Xuất khẩu lao động: Tìm giải pháp mới cho chuyện cũ
Thực trạng lao động Việt bỏ trốn, sống bất hợp pháp ở nước ngoài không là câu chuyện mới trong công tác xuất khẩu lao động
Khi thị trường tiếp nhận lao động tiềm năng Hàn Quốc có nguy cơ đóng cửa đối với lao động Việt Nam thì câu chuyện “lao động bỏ trốn” mới được cơ quan quản lý và các địa phương đưa ra bàn thảo.
Trong khi đó, thực trạng lao động Việt bỏ trốn, sống bất hợp pháp ở nước ngoài là câu chuyện không mới, không chỉ xảy ra với thị trường Hàn Quốc.
Trốn đã thành lệ?
Hàn Quốc là thị trường thứ 3 có tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn, sống bất hợp pháp cao. Trước đó, tại Nhật Bản và Đài Loan, tỷ lệ lao động Việt Nam trốn ra ngoài làm việc cũng luôn trong tình trạng dẫn đầu.
Số liệu từ Ban quản lý lao động Việt Nam tại Nhật cho thấy, năm 2003 tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn chiếm đến 30% số lao động đưa đi.
Có một thời gian khá dài, tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước, bỏ trốn sống bất hợp pháp của lao động Việt Nam luôn đứng hàng đầu trong các nước đưa lao động sang tu nghiệp tại Nhật khiến cho Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (IMM) phải đưa ra chính sách: nếu lao động về đúng hạn thì được trợ cấp thêm từ 10.000 – 20.000 USD.
Ông Masumi Higuma, Trưởng đại diện Hiệp hội Phát triển nguồn nhân lực quốc tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản tại Việt Nam (IMM) cũng từng cho biết, việc người lao động bỏ trốn ra ngoài sống bất hợp pháp nhiều khiến một số xí nghiệp, nghiệp đoàn của Nhật “ngại” tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho số lượng lao động Việt tại Nhật còn thấp.
Tại thị trường Đài Loan, cuối năm 2009 Việt Nam cũng bị mất nhiều đơn hàng vì tình trạng lao động bỏ trốn gia tăng. Điều này cũng hết sức dễ hiểu bởi chủ sử dụng lao động luôn thận trọng trong việc tiếp nhận lao động nhập cư của những nước có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao để tránh rủi ro.
Trước đó, đầu năm 2005, hiện tượng lao động bỏ trốn cũng là nguyên nhân chính khiến cho phía Đài Loan thực hiện chính sách “đóng cửa” đối với lao động giúp việc gia đình của Việt Nam.
Riêng thị trường Hàn Quốc, theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này thì tình trạng nghiêm trọng hơn ở chỗ: không chỉ tỷ lệ lao động bỏ trốn tăng cao mà việc bỏ trốn còn được tính toán, thực hiện một cách bài bản.
Cụ thể, trong số lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc có những người hết thời hạn hợp đồng 5 năm muốn ở lại để tiếp tục làm việc, có những người bỏ trốn ngay tại sân bay khi máy bay vừa hạ cánh. Thậm chí, tư tưởng bỏ trốn đã xuất hiện trong đầu lao động ngay trước lúc xuất cảnh.
Ông Phan Văn Minh, giám đốc trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cho biết, nhiều lao động đăng ký đi làm việc nông nghiệp, thuỷ sản để dễ lọt qua vòng tuyển chọn nhưng đến khi nhập cảnh vào Hàn Quốc là bỏ trốn sang làm ở lĩnh vực khác.
Loay hoay với việc chống trốn
Mặc dù tình trạng lao động bỏ trốn tại những thị trường tiếp nhận lao động tiềm năng không phải là vấn đề mới mẻ nhưng xem ra đây là bài toán khó giải khi cơ quan quản lý luôn loay hoay với vấn đề này.
Ngày 8 và 9/9 vừa qua, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã tổ chức một cuộc tòa đàm bàn về các biện pháp ngăn ngừa lao động đi làm việc ở Hàn Quốc theo chương trình EPS trốn và ở lại làm việc bất hợp pháp, nhưng xem ra vẫn chưa tìm tới được giải pháp hữu hiệu.
