Xung quanh điểm đặc biệt của dự luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Được quy định cơ chế đặc biệt, có thể vượt các luật khác, chỉ không được vượt Hiến pháp
Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt vừa được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu trong phiên họp thứ 14.
Điểm đặc biệt của dự luật này, là được quy định cơ chế đặc biệt, có thể vượt các luật khác, chỉ không được vượt Hiến pháp, theo ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tại hội thảo về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng 20/9.
Không trái Hiến pháp
Ông Đông cho biết, đề xuất của Chính phủ là không tổ chức cấp chính quyền ở đặc khu, mà tại các đơn vị này, chính quyền địa phương là trưởng đơn vị đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và có bộ máy giúp việc. Quy định phân cấp rất mạnh cho trưởng đơn vị ngay trong luật.
Trưởng đơn vị do Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức. Bộ trưởng Bộ Nội vụ thẩm định trình Thủ tướng xem xét, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức trưởng đơn vị.
Vẫn theo ông Đông, sau khi tiếp thu ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo có mô hình mới là lập hội đồng giám sát và tư vấn bên cạnh trưởng đơn vị, có dấu Quốc huy.
Hội đồng này có đại diện bộ, ngành liên quan, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân và các nhà đầu tư chiến lược, chuyên gia, thực hiện giám sát các hoạt động của trưởng đơn vị và báo cáo cho Thủ tướng.
Bên cạnh giám sát thì hội đồng này còn thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện - nhiệm vụ mới rất quan trọng. Ông Đông thông tin là nhiều nước áp dụng mô hình hội đồng này cho các đặc khu kinh tế.
“Mô hình trưởng đặc khu không trái với Hiến pháp và thể hiện được sự đột phá về thể chế hành chính và tổ chức chính quyền địa phương”, ông Đông nhấn mạnh.
Nhưng, vị này cũng nêu một nhược điểm là mô hình trên không thể là một cấp chính quyền địa phương gồm có hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân, nên có thể dẫn đến sự lạm quyền nếu không có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ.
Lo kiểm soát quyền lực
Kiểm soát quyền lực là vấn đề được nhiều ý kiến tại hội thảo đề cập.
PGS.TS Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển, cho rằng hội đồng nhân dân khó mà giám sát được trưởng đặc khu, khi mà trong đó có nhiều đại biểu ở khối hành pháp lẫn vào.
Ông cũng cho rằng, vị trí ba đặc khu rất “nhạy cảm” về chủ quyền quốc gia, an ninh quốc phòng và cả mặt môi trường nữa. Trong khi đó ưu đãi về thời hạn thuê đất cho nhà đầu tư là 70 năm, 99 năm, làm thế nào để yên tâm rằng đặc khu trưởng quyết định các dự án đầu tư như thế?
Giải pháp, theo ông Giao, là bầu trực tiếp trưởng đặc khu, thanh tra và kiểm toán cũng thuộc hội đồng nhân dân ở đó.
“Không giám sát kỹ thì lợi ích nhóm len vào rất dễ dàng. Ba đặc khu có thể là ba miếng mồi ngon để phát triển nhưng không cẩn thận thì lợi ích nhóm tiếp tục phát huy trên nhiều lĩnh vực”, ông Giao phát biểu.
“Cơ chế kiểm tra giám sát là cực kỳ quan trọng. Anh trao quyền lớn mà cơ quan giám sát khôn có đủ địa vị khả năng giám sát thì tình trạng lạm quyền và hệ lụy phải lường trước”, ông Lê Minh Tâm, Phó chủ tịch Hội Luật gia góp ý.
Điểm đặc biệt của dự luật này, là được quy định cơ chế đặc biệt, có thể vượt các luật khác, chỉ không được vượt Hiến pháp, theo ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tại hội thảo về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng 20/9.
Không trái Hiến pháp
Ông Đông cho biết, đề xuất của Chính phủ là không tổ chức cấp chính quyền ở đặc khu, mà tại các đơn vị này, chính quyền địa phương là trưởng đơn vị đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và có bộ máy giúp việc. Quy định phân cấp rất mạnh cho trưởng đơn vị ngay trong luật.
Trưởng đơn vị do Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức. Bộ trưởng Bộ Nội vụ thẩm định trình Thủ tướng xem xét, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức trưởng đơn vị.
Vẫn theo ông Đông, sau khi tiếp thu ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo có mô hình mới là lập hội đồng giám sát và tư vấn bên cạnh trưởng đơn vị, có dấu Quốc huy.
Hội đồng này có đại diện bộ, ngành liên quan, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân và các nhà đầu tư chiến lược, chuyên gia, thực hiện giám sát các hoạt động của trưởng đơn vị và báo cáo cho Thủ tướng.
Bên cạnh giám sát thì hội đồng này còn thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện - nhiệm vụ mới rất quan trọng. Ông Đông thông tin là nhiều nước áp dụng mô hình hội đồng này cho các đặc khu kinh tế.
“Mô hình trưởng đặc khu không trái với Hiến pháp và thể hiện được sự đột phá về thể chế hành chính và tổ chức chính quyền địa phương”, ông Đông nhấn mạnh.
Nhưng, vị này cũng nêu một nhược điểm là mô hình trên không thể là một cấp chính quyền địa phương gồm có hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân, nên có thể dẫn đến sự lạm quyền nếu không có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ.
Lo kiểm soát quyền lực
Kiểm soát quyền lực là vấn đề được nhiều ý kiến tại hội thảo đề cập.
PGS.TS Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển, cho rằng hội đồng nhân dân khó mà giám sát được trưởng đặc khu, khi mà trong đó có nhiều đại biểu ở khối hành pháp lẫn vào.
Ông cũng cho rằng, vị trí ba đặc khu rất “nhạy cảm” về chủ quyền quốc gia, an ninh quốc phòng và cả mặt môi trường nữa. Trong khi đó ưu đãi về thời hạn thuê đất cho nhà đầu tư là 70 năm, 99 năm, làm thế nào để yên tâm rằng đặc khu trưởng quyết định các dự án đầu tư như thế?
Giải pháp, theo ông Giao, là bầu trực tiếp trưởng đặc khu, thanh tra và kiểm toán cũng thuộc hội đồng nhân dân ở đó.
“Không giám sát kỹ thì lợi ích nhóm len vào rất dễ dàng. Ba đặc khu có thể là ba miếng mồi ngon để phát triển nhưng không cẩn thận thì lợi ích nhóm tiếp tục phát huy trên nhiều lĩnh vực”, ông Giao phát biểu.
“Cơ chế kiểm tra giám sát là cực kỳ quan trọng. Anh trao quyền lớn mà cơ quan giám sát khôn có đủ địa vị khả năng giám sát thì tình trạng lạm quyền và hệ lụy phải lường trước”, ông Lê Minh Tâm, Phó chủ tịch Hội Luật gia góp ý.