Những sự kiện, vấn đề viễn thông nổi bật năm 2009
Trong “bức tranh kinh tế còn chưa thực sự ấm”, ngành viễn thông nổi lên và trở nên sôi động chưa từng có
Năm 2009, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, ngành viễn thông lại sôi động chưa từng có với liên tiếp các chương trình khuyến mãi được các mạng di động tung ra, các dịch vụ, các chính sách giá cước, chính sách quản lý, các nhà mạng mới… ra đời.
VnEconomy điểm lại những vấn đề, sự kiện nổi bật nhất của ngành viễn thông trong năm nay.
1. “Phép thử” công nghệ 3G
Ngày 13/8, Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức trao giấy phép 3G cho các mạng di động trúng tuyển. Đúng hai tháng sau, những dịch vụ 3G đầu tiên đã được cung cấp tại thị trường Việt Nam. Sự kiện này đã đưa Việt Nam chính thức ghi tên mình vào bản đồ 3G của thế giới.
Công nghệ 3G được ví như “cuộc sống số trên chiếc điện thoại” của mỗi cá nhân. Với tốc độ truyền tải nhanh lên tới khoảng 7,2 Mb/giây và tốc độ tải xuống ở mức vài chục Mb/giây, người sử dụng công nghệ 3G sẽ được dùng các dịch vụ: thoại video, truy cập Internet tốc độ cao, xem phim trực tuyến, thực hiện giao dịch thanh toán qua mạng... Và 3G có thể trở thành con gà “đẻ trứng vàng” của các nhà mạng.
Tuy nhiên, công nghệ 3G cũng đặt ra một “phép thử” rất lớn cho các nhà mạng về bài “toán kinh doanh thông minh” để có thể thu lại hàng nghìn tỷ đồng đã bỏ ra đầu tư . Vì còn đó bài học ở châu Âu, khi nhiều hãng viễn thông đã đầu tư tổng cộng khoảng 100 tỉ USD vào 3G nhưng hiệu quả mang lại không bù đắp được cho khoản chi quá lớn; và “không khéo 3G là cái bẫy làm sập tiệm doanh nghiệp lúc nào không hay” như Tổng giám đốc Viettel Hoàng Anh Xuân tâm sự.
2. Nhiều nhà mạng mới “nhập cuộc”
Ngày 20/7, Công ty Cổ phần Viễn thông di động Toàn Cầu (Gtel Mobile) - liên doanh giữa Tổng công ty Viễn thông Toàn Cầu (Gtel Corp.) của Việt Nam và Tập đoàn VimpelCom của Nga đã chính thức công bố ra mắt Beeline - mạng di động thứ 7 tại Việt Nam. Trước đó ba tháng, mạng HT Mobile cũng chính thức hoạt động trở lại với tên mới Vietnamobile.
Một tháng sau khi Beeline ra mắt, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục cấp giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông di động cho Công ty Cổ phần Viễn thông Đông Dương Telecom (Indochina Telecom), trở thành mạng di động thứ 8 tại Việt Nam.
Hiện tại, hai công ty là Công ty cổ phần Viễn thông FPT và Công ty Truyền thông đa phương tiện VTC cũng đã trình đề án được cấp dịch vụ thông tin di động (sử dụng hạ tầng mạng của doanh nghiệp có hạ tầng mạng, như Indochina Telecom sử dụng hạ tầng của Viettel) lên bộ chủ quản. Nếu FPT và VTC được cấp phép thì Việt Nam sẽ có 10 mạng di động.
Ngay trong năm nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đã có nhiều mạng mới ra mắt và xin được thành lập, hơn nữa, trong khi trên thị trường viễn thông đã hình thành ba “ông lớn” có thương hiệu và chiếm lĩnh gần hết thị phần. Điều đó chứng tỏ, tiềm năng và lợi nhuận của thị trường viễn thông Việt Nam là rất lớn, báo hiệu thời gian tới sẽ có một cuộc canh tranh nóng bỏng, khắc nghiệt trên thị trường viễn thông di động.
3. Lần đầu tiên cước di động của VinaPhone, MobiFone thấp hơn Viettel
Tháng 6, chưa khi nào cước di động của các nhà mạng lại giảm mạnh đến như vậy. Cả ba “ông lớn” Viettel, VinaPhone, MobiFone lần lượt giảm giá cước từ 20 – 30%. Điều đặc biệt, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, giá cước di động của VinaPhone và MobiFone thấp hơn giá cước của Viettel, kể từ khi mạng di động Viettel có mặt trên thị trường.
Trong đó mức giá cước của 2 “anh em” nhà Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) thấp hơn 10 đồng một phút so với Viettel ở tất cả các gói cước tương tự như nhau. Với mức giảm giá cước “chưa từng có” này, các nhà mạng cho rằng, giá cước đã giảm gần tới mức giá thành và khó có thể giảm hơn được nữa.
Đợt giảm cước trên không những mang đến cho người tiêu dùng việc được sử dụng dịch vụ giá thấp, hợp lý mà còn có cơ hội được hưởng thụ chất lượng dịch vụ tốt hơn, vì giá cước của các nhà mạng đã ở mức gần như tương đương như nhau nên không thể cạnh tranh bằng giá cước mà phải cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ.
