Yêu cầu làm rõ thông tin ngành logistics Việt Nam “bị trói” vì cơ chế
Thủ tướng yêu cầu làm rõ thông tin Báo điện tử VnEconomy nêu về việc nhiều điều kiện kinh doanh vẫn đang trói buộc doanh nghiệp logistics phát triển
Thủ tướng vừa giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan kiểm tra, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến kinh doanh dịch vụ logistics.
Theo Văn phòng Chính phủ, vừa qua Báo điện tử VnEconomy có nội dung phản ánh ông Nguyễn Tương - Phó tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam cho rằng, nhiều điều kiện kinh doanh vẫn đang trói buộc doanh nghiệp phát triển, không đúng với tinh thần Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.
Cụ thể, theo ông Nguyễn Tương, Luật Đầu tư 2014 quy định kinh doanh dịch vụ logistics là nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhằm tạo ra khung khổ pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước quản lý một cách hiệu quả hơn.
Mục tiêu của ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong việc thực hiện Quyết định 200 về Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025 vừa được ban hành ngày 14/2/2017 là giảm chi phí logistics, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Tuy nhiên, việc ngành dịch vụ logistics tìm cách giảm chi phí thì gặp phải các rào cản. Chẳng hạn như Hải Phòng thu phí kết cấu hạ tầng cửa khẩu cảng biển quá cao từ tháng 1/2017 làm tăng chi phí và thời gian thực hiện dịch vụ logistics.
Hay như ngày 6/8/2014, Bộ Tài chính có ban hành Thông tư số 103/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 1/10/2014 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (gọi tắt là “thuế nhà thầu”) với mức thu 1%.
Đáng chú ý, từ ngày Thông tư số 103/2014/TT-BTC có hiệu lực đã dẫn tới số lượng hàng hóa gửi tại kho ngoại quan phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu giảm tới khoảng 50%, ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng lực cạnh tranh của ngành logistics và các ngành xuất khẩu mũi nhọn khác như dệt may, da giầy và nhựa.
Hay như việc các nhà cung cấp dịch vụ vận tải phải trả phí đường bộ và phí ngoài luồng quá cao cũng làm gia tăng chi phí logistics một cách đáng kể, vì chi phí vận tải hiện nay của Việt Nam chiếm khoảng 60% chi phí logistics...
Do đó, theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam , chúng ta cần thực hiện có kết quả 60 nhiệm vụ cụ thể của Quyết định 200, trong đó tập trung vào 4 yếu tố của hệ thống dịch vụ logistics Việt Nam. Đó là chính sách, luật lệ điều chỉnh ngành dịch vụ logistics; kết cấu hạ tầng logistics (cả hạ tầng cứng và hạ tầng mềm trong đó có ICT và nguồn nhân lực chất lượng cao); các nhà sử dụng dịch vụ logistics (nhà sản xuất, nhà xuất nhập khẩu và nhà phân phối); và các nhà cung cấp dịch vụ logistics.
Trong quyết định do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký hồi tháng 2/2017 phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8 - 10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15 - 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50 - 60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16 - 20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.
Theo Văn phòng Chính phủ, vừa qua Báo điện tử VnEconomy có nội dung phản ánh ông Nguyễn Tương - Phó tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam cho rằng, nhiều điều kiện kinh doanh vẫn đang trói buộc doanh nghiệp phát triển, không đúng với tinh thần Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.
Cụ thể, theo ông Nguyễn Tương, Luật Đầu tư 2014 quy định kinh doanh dịch vụ logistics là nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhằm tạo ra khung khổ pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước quản lý một cách hiệu quả hơn.
Mục tiêu của ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong việc thực hiện Quyết định 200 về Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025 vừa được ban hành ngày 14/2/2017 là giảm chi phí logistics, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Tuy nhiên, việc ngành dịch vụ logistics tìm cách giảm chi phí thì gặp phải các rào cản. Chẳng hạn như Hải Phòng thu phí kết cấu hạ tầng cửa khẩu cảng biển quá cao từ tháng 1/2017 làm tăng chi phí và thời gian thực hiện dịch vụ logistics.
Hay như ngày 6/8/2014, Bộ Tài chính có ban hành Thông tư số 103/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 1/10/2014 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (gọi tắt là “thuế nhà thầu”) với mức thu 1%.
Đáng chú ý, từ ngày Thông tư số 103/2014/TT-BTC có hiệu lực đã dẫn tới số lượng hàng hóa gửi tại kho ngoại quan phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu giảm tới khoảng 50%, ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng lực cạnh tranh của ngành logistics và các ngành xuất khẩu mũi nhọn khác như dệt may, da giầy và nhựa.
Hay như việc các nhà cung cấp dịch vụ vận tải phải trả phí đường bộ và phí ngoài luồng quá cao cũng làm gia tăng chi phí logistics một cách đáng kể, vì chi phí vận tải hiện nay của Việt Nam chiếm khoảng 60% chi phí logistics...
Do đó, theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam , chúng ta cần thực hiện có kết quả 60 nhiệm vụ cụ thể của Quyết định 200, trong đó tập trung vào 4 yếu tố của hệ thống dịch vụ logistics Việt Nam. Đó là chính sách, luật lệ điều chỉnh ngành dịch vụ logistics; kết cấu hạ tầng logistics (cả hạ tầng cứng và hạ tầng mềm trong đó có ICT và nguồn nhân lực chất lượng cao); các nhà sử dụng dịch vụ logistics (nhà sản xuất, nhà xuất nhập khẩu và nhà phân phối); và các nhà cung cấp dịch vụ logistics.
Trong quyết định do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký hồi tháng 2/2017 phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8 - 10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15 - 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50 - 60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16 - 20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.