại ĐBSCL, hàng trăm ngàn tấn lúa vụ hè thu còn tồn đọng, vụ thu đông vào mùa thu hoạch. Lúa chồng lên lúa, không bán được khiến nông dân lâm vào cảnh khốn khó.
Hành trình hạt lúa ĐBSCL có thể chia ra mấy khâu: nông dân sản xuất ra bán cho thương lái, thương lái mua gom về bán cho vựa lúa gạo, vựa lúa gạo bán cho nhà máy xay xát, đánh bóng gạo bán cho doanh nghiệp xuất khẩu. Hiên tại nguồn cung rất dồi dào, khâu cuối cùng lưu thông (xuất khẩu) bị tắc làm cho thị trường lúa gạo bị dồn ứ, "đóng băng".
Nông dân thiệt kép, doanh nghiệp lo âu
Theo ông Phạm Văn Dư, Cục phó Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), riêng vụ hè thu vừa rồi, ĐBSCL và các tỉnh miền Đông Nam Bộ đã đạt 8,4 triệu tấn lúa, vụ thu đông đã thu hoạch được 152.000 ha, năng suất 4,2 - 4,5 tấn/ha.
Vẫn theo ông Dư, nhiều tỉnh ở ĐBSCL đang tồn đọng hàng trăm ngàn tấn lúa. Nông dân thiệt đơn, thiệt kép. Lúa hè thu còn chất đóng vì không bán được, vụ thu đông lại vào mùa thu hoạch. Nhà ở thành kho chứa lúa. Nông dân "dở khóc, dở cười". Ngồi trên đống lúa mà "đói" tiền. Giá lúa rớt thê thảm.
Lúa hè thu hiện chỉ còn khoảng trên dưới 4.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg so đầu tháng. Tương tự, gạo nguyên liệu 5% tấm còn 5.500-5.550 đồng/kg, giảm 500 đồng, mức giá thấp nhất từ đầu năm đến nay.
Khó khăn nhất của nhà nông hiện nay là lúa hè thu không bán được, lúa thu đông đang thu hoạch giá rẻ bất ngờ, chỉ còn 2.500 - 3.000 đồng/kg.
Thậm chí ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang) thương lái trả giá còn 2.200 đồng/kg, trong khi đó giá công cắt lúa đã là 224.000 đồng/công, cao gấp 3 lần so với năm ngoái.
Trong số hàng trăm ngàn tấn lúa gạo ứ đọng, chưa tiêu thụ được, có khoảng 30% thuộc giống lúa IR 50404. Loại giống lúa này năng suất cao, có tính kháng rầy nhưng hạt ngắn, gạo bạc bụng chỉ làm nguyên liệu chế biến gạo xuất khẩu phẩm cấp thấp (25% tấm).
Đầu năm nay trong tình cảnh thế giới khủng hoảng lương thực, nghe theo lời "phán" của cán bộ ngành chức năng, lúa gạo nào cũng xuất khẩu được, nhiều tỉnh như An Giang hăng hái gieo sạ tới 50% diện tích giống lúa IR 50404, thậm chí có tỉnh mở rộng tới 70% diện tích. Bây giờ "dính đòn".
Trên thị trường thế giới các đối tác yêu cầu loại gạo có phẩm cấp cao (5% tấm) hoặc trung bình (15% tấm). Lúa gạo giống IR 50404 ế ẩm. Nông dân thua thiệt đủ điều.
Theo Bộ Công Thương, 9 tháng đầu năm nay cả nước đã xuất khẩu được 3,69 triệu tấn gạo, với kim ngạch 2,24 tỷ USD, tăng tới 89% về giá trị nhưng giảm 8,3% về sản lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
Bộ này đánh giá, do đơn giá xuất khẩu bình quân tăng nên xuất khẩu gạo đã vượt mục tiêu đề ra và đóng góp hơn 1,2 tỷ USD cho mức tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước so với cùng kỳ năm ngoái là 13,6 tỷ USD.
