Xuất khẩu tôm cạnh tranh gay gắt với hàng giá rẻ từ Ấn Độ
Giá tôm xuất khẩu của Ấn Độ rẻ hơn tôm sú Việt Nam bình quân từ 20 – 25%
Giá tôm trên thế giới giảm mạnh, tôm Việt Nam mất ưu thế về giá tại các thị trường nhập khẩu chính, nhiều rào cản và chi phí sản xuất gia tăng... là những vấn đề lớn đối với xuất khẩu tôm trong quý 2 vừa qua.
Hiện nay, Nhật Bản là thị trường duy nhất giữ được mức tăng trưởng dương nhưng sản phẩm tôm Việt Nam đang vướng phải rào cản Ethoxyquin và sự cạnh tranh quyết liệt từ tôm giá rẻ Ấn Độ. Điều này khiến việc xuất khẩu tôm vào Nhật Bản đã khó lại càng thêm khó!
Trong 4 thị trường nhập khẩu tôm trọng điểm của Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ, EU và Trung Quốc, chỉ có Nhật Bản còn duy trì mức tăng trưởng cao trong 6 tháng qua. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xác định Nhật Bản là lối thoát duy nhất trong bối cảnh hiện nay do nhu cầu tại các thị trường Mỹ, EU hay Trung Quốc đều không ổn định.
Ngoại trừ tháng 1 sụt giảm, các tháng còn lại trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản đều có mức tăng trưởng cao. Trong đó, tháng 2 tăng 50,4%, tháng 3 tăng 26,4%, tháng 4 tăng 31,1%, tháng 5 tăng 52,5% và tháng 6 tăng 23,7%.
Hai năm qua, sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản đã bị cơ quan thẩm quyền nước này tăng cường kiểm tra, kiểm soát dư lượng các loại hóa chất, kháng sinh. Năm 2010, Nhật Bản kiểm soát chất Trifluralin, sau đó chất Enrofloxacin với dư lượng cho phép thấp hơn 10 lần so với các nước trong khối EU.
Đến ngày 18/5/2012, Nhật Bản lại quyết định kiểm tra chỉ tiêu Ethoxyquin đối với 30% các lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam với mức giới hạn cho phép là 0,01ppm (10ppb). Tuy nhiên, con đường vào Nhật Bản của tôm Việt Nam ngày càng trở nên khó khăn bởi ngoài rào cản kỹ thuật, tôm Việt Nam còn phải cạnh tranh rất quyết liệt với tôm giá rẻ của Ấn Độ đang gia tăng thị phần nhanh chóng trong năm 2011 và các tháng đầu năm 2012 nên việc hạ giá bán để cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi.
Cuối tháng 6/2012, giá tôm sú Ấn Độ, loại tôm nhập khẩu chính vào Nhật Bản đã giảm 20%. Nhu cầu tôm sú trên thị trường đang thấp, trong khi nguồn cung tôm từ Ấn Độ dự kiến sẽ tăng khi nước này bước vào vụ thu hoạch chính từ giữa tháng 8 tới. Bên cạnh đó, người tiêu dùng đang chuyển sang sử dụng tôm chân trắng thay cho tôm sú cũng góp phần giảm giá bán mặt hàng này.
Tôm sú Ấn Độ thường được bán với số lượng lớn tại các siêu thị phía Tây Nhật Bản với giá bán buôn dự kiến đạt 1.600 yên/1,8 kg, giảm khoảng 20% so với đầu năm nay.
Giá tôm xuất khẩu thế giới đang có nhiều bất ổn đã ảnh hưởng đến giá tôm tại thị trường Nhật Bản, cộng với giá tôm xuất khẩu của Ấn Độ rẻ hơn tôm sú Việt Nam bình quân từ 20 – 25% khiến cho tôm Việt Nam càng thêm khó khăn. Giá tôm sú từ Việt Nam và Indonesia cũng giảm khoảng 10%.
Một số công ty thương mại ở Nhật Bản dự đoán, giá tôm sú sẽ giảm nữa trong tháng 7, 8 và các tháng tiếp theo khi Ấn Độ vào chính vụ thu hoạch. Theo các doanh nghiệp, giá tôm sú Ấn Độ rẻ hơn nhiều so với giá tôm sú Việt Nam có thể do kỹ thuật nuôi và một phần do lãi suất tiền vay thấp cộng với rủi ro trong nuôi tôm của nông dân Ấn Độ thấp dẫn đến tổng chi phí đầu vào của tôm sú Ấn Độ thấp hơn.
