Tấm danh thiếp và tính chuyên nghiệp tại CAEXPO 2009
Với nhiều doanh nghiệp đi xúc tiến thương mại, tính chuyên nghiệp trong giao dịch quốc tế dường như chưa rõ nét
“Chính phủ đã hỗ trợ hết sức. Chúng tôi tới đây trong phiên khai mạc để quảng bá cho doanh nghiệp Việt Nam”, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói trước đông đảo doanh nghiệp và báo chí trong và ngoài nước, trong lễ cắt băng khánh thành khu trưng bày của Việt Nam tại Hội chợ Trung Quốc - ASEAN 2009 (CAEXPO 2009).
Hơn 120 doanh nghiệp và 20 trung tâm xúc tiến thương mại, sở công thương của các tỉnh, thành phố đã hoàn tất phần trưng bày thuộc diện lớn nhất trong số các quốc gia thành viên ASEAN. Những mặt hàng được các doanh nghiệp, địa phương giới thiệu tới nguyên thủ của hơn mười quốc gia, vùng lãnh thổ, hàng nghìn doanh nghiệp quốc tế, khách tham quan là nông sản, thực phẩm chế biến, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ…
Tuy nhiên, trong khi Phó thủ tướng dùng cả thời gian và uy tín của mình để quảng bá cho bánh đậu xanh, hạt gạo hương lài, chè Thái Nguyên… của Việt Nam, thì nhiều doanh nghiệp đã tham gia hội chợ với mục tiêu tương đối mờ nhạt và sự chuẩn bị có phần cẩu thả, dù đã có 5 lần các doanh nghiệp Việt Nam “đánh trống, khua chiêng” tại CAEXPO.
Ở góc trang trọng nhất bên gian hàng của mình, nhiều doanh nghiệp đã phát danh thiếp cho khách đến thăm, kèm với những “nhắn nhủ” về triển vọng và cơ hội hợp tác. Nhưng trên những tấm giấy nhỏ in thông tin liên hệ ấy, rất ít được in bằng tiếng Trung Quốc, thứ ngôn ngữ của những khách hàng mục tiêu.
Đại diện một công ty xuất nhập khẩu cho biết, đây là lần đầu tiên công ty của ông tham gia một hội chợ tại Nam Ninh, để giới thiệu các sản phẩm nông sản của mình đến với người dân ở đây.
Thế nhưng, bản thân người giao dịch chính của doanh nghiệp này vẫn vô tư phát các danh thiếp bằng tiếng Anh cho những vị khách người Trung Quốc đến thăm gian hàng, trong khi thừa nhận rằng sản phẩm nông sản của công ty ông cũng không có sự khác biệt nhiều so với sản phẩm của các doanh nghiệp một số nước trưng bày tại CAEXPO lần này.
Đối với một số doanh nghiệp, việc tham gia hội chợ dường như còn ít được cân nhắc đến lợi ích về thương mại. Điển hình là một công ty sản xuất và kinh doanh bia. Một đại diện của doanh nghiệp này cho biết, khi tìm hiểu thị trường Trung Quốc, có thể thấy bia chai ở đây thường chỉ có giá phổ biến ở mức giá từ 2 đến 3 Nhân dân tệ/chai. Tức là giá chỉ tương đương từ 4.500 đồng đến hơn 8.000 đồng/chai, và thật khó để bia chai Việt Nam có thể cạnh tranh với bia Trung Quốc với mức giá bán thấp như vậy.
“Chúng tôi mang qua đây, bán được bao nhiêu thì bán, còn lại cuối hội chợ để anh em uống cho vui”, vị đại diện này thẳng thắn nói.
Một doanh nghiệp khác mang đến giới thiệu sản phẩm trà giảm béo, nhưng bản thân vị lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp này cho biết cũng chưa tìm hiểu kỹ về thị trường và khả năng phát triển loại sản phẩm này tại Trung Quốc. Ông đến với hội chợ vì một lẽ, đây là nơi hội tụ của 11 quốc gia trong khu vực, và vì thế cũng thu hút lượng người đến tham quan đông hơn.
Tuy nhiên, trong hơn 100 doanh nghiệp của Việt Nam tham gia CAEXPO 2009, không phải tất cả đều “mờ mịt” về thông tin và không rõ ràng trong mục đích tham dự Hội chợ. Với một nhóm doanh nhân của Hải Phòng, họ biết chắc được thành công.
Bỏ ra 425 USD làm hộ chiếu, tiền thuê khách sạn và đi lại (tiền thuê gian hàng được Cục Xúc tiến thương mại chi trả hoàn toàn), các doanh nhân này đến với CAEXPO để… bán hàng. Họ khẳng địch chắc nịch, bỏ ra từng ấy tiền nhưng thu về có thể nhiều hơn vài lần.
“Chúng tôi tham gia từ đầu, đến nay là lần thứ 6 rồi. Hội chợ này lớn, người đến mua đông. Mỗi lần tham dự, chúng tôi cũng bán được vài chục nghìn Nhân dân tệ”, những thương nhân bán lẻ này trả lời với không chút băn khoăn như một số chủ doanh nghiệp khác.