Bộ Công Thương dự kiến, 3 tháng còn lại của năm 2008, Việt Nam có thể xuất khẩu thêm 415 triệu USD để đạt kim ngạch 2,85 tỷ USD, tăng 91% so với năm ngoái, trong khi lượng gạo xuất khẩu tương đương nhau (4,5 triệu tấn).
Thế nhưng, tại buổi làm việc với Hiệp hội lương thực Việt Nam, Sở Công Thương các tỉnh, thành phía Nam và một số bộ, ngành liên quan hôm 15/10 tại Tp.HCM để tìm đầu ra cho hạt gạo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên đã thừa nhận xuất khẩu gạo đang gặp khó do nguồn cung từ các nước xuất khẩu gạo đang tăng, dẫn tới giá gạo thế giới đang giảm mạnh.
Cụ thể, gạo 5% tấm giá hiện chỉ còn ở mức 480 USD/tấn; gạo 15% tấm còn khoảng 400 USD/tấn và gạo 25% tấm là 380 USD/tấn. Như vậy, so với tháng trước, giá gạo trên thị trường thế giới đã giảm 20 - 30 USD/tấn.
Còn, nếu so với giá gạo thời "hoàng kim" tháng 3,4/2008 thì giá gạo thế giới hiện nay đã bị giảm tới 60%.
Nguồn cung dư thừa, thị trường thế giới giảm sút, hậu quả của nghịch lý này-theo phản ánh của một số doanh nghiệp kinh doanh lương thực, việc ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo đang gần như tê liệt.
Ông Lê Việt Hải, Giám đốc Công ty lương thực Mêkông (Cần Thơ) cho biết: "Cả tháng qua phần lớn các doanh nghiệp không ký được hợp đồng nào. Những doanh nghiệp lớn có nhiều bạn hàng có ký được một số hợp đồng nhưng số lượng ít, không đáng kể".
Lối thoát nào cho hạt gạo?
Để đạt mục tiêu mua hết lúa hàng hoá cho nông dân, đẩy mạnh xuất khẩu, khuyến khích trồng và xuất khẩu các chủng loại gạo cao cấp, ngày 16/10 Bộ Công Thương đã chính thức đề nghị Bộ Tài chính điều chỉnh, áp dụng thuế suất 0% đối với gạo xuất khẩu.
Bên hành lang Quốc hội, ngày 21/10 trả lời báo giới về vấn đề mua lúa gạo cho nông dân, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết:
"Chính phủ cũng như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hết sức nỗ lực để tháo gỡ những khó khăn cho bà con nông dân. Trước mắt, chúng tôi đã chỉ đạo Tổng công ty ty lương thực miền Bắc và miền Nam với cố gắng cao nhất tiếp tục mua lúa gạo để tạo ra sức mua, duy trì giá, đảm bảo có lời cho bà con nông dân. Mặt khác đàm phán ký kết các hợp đồng để xuất khẩu.
Chúng tôi cũng hợp tác với các địa phương để chỉ đạo và hướng dẫn cho bà con nông dân điều chỉnh lại cơ cấu giống để chuẩn bị cho vụ đông xuân tới, trồng các giống lúa có giá trị và khả năng tiêu thụ tốt trên thị trường".
Theo tin chúng tôi mới nhận được thì UBND tỉnh Long An cũng đã gửi văn bản đề nghị Chính phủ cho tăng chỉ tiêu mua gạo dự trữ quốc gia với giá cả phù hợp để giảm lượng lúa gạo hàng hoá đang tồn đọng rất lớn trong dân; kèm theo một số biện pháp cấp bách, như: đề nghị Chính phủ có chủ trương cho miễn thu lãi trong thời gian nông dân được giãn nợ vay.
Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương cho cân đối lại lượng lương thực hàng hoá cả nước, trên cơ sở đó cho tăng chỉ tiêu xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm 2008.
Những đề nghị của tỉnh Long An gửi lên Chính phủ cũng là đề nghị chung của các tỉnh ĐBSCL. Lãnh đạo nhiều tỉnh cho rằng, trong tình hình thị trường lúa gạo hiện nay, việc tăng mua lúa dự trữ quốc gia và bỏ thuế xuất khẩu dường như là cách làm tốt nhất cho lúa gạo ĐBSCL!
