Xuất khẩu tháng 2 đã khá hơn
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố sáng 25/2, kim ngạch xuất khẩu tháng này của Việt Nam ước đạt 4,3 tỷ USD
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố sáng 25/2, kim ngạch xuất khẩu tháng này của Việt Nam ước đạt 4,3 tỷ USD.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu ước khoảng 4,4 tỷ USD, và nhập siêu tháng 2/2009 dự báo khoảng 100 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu tăng nhẹ
Số liệu từ báo cáo này cho thấy, nếu so với tháng 1/2009, kim ngạch xuất khẩu tháng 2/2009 đã tăng khoảng 15,5%.
Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm nay vào khoảng 72 tỷ USD. Tính chung hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đã vượt trên 8 tỷ USD, giảm khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2008, và bằng khoảng 11% mục tiêu cả năm.
Cũng trong hai tháng đầu năm, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 2,8 tỷ USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, kim ngạch của đa số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đều giảm so với cùng kỳ năm 2008.
Cụ thể, cao su giảm 50,5%; dây điện và cáp điện giảm 44,6%; dầu thô giảm 42,4% về giá nhưng tăng 26,7% về lượng; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 26,3%; điện tử, máy tính và linh kiện giảm 13,7%; cà phê giảm 9,6% về giá trị nhưng tăng 10,8% về lượng; giày dép giảm 7,3%; thủy sản giảm 5,8%...
Một số ít mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2009, như gạo tăng 113,2%; than đá tăng 9,4%; hạt tiêu tăng 6,5%; hạt điều tăng 2,1%.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải, nguyên nhân ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu là sự giảm giá của nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực và sự thu hẹp thị trường do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới.
Hiện kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào một số thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Nhật Bản đều giảm trên 20%.
Nhập khẩu bằng gần một nửa cùng kỳ năm ngoái
Kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam cũng tăng mạnh trong tháng 2/2009, ước đạt 4,4 tỷ USD, cao hơn 32,2% so với tháng trước đó.
Tính chung hai tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 7,73 tỷ USD, giảm tới 43,1% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2,8 tỷ USD, giảm 29,8%.
Trong hai tháng đầu năm, hầu hết các mặt hàng nhập khẩu chủ lực đều giảm về lượng so với cùng kỳ, ví dụ thép các loại giảm 74,2%; xăng dầu giảm 26,2% về lượng và giảm 60% về giá trị; ôtô giảm 60,6%; giấy các loại giảm 32%; phân bón giảm 22,3%, sữa và sản phẩm sửa giảm 11%...
Kim ngạch nhập khẩu từ các đối tác lớn như Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan đều giảm mạnh trong hai tháng đầu năm, khoảng trên dưới 40%.
Ước tính, riêng sự biến động giảm của một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu đã đóng góp khoảng 16,1% vào mức giảm của kim ngạch xuất khẩu.
Báo cáo nhận định, việc kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh ở nhiều nhóm hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất sẽ gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm 2009.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu ước khoảng 4,4 tỷ USD, và nhập siêu tháng 2/2009 dự báo khoảng 100 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu tăng nhẹ
Số liệu từ báo cáo này cho thấy, nếu so với tháng 1/2009, kim ngạch xuất khẩu tháng 2/2009 đã tăng khoảng 15,5%.
Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm nay vào khoảng 72 tỷ USD. Tính chung hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đã vượt trên 8 tỷ USD, giảm khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2008, và bằng khoảng 11% mục tiêu cả năm.
Cũng trong hai tháng đầu năm, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 2,8 tỷ USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, kim ngạch của đa số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đều giảm so với cùng kỳ năm 2008.
Cụ thể, cao su giảm 50,5%; dây điện và cáp điện giảm 44,6%; dầu thô giảm 42,4% về giá nhưng tăng 26,7% về lượng; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 26,3%; điện tử, máy tính và linh kiện giảm 13,7%; cà phê giảm 9,6% về giá trị nhưng tăng 10,8% về lượng; giày dép giảm 7,3%; thủy sản giảm 5,8%...
Một số ít mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2009, như gạo tăng 113,2%; than đá tăng 9,4%; hạt tiêu tăng 6,5%; hạt điều tăng 2,1%.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải, nguyên nhân ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu là sự giảm giá của nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực và sự thu hẹp thị trường do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới.
Hiện kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào một số thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Nhật Bản đều giảm trên 20%.
Nhập khẩu bằng gần một nửa cùng kỳ năm ngoái
Kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam cũng tăng mạnh trong tháng 2/2009, ước đạt 4,4 tỷ USD, cao hơn 32,2% so với tháng trước đó.
Tính chung hai tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 7,73 tỷ USD, giảm tới 43,1% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2,8 tỷ USD, giảm 29,8%.
Trong hai tháng đầu năm, hầu hết các mặt hàng nhập khẩu chủ lực đều giảm về lượng so với cùng kỳ, ví dụ thép các loại giảm 74,2%; xăng dầu giảm 26,2% về lượng và giảm 60% về giá trị; ôtô giảm 60,6%; giấy các loại giảm 32%; phân bón giảm 22,3%, sữa và sản phẩm sửa giảm 11%...
Kim ngạch nhập khẩu từ các đối tác lớn như Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan đều giảm mạnh trong hai tháng đầu năm, khoảng trên dưới 40%.
Ước tính, riêng sự biến động giảm của một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu đã đóng góp khoảng 16,1% vào mức giảm của kim ngạch xuất khẩu.
Báo cáo nhận định, việc kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh ở nhiều nhóm hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất sẽ gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm 2009.