Nhưng bên cạnh đó, mức giá cước này cũng đẩy các mạng di động nhỏ, có thị phần ít vào tình thế khó khăn, khắc nghiệt hơn khi phải cạnh tranh bằng giá với các nhà mạng lớn, có thị phần áp đảo.
4. “Cơn lốc” khuyến mãi
Sau khi các nhà mạng giảm mạnh giá cước, trên thị trường viễn thông di động lại nóng bỏng với “cơn lốc” khuyến mãi. Liên tiếp, dày đặc các chương trình khuyến mãi, các dịch vụ được các nhà mạng tung ra nhằm giữ chân khách hàng và mục tiêu “hốt nốt” hoặc càng nhiều càng tốt số thị phần còn lại.
Trong đó, mở màn cuộc chạy đua là MobiFone với chương trình khuyến mãi tặng thẻ nạp lên đến 120% cho các thuê bao trả trước; tiếp đến là Viettel với giá trị khuyến mãi 130%, rồi 200% giá trị thẻ nạp cho thuê bao di động trả trước khoá hai chiều, nạp thẻ mới; và MobiFone cũng cũng không kém cạnh khuyến mãi từ 100 – 130% cho nhiều loại thẻ nạp.
Trước “cơn lốc” khuyến mãi này, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã phải “tuýt còi” vì vượt quá quy định cho phép là chỉ được khuyến mãi không quá 50% giá trị thẻ nạp.
Các chương trình khuyến mãi “sốc” không hẳn đã là tốt, người tiêu dùng lên tiếng, điều họ cần hơn là chất lượng dịch vụ chứ không phải là “giá rẻ nhưng không chất lượng”. Hơn nữa, những thuê bao trả sau – được coi là khách hàng trung thành của nhà mạng thì không mảy may được hưởng những chính sách khuyến mãi như thế. Thậm chí, vì các chương trình khuyến mãi để giành giật thuê bao mà một số nhà mạng đã “tố nhau” về cạnh tranh không lành mạnh.
Những dẫn chứng trên cho thấy chiến lược cạnh tranh của nhà mạng phần nào vẫn chưa vì chất lượng dịch vụ thực sự cho khách hàng.
5. "Mạnh tay" chống thuê bao ảo
Thị trường viễn thông di động Việt Nam được coi là sắp cán ngưỡng bão hòa, vì theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến đầu tháng 10/2009, cả nước đã có 113,5 triệu thuê bao điện thoại di động và cố định, trong đó thuê bao di động chiếm 86,95% với gần 100 triệu thuê bao, tuy nhiên theo các nhà mạng thì chỉ có khoảng 50 triệu thuê bao đang hoạt động, số còn lại là đang nằm… chết.
Số lượng thuê bảo ảo quá lớn dẫn đến thực trạng nguồn tài nguyên viễn thông bị lãng phí trong khi nguồn tài nguyên này có hạn. Nhưng các doanh nghiệp viễn thông vẫn cứ phát hành lượng thuê bao vô tội vạ và nhiều người gọi đó là “cơn bão sim rác”, đặc biệt số thuê bao ảo (không đăng ký) quá lớn cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “cơn bão tin nhắn rác”.
Chính vì thế, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phải ban hành ngay quy định được coi là “mạnh tay” – thông tư Số 22 về quản lý thuê bao di động trả trước, trong đó quy định mỗi cá nhân chỉ được sử dụng số chứng minh thư, hộ chiếu của mình để đăng ký tối đa 3 SIM/mạng và phải đăng ký lại từ ngày 10/8/2009.
Bộ cũng đưa ra quan điểm quyết liệt, sau ngày 31/12/2009, tất cả các thuê bao trả trước không đăng ký thông tin cá nhân sẽ bị cắt liên lạc.
6. Lại “lỗi hẹn” cổ phần hóa
Chuyện cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông đang tạo được sự quan tâm và sức hút rất lớn của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Sở dĩ vì các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực này có doanh thu, tốc độ phát triển và tiềm năng hàng đầu trong các ngành nghề kinh tế.
Công ty Thông tin di động VMS (MobiFone) theo kế hoạch sẽ hoàn tất quá trình cổ phần hóa vào năm 2007, song… lỗi hẹn; rồi kế hoạch IPO của MobiFone lần đầu qua Trung tâm Giao dịch chứng khoán vào đầu năm 2008 cũng… nhỡ. Và đến nay, sắp bước sang năm 2010, thông tin chính thức về thời điểm cổ phần hóa MobiFone vẫn im lìm.
Lý do mà một lãnh đạo của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) - Tập đoàn chủ quản của MobiFone đưa ra là kế hoạch cổ phần hóa đã hoàn tất và chỉ đợi quyết định của Chính phủ; lại cũng có lý do đưa ra là do năm 2009 kinh tế còn khó khăn nên vẫn chưa thực hiện được cổ phần hóa.
