Xúc tiến thương mại nhìn từ CAEXPO 2009
Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại nhìn nhận về Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và công tác xúc tiến thương mại
Với quy mô khoảng 120 doanh nghiệp, 190 gian hàng, trên 3.000 m2 trưng bày, Việt Nam tham dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO 2009) - tổ chức tại Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) - với “đội hình” mạnh nhất.
Ưu điểm thì dễ thấy, nhưng đằng sau “bảng vàng” thành tích, không phải đã hết những “buồn phiền” cho ban tổ chức phía Việt Nam. Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Đỗ Thắng Hải cho rằng công tác tổ chức cũng như ý thức của các doanh nghiệp tham gia đã tốt hơn, nhưng ông không phủ nhận còn nhiều điều chưa được. Ông đã trả lời VnEconomy tại khu trưng bày của Việt Nam trong ngày khai mạc, 20/10.
Còn nhiều doanh nghiệp “chăm chăm” bán hàng
Nhiều sản phẩm trưng bày có cùng chủng loại với các nước bạn. Theo ông sự lựa chọn như vậy của doanh nghiệp có khôn ngoan không?
Trước hết, chúng ta cũng phải xác định luôn có cạnh tranh, vì các nước ASEAN cũng có các mặt hàng xuất khẩu giống như Việt Nam. Về phương pháp tiếp cận thị trường, chúng ta phải chấp nhận điều đó, phải có canh tranh và phải kiên trì xâm nhập thị trường.
Và rõ ràng là hiện nay, nhiều mặt hàng chúng ta đã có được kết quả kinh doanh tốt, ví dụ như mặt hàng cà phê, thủy sản, hay kể cả một số mặt hàng kim ngạch rất nhỏ như bánh đậu xanh, chè chẳng hạn. Thậm chí cả dệt may cũng đã xuất sang một số tỉnh như Quảng Tây, Vân Nam, và gần đây là Quảng Đông. Có thể nói rằng chúng ta đã thâm nhập được vào các thị trường.
Năm nay, cũng như nhiều năm, các sản phẩm trưng bày chủ yếu là nông, lâm, thủy sản. Ví dụ như cà phê, hay Vinamit chẳng hạn, đơn giản thôi những cũng thâm nhập được. Hay những sản phẩm như thủ công mỹ nghệ, giày dép là những mặt hàng chính tại hội chợ và đã được bạn tin tưởng.
Trong 120 doanh nghiệp tham gia hội chợ lần này, không thể nói rằng tất cả đều chuyên nghiệp trong xúc tiến thương mại. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Trước hết, phải khẳng định là chúng ta đã hết sức cố gắng. Về công tác tổ chức, Việt Nam luôn nhận được sự đánh giá cao của ban tổ chức hội chợ. Chúng ta mấy năm liền là quốc gia có công tác tổ chức hội chợ tốt nhất.
Về phía các doanh nghiệp, mặc dù có nhiều tiền bộ, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng xác định được tính chất lâu dài, chiến lược của việc tham gia hội chợ. Nhiều doanh nghiệp cũng mới tập trung nhiều vào vấn đề bán hàng ngay tại hội chợ. Nhiều doanh nghiệp, cách thức trưng bày hàng hóa, cách thức để lôi người quan tâm đến với gian hàng của mình, rồi cả tài liệu, các hành vi giới thiệu cũng còn nhiều vấn đề phải quan tâm.
Nên, phải có phiên dịch Trung Quốc, danh thiếp tiếng Trung Quốc, thì nó mới giá trị, chứ nếu đưa tiếng Anh thì có phải người Trung Quốc nào cũng biết được đâu. Về điều này, chúng tôi thường xuyên mỗi lần về đều có rút kinh nghiệm, nhưng mỗi năm đều có doanh nghiệp mới tham dự. Cho nên, chúng tôi nghĩ công tác đã ngày càng tốt hơn, nhưng còn phải làm tốt hơn nữa.
Các doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia, tại hội chợ này họ đã thể hiện vai trò của mình như thế nào?
Trong 30 thương hiệu quốc gia mà chúng ta đã chọn lựa từ năm 2008, có thể nói, trước hết họ là doanh nghiệp dẫn đầu, không chỉ về công việc kinh doanh của mình.
