10 xu hướng ICT năm 2010
Năm 2010, 3G chưa phát huy được những ưu việt của công nghệ mà chỉ dừng lại làm “trang sức” cho các mạng tăng thuê bao
Sáng 29/12, Câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ Thông tin Việt Nam (Vietnam ICT Press Club) đã công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông (ICT) tiêu biểu 2009 và đưa ra nhận định về các xu hướng ICT năm 2010.
Dưới đây là 10 nhận định về xu hướng ICT năm 2010 của Vietnam ICT Press Club.
1. 3G là “trang sức” để nhà mạng tăng thuê bao
Các dịch vụ trên nền 3G phụ thuộc nhiều vào thiết bị đầu cuối (smartphone 3G và USB fast connect). Theo hãng nghiên cứu Gartner, năm 2009 lượng máy điện thoại thông minh bán ra (không hoàn toàn là 3G) chiếm khoảng 14%, tăng 24% so với năm 2008, thị trường Việt Nam cũng tương tự như vậy. Còn giá một USB Fast Connect còn ở mức cao, khoảng 100 USD. Vì thế, năm 2010, 3G chưa phát huy được những ưu việt của công nghệ mà sẽ chỉ dừng lại ở việc làm “trang sức” cho các mạng tăng thuê bao.
2. CDMA : “Ngọn nến leo lắt”
Công nghệ CDMA sẽ khó có đất sống tại thị trường Việt Nam do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. CDMA vẫn gặp khó khăn về thiết bị đầu cuối và ảnh hưởng bởi công nghệ này đang bị thoái trào. Tuy nhiên, năm 2010 chưa phải là dấu chấm hết của CDMA, nhưng CDMA sẽ vẫn như “ngọn nến” leo lắt và gần như khó có cơ hội cạnh tranh được với các doanh nghiệp thông tin di động đang sử dụng công nghệ GSM.
3. Công nghiệp phần mềm: Cán đích 800 triệu USD nhưng không đột biến
Năm 2010, công nghiệp phần mềm Việt Nam sẽ cán đích 800 triệu USD, theo như kế hoạch của Chính phủ, tuy nhiên sẽ không có đột biến, các dự án vẫn ở mức độ vừa phải kể cả công nghệ và giá trị hợp đồng. Kinh tế thế giới hồi phục nhưng không phải đã hết khó khăn và khó có khả năng có nhiều đơn hàng lớn cho ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam. Hơn nữa, nguồn nhân lực cho ngành này còn yếu và chưa đột phá về chất. Vì thế, doanh nghiệp vẫn phát triển doanh số theo chiến lược “lặng lẽ” tiếp cận khách hàng.
4. Nở rộ doanh nghiệp làm dịch vụ bảo mật
Dịch vụ phần mềm chắc chắn sẽ phát triển mạnh. Tuy vậy, trong lĩnh vực bảo mật, mảng này có nhu cầu lớn và cấp thiết hơn hẳn mạng dịch vụ phần mềm nói chung. Nhất là khi các ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và trong ngành tài chính, ngân hàng phát triển.
5. Nội dung số: Bùng nổ số lượng tham gia cuộc chơi, đặc biệt là trên điện thoại di động
2010 tiếp tục là giai đoạn số hóa nội dung. Tuy nhiên, điện thoại di động và sự ra đời của 3G sẽ là động lực để số lượng doanh nghiệp tham gia cung cấp nội dung và dịch vụ này bùng nổ. Tuy nhiên, sự phát triển của các doanh nghiệp cung cấp nội dung cho 3G sẽ phụ thuộc vào chia sẻ doanh thu giữa nhà mạng di động và doanh nghiệp cung cấp nội dung.
6. Thanh toán trực tuyến trở nên phổ biến
Các nhà cung cấp (ngân hàng và khoảng 20 doanh nghiệp làm thanh toán trực tuyến) đã có sự chuẩn bị kỹ càng cho sân chơi này, nên nhu cầu thanh toán trực tuyến sẽ ngày càng tăng cao vì tiện ích các doanh nghiệp cung cấp đem lại nhiều hơn, tiện lợi hơn.
7. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội “nội”
Sau khi Yahoo! 360 đóng cửa và Yahoo!360 Plus không tạo được thành công như mong đợi, trong khi các doanh nghiệp Việt lại đang phát triển mạnh mạng xã hội. Mới đây, mạng xã hội của Công ty Vinagames ZingMe ra đời vào tháng 7/2009 tuyên bố đã có đến 3,5 triệu người dùng.