Nhiều đại biểu là lãnh đạo các địa phương tham dự hội thảo đã đề xuất giải pháp thu tiền đặt cọc, thu giữ sổ đỏ nhằm “đánh” vào kinh tế, ràng buộc người lao động và gia đình để hạn chế tình trạng bỏ trốn.
Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, một phó giám đốc của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An cho rằng, giải pháp đó khó có thể ngăn ngừa hay hạn chế tình trạng lao động bỏ trốn bởi sẽ xảy ra những phản ứng phụ.
Ông này lấy dẫn chứng điển hình về thị trường Nhật Bản và giải pháp thu tiền đặt cọc đã từng áp dụng lên tới hàng trăm triệu đồng nhưng tình hình không được cải thiện.
Khi phải “xoay” hàng trăm triệu đồng, phải bỏ chi phí quá lớn để được đi làm việc ở nước ngoài càng thôi thúc lao động bỏ trốn ra ngoài, để có thêm thời gian làm việc, có cơ hội kiếm thêm thu nhập, bù đắp chi phí trước lúc đi. Cuối cùng, Nhật Bản phải ban hành “lệnh” cấm doanh nghiệp thu tiền đặt cọc của người lao động.
Tại cuộc tòa đàm tìm giải pháp ngăn ngừa lao động bỏ trốn cho thị trường Hàn Quốc nói trên, ông Jung Jin Young, trưởng đại diện cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam cũng cho rằng, chi phí cao có thể là nguyên nhân quan trọng khiến lao động nghĩ cách bỏ trốn. Ông cũng cho biết, ông có nghe nói về việc lao động Việt Nam để được đi Hàn Quốc làm việc phải mất tới 9.000 USD, trong khi chi phí thật tổng cộng thực tế là khoảng 710 USD.
Vì thế, ý kiến từ nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng, nên có một cái nhìn sâu hơn cho công tác xuất khẩu lao động, nhằm chuyên nghiệp hóa lĩnh vực này. Đó là, cần có chiến lược đào tạo, giáo dục một cách bài bản về ý thức cho người lao động thay vì đứng trước ngu cơ mất thị trường mới loay hoay đi tìm các giải pháp một cách "đối phó", "mất bò mới lo làm chuồng" như hiện nay.
Trong khi đó, thực trạng lao động Việt bỏ trốn, sống bất hợp pháp ở nước ngoài là câu chuyện không mới, không chỉ xảy ra với thị trường Hàn Quốc.
Trốn đã thành lệ?
Hàn Quốc là thị trường thứ 3 có tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn, sống bất hợp pháp cao. Trước đó, tại Nhật Bản và Đài Loan, tỷ lệ lao động Việt Nam trốn ra ngoài làm việc cũng luôn trong tình trạng dẫn đầu.
Số liệu từ Ban quản lý lao động Việt Nam tại Nhật cho thấy, năm 2003 tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn chiếm đến 30% số lao động đưa đi.
Có một thời gian khá dài, tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước, bỏ trốn sống bất hợp pháp của lao động Việt Nam luôn đứng hàng đầu trong các nước đưa lao động sang tu nghiệp tại Nhật khiến cho Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (IMM) phải đưa ra chính sách: nếu lao động về đúng hạn thì được trợ cấp thêm từ 10.000 – 20.000 USD.
Ông Masumi Higuma, Trưởng đại diện Hiệp hội Phát triển nguồn nhân lực quốc tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản tại Việt Nam (IMM) cũng từng cho biết, việc người lao động bỏ trốn ra ngoài sống bất hợp pháp nhiều khiến một số xí nghiệp, nghiệp đoàn của Nhật “ngại” tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho số lượng lao động Việt tại Nhật còn thấp.
Tại thị trường Đài Loan, cuối năm 2009 Việt Nam cũng bị mất nhiều đơn hàng vì tình trạng lao động bỏ trốn gia tăng. Điều này cũng hết sức dễ hiểu bởi chủ sử dụng lao động luôn thận trọng trong việc tiếp nhận lao động nhập cư của những nước có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao để tránh rủi ro.
