Xuất nhập khẩu tháng 9: Hàng chủ lực xuống sức
Con số nhập siêu tháng 9 có thể coi là tích cực trong bối cảnh dự trữ ngoại hối còn tương đối mỏng
Mức dự báo nhập siêu tháng 9 khoảng 1,1 tỷ USD của Tổng cục Thống kê vào cuối tháng trước có thể chịu ảnh hưởng của lo ngại tăng nhập khẩu những tháng cuối năm. Trên thực tế, nhập siêu tháng 9 tiếp tục dưới ngưỡng 1 tỷ USD, theo những gì Tổng cục Hải quan vừa công bố.
Báo cáo tình hình xuất, nhập khẩu vừa được Tổng cục Hải quan công bố cho biết, kim ngạch xuất khẩu tháng 9 đạt xấp xỉ 6,1 tỷ USD, giảm 11,1% so với tháng 8; nhập khẩu đạt trên 6,97 tỷ USD, giảm tương ứng 3,9%. Như vậy, nhập siêu tháng 9 chỉ khoảng 0,87 tỷ USD.
Con số nhập siêu tháng 9 có thể coi là tích cực trong bối cảnh dự trữ ngoại hối còn tương đối mỏng và sức ép lên tỷ giá gia tăng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, việc kim ngạch xuất khẩu giảm tới mức hai con số là đáng quan ngại.
Hàng chủ lực xuống sức
Kim ngạch xuất khẩu đã có tháng giảm mạnh tới 2 con số khi chỉ đạt khoảng 6,1 tỷ USD trong tháng 9, hụt tới 11% so với tháng 8. Tuy nhiên, đây đã là tháng thứ 5 liên tiếp, kim ngạch xuất khẩu vượt 6 tỷ USD.
Chỉ có 8/35 mặt hàng được Tổng cục Hải quan liệt kê cho thấy có sự gia tăng kim ngạch so với tháng trước nhưng mức tăng khá hạn chế. Ở các nhóm giảm, kim ngạch xuất khẩu tháng 9 giảm khá mạnh ở hàng loạt mặt hàng chủ lực.
Nhóm nông sản, chỉ có thủy sản tăng 2,4% và sắn tăng 29,5% về kim ngạch so với tháng trước, còn gạo, rau quả, hạt tiêu, hạt điều, chè, cà phê giảm từ 13,% (chè) đến 34,3% (gạo).
Tuy nhiên, về mặt lượng thì tất cả các mặt hàng này đều giảm cao hơn so với mức giảm kim ngạch tương ứng, cho thấy xuất khẩu nông sản tiếp tục được lợi về giá. Vấn đề là nguồn cung hàng xuất khẩu dường như khan hiếm hơn.
Với nhóm năng lượng, dầu thô, than đá và xăng dầu cũng giảm về kim ngạch, trong đó xuất khẩu dầu thô và xăng dầu được giá, trong khi than đá giảm.
Trong nhóm quặng, kim loại là sự đan xen giữa giảm và tăng như quặng và khoáng sản tăng 151,1%; sắt thép tăng 7,1%; sản phẩm từ sắt thép giảm 26,7%... Riêng hàng đá quý, kim loại quý, vào tháng 8 các sản phẩm này đã góp phần tạo nên mức kỷ lục của kim ngạch xuất khẩu thì tháng 9 đã không duy trì được phong độ khi giảm 44,3%, chỉ còn đạt hơn 431 triệu USD.
Nhóm thiết bị, linh kiện cũng giảm khá mạnh ở phương tiện vận tải và phụ tùng (19%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (10,3%); dây và cáp điện (8,9%), nhưng tăng nhẹ ở máy móc, thiết bị, phụ tùng (2,9%).
Nhập siêu vẫn giữ "khoảng cách an toàn"
Sau 4 tháng liên tiếp kim ngạch vượt 7 tỷ USD, vào tháng 9, lần đầu tiên giá trị kim ngạch nhập khẩu đã không đạt mức này, chỉ còn trên 6,97 tỷ USD. So với tháng trước đó, kim ngạch nhập khẩu tháng 9 đã giảm 3,9%.
Khác với xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu chỉ giảm ở 17/43 mặt hàng được Tổng cục Hải quan liệt kê, tuy nhiên, mức giảm tương đối lớn ở một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao vẫn đủ sức kéo con số kim ngạch chung cả nước xuống thấp hơn.
Nhập khẩu clinke, xăng dầu, nguyên liệu dược phẩm, phân bón… đã giảm rất mạnh so với tháng 8. Ngược lại, nhiều đầu vào sản xuất khác lại tăng về kim ngạch nhập khẩu như xơ, sợi dệt, vải, sắt thép, kim loại thường… Riêng nhập khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm tháng 9 tăng 12,5% so với tháng 8 và đạt trên 21 triệu USD.
Như vậy, kim ngạch nhập khẩu đến cuối tháng 9 đạt trên 51,5 tỷ USD, tăng 23,3% so với cùng kỳ; nhập khẩu đạt hơn 59,9 tỷ USD, tăng tương ứng 22,4%. Nhập siêu đến cuối tháng 9 đã chốt mức 8,4 tỷ USD, bằng 16,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cùng thời kỳ.