Ví dụ như Hội chợ Thành Đô - Tứ Xuyên vừa qua, có thể nói các doanh nghiệp này đã giúp cho Chính phủ Việt Nam thực hiện được mục đích chính trị. Đoàn của Thủ tướng Chính phủ vừa qua đã đánh giá cao vai trò của các doanh nghiệp có thương hiệu quốc gia như Vinacafe, Cadivi…
Ngay tại Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần này, các doanh nghiệp thương hiệu quốc gia cũng nhận được sự chú ý, chứng minh được là doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam.
Với Trung Quốc, phải bán hai loại hàng
Việt Nam đang mong muốn nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhưng một thực tế là khi làm ăn tại thị trường Trung Quốc, hàng chất lượng cao đôi khi lợi nhuận không bằng hàng có giá và chất lượng thấp. Ông nghĩ thế nào về điều này?
Trước hết, chúng ta phải xác định Trung Quốc là một thị trường rất rộng lớn, nhưng trong quan hệ thương mại với Việt Nam có những đặc thù. Ví dụ chúng ta có thể bán sản phẩm ở ngay tại những tỉnh có biên giới với Việt Nam, vì nó rất gần.
Thứ hai nữa là quan hệ biên mậu giữa hai nước được tạo điều kiện để phát triển. Doanh nghiệp Việt Nam vì thế có thuận lợi trong thâm nhập thị trường này. Thứ ba, ngôn ngữ chúng ta có thể sử dụng thuận tiện hơn. Ví dụ như Nam Ninh, hay kể cả ở Vân Nam, nhiều chỗ chúng ta có thể nói bằng tiếng Việt. Đó là những thuận lợi của hàng Việt Nam.
Nhưng chúng ta phải đưa sang hai loại mặt hàng. Một là về hướng lâu dài, chúng ta phải làm ăn quy củ. Tức là đưa hàng chính ngạch, đi vào những mặt hàng chất lượng cao.
Nhưng có nhiều mặt hàng chúng ta cũng có thể tiêu thụ được ngay trước mắt, ví dụ những mặt hàng có chất lượng thấp hơn. Xin nhấn mạnh là không phải không có chất lượng mà là chất lượng thấp hơn. Tôi nghĩ lúc này, chúng ta phải tiến hành song song hai loại mặt hàng.
Đó có phải là giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam, cân bằng lại cán cân thương mại với Trung Quốc?
Chính xác. Hiện nay, với Trung Quốc, chúng ta nhập siêu lớn nhất, chiếm khoảng 70% tổng nhập siêu của Việt Nam. Để cân bằng cán cân thương mại, có hai cách: một là tăng cường xuất khẩu; hai là giảm nhập khẩu những mặt hàng chúng ta đã sản xuất được tại Việt Nam.
Biện pháp mà chúng tôi đang làm ở đây là một trong những giải pháp để tăng cường xuất khẩu.
Xúc tiến thương mại cần đẩy mạnh sau CAFTA
Theo ông, công tác xúc tiến thương mại sẽ có thay đổi thế nào sau khi khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (CAFTA) chính thức được khởi động vào năm 2010?
Trước hết, chúng ta phải tận dụng được hết lợi thế của thay đổi này, khi nhiều sắc thuế sẽ bằng 0%, đặc biệt là trong vấn đề nông nghiệp. Cái đó là hết sức quan trọng và phải được tận dụng.
Bên cạnh đó, vai trò của công tác xúc tiến thương mại ngày càng thấy rõ. Năm 2009 so với 2008, mặc dù kim ngạch xuất khẩu giảm đi, nhưng gần như các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn tăng về lượng. Ngay cả đối với thị trường nội địa, chúng ta cũng đã chú trọng hơn.
Tôi nghĩ rằng, sắp tới, Chính phủ và các cấp các ngành cần phải đẩy mạnh, chú trọng hơn hoạt động xúc tiến thương mại.
Còn đối với Trung Quốc, chúng ta cũng phải đẩy mạnh hơn nữa vì đây là thị trường hết sức rộng lớn. Hiện nay, chúng ta mới chỉ với tới những tỉnh gần biên giới Việt Nam, còn những tỉnh xa chúng ta chưa đưa được hàng vào. Có thể nói rằng, chúng ta còn làm được rất ít và còn nhiều việc phải làm.