8. Trào lưu ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp lớn
Phần mềm hoạch định tài nguyên doanh nghiệp – ERP đã có “đất dụng võ” khi các điều kiện thuận lợi đang hội tụ như: sự phát triển của Internet băng rộng và ứng dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam; nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn, quản lý phức tạp… Nhiều doanh nghiệp như Vinamilk, EVN, Nova Group, Petrolimex… đã chi hàng triệu USD để ứng dụng ERP trong quản lý và điều hành doanh nghiệp. Vì thế, khi kinh tế phục hồi và đòi hỏi cạnh tranh sẽ là động lực để doanh nghiệp lớn mạnh tay chi cho ERP.
9. Internet băng rộng di động lấn át Internet băng rộng cố định
Nếu hạ tầng và chất lượng dịch vụ đạt được tốc độ truyền tải như công bố của các nhà mạng thì Internet băng rộng có thể trở thành vật cản đường với Internet băng rộng cố định, đặc biệt là tại các vùng đô thị ngoài Hà Nội và Tp.HCM.
10. Năm của doanh nghiệp ICT trẻ
Các doanh nghiệp như FPT, CMC, VNPT… sẽ vẫn tăng trưởng nhưng cũng ở mức duy trì như nhiều năm qua, không có đột biến. Năm 2010 sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp ICT trẻ bật lên (doanh nghiệp dưới 7 năm), tập trung vào các lĩnh vực công nghệ mới, dịch vụ giá trị gia tăng, bảo mật…
10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2009:
- 3G chính thức hiện diện tại Việt Nam.
- Blog Yahoo!360 đóng cửa kéo theo sự nở rộ của các mạng xã hội tại Việt Nam.
- Mỗi cá nhân chỉ được đăng ký tối đa 3 sim/mạng di động.
- Lần đầu tiên Chính phủ họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành.
- Tranh chấp xung quanh những cột điện treo cáp.
- Tranh cãi Bkis – VnCert.
- Chính thức triển khai ứng dụng chữ ký số công cộng.
- Lần đầu tiên đặt mục tiêu sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin- truyền thông.
- Viettel tố MobiFone cạnh tranh không lành mạnh.
- Khai trương tuyến cáp quang biển Liên Á.
Dưới đây là 10 nhận định về xu hướng ICT năm 2010 của Vietnam ICT Press Club.
1. 3G là “trang sức” để nhà mạng tăng thuê bao
Các dịch vụ trên nền 3G phụ thuộc nhiều vào thiết bị đầu cuối (smartphone 3G và USB fast connect). Theo hãng nghiên cứu Gartner, năm 2009 lượng máy điện thoại thông minh bán ra (không hoàn toàn là 3G) chiếm khoảng 14%, tăng 24% so với năm 2008, thị trường Việt Nam cũng tương tự như vậy. Còn giá một USB Fast Connect còn ở mức cao, khoảng 100 USD. Vì thế, năm 2010, 3G chưa phát huy được những ưu việt của công nghệ mà sẽ chỉ dừng lại ở việc làm “trang sức” cho các mạng tăng thuê bao.
2. CDMA : “Ngọn nến leo lắt”
Công nghệ CDMA sẽ khó có đất sống tại thị trường Việt Nam do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. CDMA vẫn gặp khó khăn về thiết bị đầu cuối và ảnh hưởng bởi công nghệ này đang bị thoái trào. Tuy nhiên, năm 2010 chưa phải là dấu chấm hết của CDMA, nhưng CDMA sẽ vẫn như “ngọn nến” leo lắt và gần như khó có cơ hội cạnh tranh được với các doanh nghiệp thông tin di động đang sử dụng công nghệ GSM.
3. Công nghiệp phần mềm: Cán đích 800 triệu USD nhưng không đột biến
Năm 2010, công nghiệp phần mềm Việt Nam sẽ cán đích 800 triệu USD, theo như kế hoạch của Chính phủ, tuy nhiên sẽ không có đột biến, các dự án vẫn ở mức độ vừa phải kể cả công nghệ và giá trị hợp đồng. Kinh tế thế giới hồi phục nhưng không phải đã hết khó khăn và khó có khả năng có nhiều đơn hàng lớn cho ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam. Hơn nữa, nguồn nhân lực cho ngành này còn yếu và chưa đột phá về chất. Vì thế, doanh nghiệp vẫn phát triển doanh số theo chiến lược “lặng lẽ” tiếp cận khách hàng.