Nhập siêu tính đến thời điểm này đã cao hơn so với cùng kỳ năm 2009 khoảng 17,3% (so với 7,16 tỷ USD), tuy nhiên vẫn còn một khoảng cách khá xa so với kế hoạch nhập siêu năm nay, ở mức 13,6 tỷ USD.
Báo cáo tình hình xuất, nhập khẩu vừa được Tổng cục Hải quan công bố cho biết, kim ngạch xuất khẩu tháng 9 đạt xấp xỉ 6,1 tỷ USD, giảm 11,1% so với tháng 8; nhập khẩu đạt trên 6,97 tỷ USD, giảm tương ứng 3,9%. Như vậy, nhập siêu tháng 9 chỉ khoảng 0,87 tỷ USD.
Con số nhập siêu tháng 9 có thể coi là tích cực trong bối cảnh dự trữ ngoại hối còn tương đối mỏng và sức ép lên tỷ giá gia tăng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, việc kim ngạch xuất khẩu giảm tới mức hai con số là đáng quan ngại.
Hàng chủ lực xuống sức
Kim ngạch xuất khẩu đã có tháng giảm mạnh tới 2 con số khi chỉ đạt khoảng 6,1 tỷ USD trong tháng 9, hụt tới 11% so với tháng 8. Tuy nhiên, đây đã là tháng thứ 5 liên tiếp, kim ngạch xuất khẩu vượt 6 tỷ USD.
Chỉ có 8/35 mặt hàng được Tổng cục Hải quan liệt kê cho thấy có sự gia tăng kim ngạch so với tháng trước nhưng mức tăng khá hạn chế. Ở các nhóm giảm, kim ngạch xuất khẩu tháng 9 giảm khá mạnh ở hàng loạt mặt hàng chủ lực.
Nhóm nông sản, chỉ có thủy sản tăng 2,4% và sắn tăng 29,5% về kim ngạch so với tháng trước, còn gạo, rau quả, hạt tiêu, hạt điều, chè, cà phê giảm từ 13,% (chè) đến 34,3% (gạo).
Tuy nhiên, về mặt lượng thì tất cả các mặt hàng này đều giảm cao hơn so với mức giảm kim ngạch tương ứng, cho thấy xuất khẩu nông sản tiếp tục được lợi về giá. Vấn đề là nguồn cung hàng xuất khẩu dường như khan hiếm hơn.
Với nhóm năng lượng, dầu thô, than đá và xăng dầu cũng giảm về kim ngạch, trong đó xuất khẩu dầu thô và xăng dầu được giá, trong khi than đá giảm.
Trong nhóm quặng, kim loại là sự đan xen giữa giảm và tăng như quặng và khoáng sản tăng 151,1%; sắt thép tăng 7,1%; sản phẩm từ sắt thép giảm 26,7%... Riêng hàng đá quý, kim loại quý, vào tháng 8 các sản phẩm này đã góp phần tạo nên mức kỷ lục của kim ngạch xuất khẩu thì tháng 9 đã không duy trì được phong độ khi giảm 44,3%, chỉ còn đạt hơn 431 triệu USD.
Nhóm thiết bị, linh kiện cũng giảm khá mạnh ở phương tiện vận tải và phụ tùng (19%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (10,3%); dây và cáp điện (8,9%), nhưng tăng nhẹ ở máy móc, thiết bị, phụ tùng (2,9%).
Nhập siêu vẫn giữ "khoảng cách an toàn"
Sau 4 tháng liên tiếp kim ngạch vượt 7 tỷ USD, vào tháng 9, lần đầu tiên giá trị kim ngạch nhập khẩu đã không đạt mức này, chỉ còn trên 6,97 tỷ USD. So với tháng trước đó, kim ngạch nhập khẩu tháng 9 đã giảm 3,9%.
Khác với xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu chỉ giảm ở 17/43 mặt hàng được Tổng cục Hải quan liệt kê, tuy nhiên, mức giảm tương đối lớn ở một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao vẫn đủ sức kéo con số kim ngạch chung cả nước xuống thấp hơn.
Nhập khẩu clinke, xăng dầu, nguyên liệu dược phẩm, phân bón… đã giảm rất mạnh so với tháng 8. Ngược lại, nhiều đầu vào sản xuất khác lại tăng về kim ngạch nhập khẩu như xơ, sợi dệt, vải, sắt thép, kim loại thường… Riêng nhập khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm tháng 9 tăng 12,5% so với tháng 8 và đạt trên 21 triệu USD.
Như vậy, kim ngạch nhập khẩu đến cuối tháng 9 đạt trên 51,5 tỷ USD, tăng 23,3% so với cùng kỳ; nhập khẩu đạt hơn 59,9 tỷ USD, tăng tương ứng 22,4%. Nhập siêu đến cuối tháng 9 đã chốt mức 8,4 tỷ USD, bằng 16,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cùng thời kỳ.
Nhập siêu tính đến thời điểm này đã cao hơn so với cùng kỳ năm 2009 khoảng 17,3% (so với 7,16 tỷ USD), tuy nhiên vẫn còn một khoảng cách khá xa so với kế hoạch nhập siêu năm nay, ở mức 13,6 tỷ USD.