Hiện nay, đa phần các công ty xuất khẩu tôm vào Nhật Bản không xuất bán ở dạng tôm nguyên liệu mà phần lớn là hàng giá trị gia tăng, có những công ty xuất khẩu 100% hàng giá trị gia tăng. Trong khi đó, Ấn Độ chỉ đơn thuần bán tôm nguyên liệu, nhờ vậy mà tôm Việt Nam vẫn duy trì lợi thế ở thị trường Nhật Bản.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần chế biến Thuỷ sản Út Xi, việc tôm Việt Nam bị tôm giá rẻ Ấn Độ cạnh tranh tại Nhật ngày càng tăng đang gây lo ngại cho các doanh nghiệp khi Nhật Bản so sánh giá bán tôm thành phẩm của Việt Nam và tôm nguyên liệu của Ấn Độ. Nếu có sự chênh lệch lớn, họ sẽ cho rằng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam quá cao và sẽ mua nguyên liệu của Ấn Độ về sản xuất tại Nhật. Khi đó, lợi thế tôm giá trị gia tăng của Việt Nam sẽ không còn.
“Cho đến bây giờ, chúng tôi cũng chưa có giải pháp gì để đối phó với tình hình ở thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm giá trị gia tăng vào Nhật chỉ biết trông chờ vào thương hiệu và uy tín của công ty để giữ chân khách hàng”, ông Tuấn Anh chia sẻ.
Trong số 5 nước cung cấp tôm nhiều nhất cho thị trường Nhật Bản các tháng đầu năm nay là Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc (chiếm trên 79% tổng nguồn cung tôm cho Nhật Bản), Ấn Độ là nước duy nhất có mức tăng trưởng xuất khẩu trên 2 con số với 27,9%. xuất khẩu tôm Thái Lan sang Nhật Bản trong giai đoạn này giảm 5,1%, Trung Quốc giảm 11,5%, Việt Nam chỉ tăng 3,6% và Indonesia tăng 1,3%.
Bên cạnh chính sách giá tốt và nguồn cung tốt, không thể không nhắc tới chất lượng tôm Ấn Độ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ưu điểm của tôm sú Việt Nam là không có mùi bùn và được đánh giá là chất lượng ngon hơn tôm sú Ấn Độ. Tuy nhiên, đây lại không phải là yếu tố quan trọng giúp tôm Việt Nam có thể gia tăng thị phần trên thị trường Nhật Bản.
Sáu tháng đầu năm 2012, theo Hệ thống Cảnh báo thực phẩm nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản, có tới 36 lô tôm của Việt Nam bị cảnh báo trong khi Ấn Độ chỉ có 2 lô tôm bị cảnh báo vì dư lượng kháng sinh AOZ.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Hiện nay, Nhật Bản là thị trường duy nhất giữ được mức tăng trưởng dương nhưng sản phẩm tôm Việt Nam đang vướng phải rào cản Ethoxyquin và sự cạnh tranh quyết liệt từ tôm giá rẻ Ấn Độ. Điều này khiến việc xuất khẩu tôm vào Nhật Bản đã khó lại càng thêm khó!
Trong 4 thị trường nhập khẩu tôm trọng điểm của Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ, EU và Trung Quốc, chỉ có Nhật Bản còn duy trì mức tăng trưởng cao trong 6 tháng qua. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xác định Nhật Bản là lối thoát duy nhất trong bối cảnh hiện nay do nhu cầu tại các thị trường Mỹ, EU hay Trung Quốc đều không ổn định.
Ngoại trừ tháng 1 sụt giảm, các tháng còn lại trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản đều có mức tăng trưởng cao. Trong đó, tháng 2 tăng 50,4%, tháng 3 tăng 26,4%, tháng 4 tăng 31,1%, tháng 5 tăng 52,5% và tháng 6 tăng 23,7%.
Hai năm qua, sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản đã bị cơ quan thẩm quyền nước này tăng cường kiểm tra, kiểm soát dư lượng các loại hóa chất, kháng sinh. Năm 2010, Nhật Bản kiểm soát chất Trifluralin, sau đó chất Enrofloxacin với dư lượng cho phép thấp hơn 10 lần so với các nước trong khối EU.
Đến ngày 18/5/2012, Nhật Bản lại quyết định kiểm tra chỉ tiêu Ethoxyquin đối với 30% các lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam với mức giới hạn cho phép là 0,01ppm (10ppb). Tuy nhiên, con đường vào Nhật Bản của tôm Việt Nam ngày càng trở nên khó khăn bởi ngoài rào cản kỹ thuật, tôm Việt Nam còn phải cạnh tranh rất quyết liệt với tôm giá rẻ của Ấn Độ đang gia tăng thị phần nhanh chóng trong năm 2011 và các tháng đầu năm 2012 nên việc hạ giá bán để cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi.