Với Hội chợ Trung Quốc - ASEAN, mỗi năm chúng ta kiên trì theo đuổi về chất lượng thì rõ ràng kết quả năm sau cao hơn năm trước. Kim ngạch xuất khẩu tại hội chợ, và bán hàng tại hội chợ kết quả hết sức khả quan.
Ưu điểm thì dễ thấy, nhưng đằng sau “bảng vàng” thành tích, không phải đã hết những “buồn phiền” cho ban tổ chức phía Việt Nam. Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Đỗ Thắng Hải cho rằng công tác tổ chức cũng như ý thức của các doanh nghiệp tham gia đã tốt hơn, nhưng ông không phủ nhận còn nhiều điều chưa được. Ông đã trả lời VnEconomy tại khu trưng bày của Việt Nam trong ngày khai mạc, 20/10.
Còn nhiều doanh nghiệp “chăm chăm” bán hàng
Nhiều sản phẩm trưng bày có cùng chủng loại với các nước bạn. Theo ông sự lựa chọn như vậy của doanh nghiệp có khôn ngoan không?
Trước hết, chúng ta cũng phải xác định luôn có cạnh tranh, vì các nước ASEAN cũng có các mặt hàng xuất khẩu giống như Việt Nam. Về phương pháp tiếp cận thị trường, chúng ta phải chấp nhận điều đó, phải có canh tranh và phải kiên trì xâm nhập thị trường.
Và rõ ràng là hiện nay, nhiều mặt hàng chúng ta đã có được kết quả kinh doanh tốt, ví dụ như mặt hàng cà phê, thủy sản, hay kể cả một số mặt hàng kim ngạch rất nhỏ như bánh đậu xanh, chè chẳng hạn. Thậm chí cả dệt may cũng đã xuất sang một số tỉnh như Quảng Tây, Vân Nam, và gần đây là Quảng Đông. Có thể nói rằng chúng ta đã thâm nhập được vào các thị trường.
Năm nay, cũng như nhiều năm, các sản phẩm trưng bày chủ yếu là nông, lâm, thủy sản. Ví dụ như cà phê, hay Vinamit chẳng hạn, đơn giản thôi những cũng thâm nhập được. Hay những sản phẩm như thủ công mỹ nghệ, giày dép là những mặt hàng chính tại hội chợ và đã được bạn tin tưởng.
Trong 120 doanh nghiệp tham gia hội chợ lần này, không thể nói rằng tất cả đều chuyên nghiệp trong xúc tiến thương mại. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Trước hết, phải khẳng định là chúng ta đã hết sức cố gắng. Về công tác tổ chức, Việt Nam luôn nhận được sự đánh giá cao của ban tổ chức hội chợ. Chúng ta mấy năm liền là quốc gia có công tác tổ chức hội chợ tốt nhất.
Về phía các doanh nghiệp, mặc dù có nhiều tiền bộ, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng xác định được tính chất lâu dài, chiến lược của việc tham gia hội chợ. Nhiều doanh nghiệp cũng mới tập trung nhiều vào vấn đề bán hàng ngay tại hội chợ. Nhiều doanh nghiệp, cách thức trưng bày hàng hóa, cách thức để lôi người quan tâm đến với gian hàng của mình, rồi cả tài liệu, các hành vi giới thiệu cũng còn nhiều vấn đề phải quan tâm.
Nên, phải có phiên dịch Trung Quốc, danh thiếp tiếng Trung Quốc, thì nó mới giá trị, chứ nếu đưa tiếng Anh thì có phải người Trung Quốc nào cũng biết được đâu. Về điều này, chúng tôi thường xuyên mỗi lần về đều có rút kinh nghiệm, nhưng mỗi năm đều có doanh nghiệp mới tham dự. Cho nên, chúng tôi nghĩ công tác đã ngày càng tốt hơn, nhưng còn phải làm tốt hơn nữa.
Các doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia, tại hội chợ này họ đã thể hiện vai trò của mình như thế nào?
Trong 30 thương hiệu quốc gia mà chúng ta đã chọn lựa từ năm 2008, có thể nói, trước hết họ là doanh nghiệp dẫn đầu, không chỉ về công việc kinh doanh của mình.
Ví dụ như Hội chợ Thành Đô - Tứ Xuyên vừa qua, có thể nói các doanh nghiệp này đã giúp cho Chính phủ Việt Nam thực hiện được mục đích chính trị. Đoàn của Thủ tướng Chính phủ vừa qua đã đánh giá cao vai trò của các doanh nghiệp có thương hiệu quốc gia như Vinacafe, Cadivi…
Ngay tại Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần này, các doanh nghiệp thương hiệu quốc gia cũng nhận được sự chú ý, chứng minh được là doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam.