Vào năm ngoái, cũng những người này đã từng bán hết veo toàn bộ số hàng họ có trước khi hội chợ kết thúc một ngày. Trong khi năm nay, CAEXPO lại được kéo dài hơn so với các năm trước đúng một ngày. Và đó có thể là lý do xác đáng mang lại nhiều hơn niềm vui cho các doanh nghiệp đặt mục tiêu bán lẻ. Nhưng còn với một số khác, dường như hơn một ngày cũng không có nhiều hơn ý nghĩa.
Hơn 120 doanh nghiệp và 20 trung tâm xúc tiến thương mại, sở công thương của các tỉnh, thành phố đã hoàn tất phần trưng bày thuộc diện lớn nhất trong số các quốc gia thành viên ASEAN. Những mặt hàng được các doanh nghiệp, địa phương giới thiệu tới nguyên thủ của hơn mười quốc gia, vùng lãnh thổ, hàng nghìn doanh nghiệp quốc tế, khách tham quan là nông sản, thực phẩm chế biến, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ…
Tuy nhiên, trong khi Phó thủ tướng dùng cả thời gian và uy tín của mình để quảng bá cho bánh đậu xanh, hạt gạo hương lài, chè Thái Nguyên… của Việt Nam, thì nhiều doanh nghiệp đã tham gia hội chợ với mục tiêu tương đối mờ nhạt và sự chuẩn bị có phần cẩu thả, dù đã có 5 lần các doanh nghiệp Việt Nam “đánh trống, khua chiêng” tại CAEXPO.
Ở góc trang trọng nhất bên gian hàng của mình, nhiều doanh nghiệp đã phát danh thiếp cho khách đến thăm, kèm với những “nhắn nhủ” về triển vọng và cơ hội hợp tác. Nhưng trên những tấm giấy nhỏ in thông tin liên hệ ấy, rất ít được in bằng tiếng Trung Quốc, thứ ngôn ngữ của những khách hàng mục tiêu.
Đại diện một công ty xuất nhập khẩu cho biết, đây là lần đầu tiên công ty của ông tham gia một hội chợ tại Nam Ninh, để giới thiệu các sản phẩm nông sản của mình đến với người dân ở đây.
Thế nhưng, bản thân người giao dịch chính của doanh nghiệp này vẫn vô tư phát các danh thiếp bằng tiếng Anh cho những vị khách người Trung Quốc đến thăm gian hàng, trong khi thừa nhận rằng sản phẩm nông sản của công ty ông cũng không có sự khác biệt nhiều so với sản phẩm của các doanh nghiệp một số nước trưng bày tại CAEXPO lần này.
Đối với một số doanh nghiệp, việc tham gia hội chợ dường như còn ít được cân nhắc đến lợi ích về thương mại. Điển hình là một công ty sản xuất và kinh doanh bia. Một đại diện của doanh nghiệp này cho biết, khi tìm hiểu thị trường Trung Quốc, có thể thấy bia chai ở đây thường chỉ có giá phổ biến ở mức giá từ 2 đến 3 Nhân dân tệ/chai. Tức là giá chỉ tương đương từ 4.500 đồng đến hơn 8.000 đồng/chai, và thật khó để bia chai Việt Nam có thể cạnh tranh với bia Trung Quốc với mức giá bán thấp như vậy.
“Chúng tôi mang qua đây, bán được bao nhiêu thì bán, còn lại cuối hội chợ để anh em uống cho vui”, vị đại diện này thẳng thắn nói.
Một doanh nghiệp khác mang đến giới thiệu sản phẩm trà giảm béo, nhưng bản thân vị lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp này cho biết cũng chưa tìm hiểu kỹ về thị trường và khả năng phát triển loại sản phẩm này tại Trung Quốc. Ông đến với hội chợ vì một lẽ, đây là nơi hội tụ của 11 quốc gia trong khu vực, và vì thế cũng thu hút lượng người đến tham quan đông hơn.
Tuy nhiên, trong hơn 100 doanh nghiệp của Việt Nam tham gia CAEXPO 2009, không phải tất cả đều “mờ mịt” về thông tin và không rõ ràng trong mục đích tham dự Hội chợ. Với một nhóm doanh nhân của Hải Phòng, họ biết chắc được thành công.
Bỏ ra 425 USD làm hộ chiếu, tiền thuê khách sạn và đi lại (tiền thuê gian hàng được Cục Xúc tiến thương mại chi trả hoàn toàn), các doanh nhân này đến với CAEXPO để… bán hàng. Họ khẳng địch chắc nịch, bỏ ra từng ấy tiền nhưng thu về có thể nhiều hơn vài lần.
“Chúng tôi tham gia từ đầu, đến nay là lần thứ 6 rồi. Hội chợ này lớn, người đến mua đông. Mỗi lần tham dự, chúng tôi cũng bán được vài chục nghìn Nhân dân tệ”, những thương nhân bán lẻ này trả lời với không chút băn khoăn như một số chủ doanh nghiệp khác.
Vào năm ngoái, cũng những người này đã từng bán hết veo toàn bộ số hàng họ có trước khi hội chợ kết thúc một ngày. Trong khi năm nay, CAEXPO lại được kéo dài hơn so với các năm trước đúng một ngày. Và đó có thể là lý do xác đáng mang lại nhiều hơn niềm vui cho các doanh nghiệp đặt mục tiêu bán lẻ. Nhưng còn với một số khác, dường như hơn một ngày cũng không có nhiều hơn ý nghĩa.