Trước đó, đầu năm 2005, hiện tượng lao động bỏ trốn cũng là nguyên nhân chính khiến cho phía Đài Loan thực hiện chính sách “đóng cửa” đối với lao động giúp việc gia đình của Việt Nam.
Riêng thị trường Hàn Quốc, theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này thì tình trạng nghiêm trọng hơn ở chỗ: không chỉ tỷ lệ lao động bỏ trốn tăng cao mà việc bỏ trốn còn được tính toán, thực hiện một cách bài bản.
Cụ thể, trong số lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc có những người hết thời hạn hợp đồng 5 năm muốn ở lại để tiếp tục làm việc, có những người bỏ trốn ngay tại sân bay khi máy bay vừa hạ cánh. Thậm chí, tư tưởng bỏ trốn đã xuất hiện trong đầu lao động ngay trước lúc xuất cảnh.
Ông Phan Văn Minh, giám đốc trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cho biết, nhiều lao động đăng ký đi làm việc nông nghiệp, thuỷ sản để dễ lọt qua vòng tuyển chọn nhưng đến khi nhập cảnh vào Hàn Quốc là bỏ trốn sang làm ở lĩnh vực khác.
Loay hoay với việc chống trốn
Mặc dù tình trạng lao động bỏ trốn tại những thị trường tiếp nhận lao động tiềm năng không phải là vấn đề mới mẻ nhưng xem ra đây là bài toán khó giải khi cơ quan quản lý luôn loay hoay với vấn đề này.
Ngày 8 và 9/9 vừa qua, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã tổ chức một cuộc tòa đàm bàn về các biện pháp ngăn ngừa lao động đi làm việc ở Hàn Quốc theo chương trình EPS trốn và ở lại làm việc bất hợp pháp, nhưng xem ra vẫn chưa tìm tới được giải pháp hữu hiệu.
Nhiều đại biểu là lãnh đạo các địa phương tham dự hội thảo đã đề xuất giải pháp thu tiền đặt cọc, thu giữ sổ đỏ nhằm “đánh” vào kinh tế, ràng buộc người lao động và gia đình để hạn chế tình trạng bỏ trốn.
Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, một phó giám đốc của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An cho rằng, giải pháp đó khó có thể ngăn ngừa hay hạn chế tình trạng lao động bỏ trốn bởi sẽ xảy ra những phản ứng phụ.
Ông này lấy dẫn chứng điển hình về thị trường Nhật Bản và giải pháp thu tiền đặt cọc đã từng áp dụng lên tới hàng trăm triệu đồng nhưng tình hình không được cải thiện.
Khi phải “xoay” hàng trăm triệu đồng, phải bỏ chi phí quá lớn để được đi làm việc ở nước ngoài càng thôi thúc lao động bỏ trốn ra ngoài, để có thêm thời gian làm việc, có cơ hội kiếm thêm thu nhập, bù đắp chi phí trước lúc đi. Cuối cùng, Nhật Bản phải ban hành “lệnh” cấm doanh nghiệp thu tiền đặt cọc của người lao động.
Tại cuộc tòa đàm tìm giải pháp ngăn ngừa lao động bỏ trốn cho thị trường Hàn Quốc nói trên, ông Jung Jin Young, trưởng đại diện cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam cũng cho rằng, chi phí cao có thể là nguyên nhân quan trọng khiến lao động nghĩ cách bỏ trốn. Ông cũng cho biết, ông có nghe nói về việc lao động Việt Nam để được đi Hàn Quốc làm việc phải mất tới 9.000 USD, trong khi chi phí thật tổng cộng thực tế là khoảng 710 USD.
Vì thế, ý kiến từ nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng, nên có một cái nhìn sâu hơn cho công tác xuất khẩu lao động, nhằm chuyên nghiệp hóa lĩnh vực này. Đó là, cần có chiến lược đào tạo, giáo dục một cách bài bản về ý thức cho người lao động thay vì đứng trước ngu cơ mất thị trường mới loay hoay đi tìm các giải pháp một cách "đối phó", "mất bò mới lo làm chuồng" như hiện nay.