Tại ĐBSCL, hàng trăm ngàn tấn lúa vụ hè thu còn tồn đọng, vụ thu đông vào mùa thu hoạch. Lúa chồng lên lúa, không bán được khiến nông dân lâm vào cảnh khốn khó.
Hành trình hạt lúa ĐBSCL có thể chia ra mấy khâu: nông dân sản xuất ra bán cho thương lái, thương lái mua gom về bán cho vựa lúa gạo, vựa lúa gạo bán cho nhà máy xay xát, đánh bóng gạo bán cho doanh nghiệp xuất khẩu. Hiên tại nguồn cung rất dồi dào, khâu cuối cùng lưu thông (xuất khẩu) bị tắc làm cho thị trường lúa gạo bị dồn ứ, "đóng băng".
Nông dân thiệt kép, doanh nghiệp lo âu
Theo ông Phạm Văn Dư, Cục phó Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), riêng vụ hè thu vừa rồi, ĐBSCL và các tỉnh miền Đông Nam Bộ đã đạt 8,4 triệu tấn lúa, vụ thu đông đã thu hoạch được 152.000 ha, năng suất 4,2 - 4,5 tấn/ha.
Vẫn theo ông Dư, nhiều tỉnh ở ĐBSCL đang tồn đọng hàng trăm ngàn tấn lúa. Nông dân thiệt đơn, thiệt kép. Lúa hè thu còn chất đóng vì không bán được, vụ thu đông lại vào mùa thu hoạch. Nhà ở thành kho chứa lúa. Nông dân "dở khóc, dở cười". Ngồi trên đống lúa mà "đói" tiền. Giá lúa rớt thê thảm.
Lúa hè thu hiện chỉ còn khoảng trên dưới 4.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg so đầu tháng. Tương tự, gạo nguyên liệu 5% tấm còn 5.500-5.550 đồng/kg, giảm 500 đồng, mức giá thấp nhất từ đầu năm đến nay.
Khó khăn nhất của nhà nông hiện nay là lúa hè thu không bán được, lúa thu đông đang thu hoạch giá rẻ bất ngờ, chỉ còn 2.500 - 3.000 đồng/kg.
Thậm chí ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang) thương lái trả giá còn 2.200 đồng/kg, trong khi đó giá công cắt lúa đã là 224.000 đồng/công, cao gấp 3 lần so với năm ngoái.
Trong số hàng trăm ngàn tấn lúa gạo ứ đọng, chưa tiêu thụ được, có khoảng 30% thuộc giống lúa IR 50404. Loại giống lúa này năng suất cao, có tính kháng rầy nhưng hạt ngắn, gạo bạc bụng chỉ làm nguyên liệu chế biến gạo xuất khẩu phẩm cấp thấp (25% tấm).
Đầu năm nay trong tình cảnh thế giới khủng hoảng lương thực, nghe theo lời "phán" của cán bộ ngành chức năng, lúa gạo nào cũng xuất khẩu được, nhiều tỉnh như An Giang hăng hái gieo sạ tới 50% diện tích giống lúa IR 50404, thậm chí có tỉnh mở rộng tới 70% diện tích. Bây giờ "dính đòn".
Trên thị trường thế giới các đối tác yêu cầu loại gạo có phẩm cấp cao (5% tấm) hoặc trung bình (15% tấm). Lúa gạo giống IR 50404 ế ẩm. Nông dân thua thiệt đủ điều.
Theo Bộ Công Thương, 9 tháng đầu năm nay cả nước đã xuất khẩu được 3,69 triệu tấn gạo, với kim ngạch 2,24 tỷ USD, tăng tới 89% về giá trị nhưng giảm 8,3% về sản lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
Bộ này đánh giá, do đơn giá xuất khẩu bình quân tăng nên xuất khẩu gạo đã vượt mục tiêu đề ra và đóng góp hơn 1,2 tỷ USD cho mức tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước so với cùng kỳ năm ngoái là 13,6 tỷ USD.