Với Trung Quốc, phải bán hai loại hàng
Việt Nam đang mong muốn nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhưng một thực tế là khi làm ăn tại thị trường Trung Quốc, hàng chất lượng cao đôi khi lợi nhuận không bằng hàng có giá và chất lượng thấp. Ông nghĩ thế nào về điều này?
Trước hết, chúng ta phải xác định Trung Quốc là một thị trường rất rộng lớn, nhưng trong quan hệ thương mại với Việt Nam có những đặc thù. Ví dụ chúng ta có thể bán sản phẩm ở ngay tại những tỉnh có biên giới với Việt Nam, vì nó rất gần.
Thứ hai nữa là quan hệ biên mậu giữa hai nước được tạo điều kiện để phát triển. Doanh nghiệp Việt Nam vì thế có thuận lợi trong thâm nhập thị trường này. Thứ ba, ngôn ngữ chúng ta có thể sử dụng thuận tiện hơn. Ví dụ như Nam Ninh, hay kể cả ở Vân Nam, nhiều chỗ chúng ta có thể nói bằng tiếng Việt. Đó là những thuận lợi của hàng Việt Nam.
Nhưng chúng ta phải đưa sang hai loại mặt hàng. Một là về hướng lâu dài, chúng ta phải làm ăn quy củ. Tức là đưa hàng chính ngạch, đi vào những mặt hàng chất lượng cao.
Nhưng có nhiều mặt hàng chúng ta cũng có thể tiêu thụ được ngay trước mắt, ví dụ những mặt hàng có chất lượng thấp hơn. Xin nhấn mạnh là không phải không có chất lượng mà là chất lượng thấp hơn. Tôi nghĩ lúc này, chúng ta phải tiến hành song song hai loại mặt hàng.
Đó có phải là giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam, cân bằng lại cán cân thương mại với Trung Quốc?
Chính xác. Hiện nay, với Trung Quốc, chúng ta nhập siêu lớn nhất, chiếm khoảng 70% tổng nhập siêu của Việt Nam. Để cân bằng cán cân thương mại, có hai cách: một là tăng cường xuất khẩu; hai là giảm nhập khẩu những mặt hàng chúng ta đã sản xuất được tại Việt Nam.
Biện pháp mà chúng tôi đang làm ở đây là một trong những giải pháp để tăng cường xuất khẩu.
Xúc tiến thương mại cần đẩy mạnh sau CAFTA
Theo ông, công tác xúc tiến thương mại sẽ có thay đổi thế nào sau khi khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (CAFTA) chính thức được khởi động vào năm 2010?
Trước hết, chúng ta phải tận dụng được hết lợi thế của thay đổi này, khi nhiều sắc thuế sẽ bằng 0%, đặc biệt là trong vấn đề nông nghiệp. Cái đó là hết sức quan trọng và phải được tận dụng.
Bên cạnh đó, vai trò của công tác xúc tiến thương mại ngày càng thấy rõ. Năm 2009 so với 2008, mặc dù kim ngạch xuất khẩu giảm đi, nhưng gần như các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn tăng về lượng. Ngay cả đối với thị trường nội địa, chúng ta cũng đã chú trọng hơn.
Tôi nghĩ rằng, sắp tới, Chính phủ và các cấp các ngành cần phải đẩy mạnh, chú trọng hơn hoạt động xúc tiến thương mại.
Còn đối với Trung Quốc, chúng ta cũng phải đẩy mạnh hơn nữa vì đây là thị trường hết sức rộng lớn. Hiện nay, chúng ta mới chỉ với tới những tỉnh gần biên giới Việt Nam, còn những tỉnh xa chúng ta chưa đưa được hàng vào. Có thể nói rằng, chúng ta còn làm được rất ít và còn nhiều việc phải làm.
Với Hội chợ Trung Quốc - ASEAN, mỗi năm chúng ta kiên trì theo đuổi về chất lượng thì rõ ràng kết quả năm sau cao hơn năm trước. Kim ngạch xuất khẩu tại hội chợ, và bán hàng tại hội chợ kết quả hết sức khả quan.