4. Nở rộ doanh nghiệp làm dịch vụ bảo mật
Dịch vụ phần mềm chắc chắn sẽ phát triển mạnh. Tuy vậy, trong lĩnh vực bảo mật, mảng này có nhu cầu lớn và cấp thiết hơn hẳn mạng dịch vụ phần mềm nói chung. Nhất là khi các ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và trong ngành tài chính, ngân hàng phát triển.
5. Nội dung số: Bùng nổ số lượng tham gia cuộc chơi, đặc biệt là trên điện thoại di động
2010 tiếp tục là giai đoạn số hóa nội dung. Tuy nhiên, điện thoại di động và sự ra đời của 3G sẽ là động lực để số lượng doanh nghiệp tham gia cung cấp nội dung và dịch vụ này bùng nổ. Tuy nhiên, sự phát triển của các doanh nghiệp cung cấp nội dung cho 3G sẽ phụ thuộc vào chia sẻ doanh thu giữa nhà mạng di động và doanh nghiệp cung cấp nội dung.
6. Thanh toán trực tuyến trở nên phổ biến
Các nhà cung cấp (ngân hàng và khoảng 20 doanh nghiệp làm thanh toán trực tuyến) đã có sự chuẩn bị kỹ càng cho sân chơi này, nên nhu cầu thanh toán trực tuyến sẽ ngày càng tăng cao vì tiện ích các doanh nghiệp cung cấp đem lại nhiều hơn, tiện lợi hơn.
7. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội “nội”
Sau khi Yahoo! 360 đóng cửa và Yahoo!360 Plus không tạo được thành công như mong đợi, trong khi các doanh nghiệp Việt lại đang phát triển mạnh mạng xã hội. Mới đây, mạng xã hội của Công ty Vinagames ZingMe ra đời vào tháng 7/2009 tuyên bố đã có đến 3,5 triệu người dùng.
8. Trào lưu ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp lớn
Phần mềm hoạch định tài nguyên doanh nghiệp – ERP đã có “đất dụng võ” khi các điều kiện thuận lợi đang hội tụ như: sự phát triển của Internet băng rộng và ứng dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam; nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn, quản lý phức tạp… Nhiều doanh nghiệp như Vinamilk, EVN, Nova Group, Petrolimex… đã chi hàng triệu USD để ứng dụng ERP trong quản lý và điều hành doanh nghiệp. Vì thế, khi kinh tế phục hồi và đòi hỏi cạnh tranh sẽ là động lực để doanh nghiệp lớn mạnh tay chi cho ERP.
9. Internet băng rộng di động lấn át Internet băng rộng cố định
Nếu hạ tầng và chất lượng dịch vụ đạt được tốc độ truyền tải như công bố của các nhà mạng thì Internet băng rộng có thể trở thành vật cản đường với Internet băng rộng cố định, đặc biệt là tại các vùng đô thị ngoài Hà Nội và Tp.HCM.
10. Năm của doanh nghiệp ICT trẻ
Các doanh nghiệp như FPT, CMC, VNPT… sẽ vẫn tăng trưởng nhưng cũng ở mức duy trì như nhiều năm qua, không có đột biến. Năm 2010 sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp ICT trẻ bật lên (doanh nghiệp dưới 7 năm), tập trung vào các lĩnh vực công nghệ mới, dịch vụ giá trị gia tăng, bảo mật…
10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2009:
- 3G chính thức hiện diện tại Việt Nam.
- Blog Yahoo!360 đóng cửa kéo theo sự nở rộ của các mạng xã hội tại Việt Nam.
- Mỗi cá nhân chỉ được đăng ký tối đa 3 sim/mạng di động.
- Lần đầu tiên Chính phủ họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành.
- Tranh chấp xung quanh những cột điện treo cáp.
- Tranh cãi Bkis – VnCert.
- Chính thức triển khai ứng dụng chữ ký số công cộng.
- Lần đầu tiên đặt mục tiêu sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin- truyền thông.
- Viettel tố MobiFone cạnh tranh không lành mạnh.
- Khai trương tuyến cáp quang biển Liên Á.