Cuối tháng 6/2012, giá tôm sú Ấn Độ, loại tôm nhập khẩu chính vào Nhật Bản đã giảm 20%. Nhu cầu tôm sú trên thị trường đang thấp, trong khi nguồn cung tôm từ Ấn Độ dự kiến sẽ tăng khi nước này bước vào vụ thu hoạch chính từ giữa tháng 8 tới. Bên cạnh đó, người tiêu dùng đang chuyển sang sử dụng tôm chân trắng thay cho tôm sú cũng góp phần giảm giá bán mặt hàng này.
Tôm sú Ấn Độ thường được bán với số lượng lớn tại các siêu thị phía Tây Nhật Bản với giá bán buôn dự kiến đạt 1.600 yên/1,8 kg, giảm khoảng 20% so với đầu năm nay.
Giá tôm xuất khẩu thế giới đang có nhiều bất ổn đã ảnh hưởng đến giá tôm tại thị trường Nhật Bản, cộng với giá tôm xuất khẩu của Ấn Độ rẻ hơn tôm sú Việt Nam bình quân từ 20 – 25% khiến cho tôm Việt Nam càng thêm khó khăn. Giá tôm sú từ Việt Nam và Indonesia cũng giảm khoảng 10%.
Một số công ty thương mại ở Nhật Bản dự đoán, giá tôm sú sẽ giảm nữa trong tháng 7, 8 và các tháng tiếp theo khi Ấn Độ vào chính vụ thu hoạch. Theo các doanh nghiệp, giá tôm sú Ấn Độ rẻ hơn nhiều so với giá tôm sú Việt Nam có thể do kỹ thuật nuôi và một phần do lãi suất tiền vay thấp cộng với rủi ro trong nuôi tôm của nông dân Ấn Độ thấp dẫn đến tổng chi phí đầu vào của tôm sú Ấn Độ thấp hơn.
Hiện nay, đa phần các công ty xuất khẩu tôm vào Nhật Bản không xuất bán ở dạng tôm nguyên liệu mà phần lớn là hàng giá trị gia tăng, có những công ty xuất khẩu 100% hàng giá trị gia tăng. Trong khi đó, Ấn Độ chỉ đơn thuần bán tôm nguyên liệu, nhờ vậy mà tôm Việt Nam vẫn duy trì lợi thế ở thị trường Nhật Bản.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần chế biến Thuỷ sản Út Xi, việc tôm Việt Nam bị tôm giá rẻ Ấn Độ cạnh tranh tại Nhật ngày càng tăng đang gây lo ngại cho các doanh nghiệp khi Nhật Bản so sánh giá bán tôm thành phẩm của Việt Nam và tôm nguyên liệu của Ấn Độ. Nếu có sự chênh lệch lớn, họ sẽ cho rằng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam quá cao và sẽ mua nguyên liệu của Ấn Độ về sản xuất tại Nhật. Khi đó, lợi thế tôm giá trị gia tăng của Việt Nam sẽ không còn.
“Cho đến bây giờ, chúng tôi cũng chưa có giải pháp gì để đối phó với tình hình ở thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm giá trị gia tăng vào Nhật chỉ biết trông chờ vào thương hiệu và uy tín của công ty để giữ chân khách hàng”, ông Tuấn Anh chia sẻ.
Trong số 5 nước cung cấp tôm nhiều nhất cho thị trường Nhật Bản các tháng đầu năm nay là Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc (chiếm trên 79% tổng nguồn cung tôm cho Nhật Bản), Ấn Độ là nước duy nhất có mức tăng trưởng xuất khẩu trên 2 con số với 27,9%. xuất khẩu tôm Thái Lan sang Nhật Bản trong giai đoạn này giảm 5,1%, Trung Quốc giảm 11,5%, Việt Nam chỉ tăng 3,6% và Indonesia tăng 1,3%.
Bên cạnh chính sách giá tốt và nguồn cung tốt, không thể không nhắc tới chất lượng tôm Ấn Độ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ưu điểm của tôm sú Việt Nam là không có mùi bùn và được đánh giá là chất lượng ngon hơn tôm sú Ấn Độ. Tuy nhiên, đây lại không phải là yếu tố quan trọng giúp tôm Việt Nam có thể gia tăng thị phần trên thị trường Nhật Bản.
Sáu tháng đầu năm 2012, theo Hệ thống Cảnh báo thực phẩm nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản, có tới 36 lô tôm của Việt Nam bị cảnh báo trong khi Ấn Độ chỉ có 2 lô tôm bị cảnh báo vì dư lượng kháng sinh AOZ.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)