Bộ Công Thương dự kiến, 3 tháng còn lại của năm 2008, Việt Nam có thể xuất khẩu thêm 415 triệu USD để đạt kim ngạch 2,85 tỷ USD, tăng 91% so với năm ngoái, trong khi lượng gạo xuất khẩu tương đương nhau (4,5 triệu tấn).
Thế nhưng, tại buổi làm việc với Hiệp hội lương thực Việt Nam, Sở Công Thương các tỉnh, thành phía Nam và một số bộ, ngành liên quan hôm 15/10 tại Tp.HCM để tìm đầu ra cho hạt gạo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên đã thừa nhận xuất khẩu gạo đang gặp khó do nguồn cung từ các nước xuất khẩu gạo đang tăng, dẫn tới giá gạo thế giới đang giảm mạnh.
Cụ thể, gạo 5% tấm giá hiện chỉ còn ở mức 480 USD/tấn; gạo 15% tấm còn khoảng 400 USD/tấn và gạo 25% tấm là 380 USD/tấn. Như vậy, so với tháng trước, giá gạo trên thị trường thế giới đã giảm 20 - 30 USD/tấn.
Còn, nếu so với giá gạo thời "hoàng kim" tháng 3,4/2008 thì giá gạo thế giới hiện nay đã bị giảm tới 60%.
Nguồn cung dư thừa, thị trường thế giới giảm sút, hậu quả của nghịch lý này-theo phản ánh của một số doanh nghiệp kinh doanh lương thực, việc ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo đang gần như tê liệt.
Ông Lê Việt Hải, Giám đốc Công ty lương thực Mêkông (Cần Thơ) cho biết: "Cả tháng qua phần lớn các doanh nghiệp không ký được hợp đồng nào. Những doanh nghiệp lớn có nhiều bạn hàng có ký được một số hợp đồng nhưng số lượng ít, không đáng kể".
Lối thoát nào cho hạt gạo?
Để đạt mục tiêu mua hết lúa hàng hoá cho nông dân, đẩy mạnh xuất khẩu, khuyến khích trồng và xuất khẩu các chủng loại gạo cao cấp, ngày 16/10 Bộ Công Thương đã chính thức đề nghị Bộ Tài chính điều chỉnh, áp dụng thuế suất 0% đối với gạo xuất khẩu.
Bên hành lang Quốc hội, ngày 21/10 trả lời báo giới về vấn đề mua lúa gạo cho nông dân, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết:
"Chính phủ cũng như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hết sức nỗ lực để tháo gỡ những khó khăn cho bà con nông dân. Trước mắt, chúng tôi đã chỉ đạo Tổng công ty ty lương thực miền Bắc và miền Nam với cố gắng cao nhất tiếp tục mua lúa gạo để tạo ra sức mua, duy trì giá, đảm bảo có lời cho bà con nông dân. Mặt khác đàm phán ký kết các hợp đồng để xuất khẩu.
Chúng tôi cũng hợp tác với các địa phương để chỉ đạo và hướng dẫn cho bà con nông dân điều chỉnh lại cơ cấu giống để chuẩn bị cho vụ đông xuân tới, trồng các giống lúa có giá trị và khả năng tiêu thụ tốt trên thị trường".
Theo tin chúng tôi mới nhận được thì UBND tỉnh Long An cũng đã gửi văn bản đề nghị Chính phủ cho tăng chỉ tiêu mua gạo dự trữ quốc gia với giá cả phù hợp để giảm lượng lúa gạo hàng hoá đang tồn đọng rất lớn trong dân; kèm theo một số biện pháp cấp bách, như: đề nghị Chính phủ có chủ trương cho miễn thu lãi trong thời gian nông dân được giãn nợ vay.
Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương cho cân đối lại lượng lương thực hàng hoá cả nước, trên cơ sở đó cho tăng chỉ tiêu xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm 2008.
Những đề nghị của tỉnh Long An gửi lên Chính phủ cũng là đề nghị chung của các tỉnh ĐBSCL. Lãnh đạo nhiều tỉnh cho rằng, trong tình hình thị trường lúa gạo hiện nay, việc tăng mua lúa dự trữ quốc gia và bỏ thuế xuất khẩu dường như là cách làm tốt nhất cho lúa gạo ĐBSCL!