Tuy nhiên, mới đây, sau kết luận của Thanh tra Chính phủ, Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã yêu cầu xử lý ngay những sai phạm tại VNPT, trong đó có việc chậm trễ cổ phần hóa của MobiFone.
7. Mở cửa thị trường viễn thông
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 12, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Viễn thông và luật này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2010.
Luật Viễn thông ra đời được coi là hành lang pháp lý tạo điều kiện và mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế trong kinh doanh viễn thông, nhất là đối với lĩnh vực thiết lập hạ tầng mạng. Theo đó, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đều được tham gia đầu tư, kinh doanh viễn thông để phát triển và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng viễn thông, đa dạng hóa dịch vụ viễn thông, bảo đảm cho môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng, minh bạch và công khai.
Hơn nữa, khi Luật Viễn thông ra đời cũng sẽ là hành lang để quản lý và định hướng việc phát triển hạ tầng, việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông vốn đã và đang tồn tại nhiều bất cập, gây bức xúc cho xã hội, làm mất mỹ quan đô thị và lãng phí nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật giữa các ngành điện lực, cấp thoát nước, giao thông, xây dựng, viễn thông, truyền hình cáp…
8. Nhiều chuyển động mới trong kinh doanh và cơ cấu doanh nghiệp
Năm 2009, Viettel chính thức kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Campuchia với thương hiệu Metfone và tại Lào với thương hiệu Unitel, “mở màn” cho chiến lược kinh doanh mới của các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam tại thị trường nước ngoài. Đó vừa là cơ hội mới vừa có thể là “lối thoát” để duy trì sự phát triển khi thị trường trong nước ngày càng khắc nghiệt và cán ngưỡng bão hòa.
2009 cũng là năm cũng ghi dấu sự kiện về chuyển đổi mô hình doanh nghiệp viễn thông, cụ thể là việc chuyển đổi mô hình kinh doanh giữa Công ty Cổ phần Dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn - Saigon Postel (SPT) và SK Telecom (SKT) từ hợp doanh (BBC) sang liên doanh để nhà mạng này có tư cách pháp nhân kêu gọi vốn đầu tư, vay vốn đáp ứng cho việc mở rộng hoạt động, nâng cấp cơ sở hạ tầng, triển khai thêm nhiều gói cước…
VnEconomy điểm lại những vấn đề, sự kiện nổi bật nhất của ngành viễn thông trong năm nay.
1. “Phép thử” công nghệ 3G
Ngày 13/8, Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức trao giấy phép 3G cho các mạng di động trúng tuyển. Đúng hai tháng sau, những dịch vụ 3G đầu tiên đã được cung cấp tại thị trường Việt Nam. Sự kiện này đã đưa Việt Nam chính thức ghi tên mình vào bản đồ 3G của thế giới.
Công nghệ 3G được ví như “cuộc sống số trên chiếc điện thoại” của mỗi cá nhân. Với tốc độ truyền tải nhanh lên tới khoảng 7,2 Mb/giây và tốc độ tải xuống ở mức vài chục Mb/giây, người sử dụng công nghệ 3G sẽ được dùng các dịch vụ: thoại video, truy cập Internet tốc độ cao, xem phim trực tuyến, thực hiện giao dịch thanh toán qua mạng... Và 3G có thể trở thành con gà “đẻ trứng vàng” của các nhà mạng.
Tuy nhiên, công nghệ 3G cũng đặt ra một “phép thử” rất lớn cho các nhà mạng về bài “toán kinh doanh thông minh” để có thể thu lại hàng nghìn tỷ đồng đã bỏ ra đầu tư . Vì còn đó bài học ở châu Âu, khi nhiều hãng viễn thông đã đầu tư tổng cộng khoảng 100 tỉ USD vào 3G nhưng hiệu quả mang lại không bù đắp được cho khoản chi quá lớn; và “không khéo 3G là cái bẫy làm sập tiệm doanh nghiệp lúc nào không hay” như Tổng giám đốc Viettel Hoàng Anh Xuân tâm sự.
2. Nhiều nhà mạng mới “nhập cuộc”
Ngày 20/7, Công ty Cổ phần Viễn thông di động Toàn Cầu (Gtel Mobile) - liên doanh giữa Tổng công ty Viễn thông Toàn Cầu (Gtel Corp.) của Việt Nam và Tập đoàn VimpelCom của Nga đã chính thức công bố ra mắt Beeline - mạng di động thứ 7 tại Việt Nam. Trước đó ba tháng, mạng HT Mobile cũng chính thức hoạt động trở lại với tên mới Vietnamobile.
Một tháng sau khi Beeline ra mắt, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục cấp giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông di động cho Công ty Cổ phần Viễn thông Đông Dương Telecom (Indochina Telecom), trở thành mạng di động thứ 8 tại Việt Nam.
Hiện tại, hai công ty là Công ty cổ phần Viễn thông FPT và Công ty Truyền thông đa phương tiện VTC cũng đã trình đề án được cấp dịch vụ thông tin di động (sử dụng hạ tầng mạng của doanh nghiệp có hạ tầng mạng, như Indochina Telecom sử dụng hạ tầng của Viettel) lên bộ chủ quản. Nếu FPT và VTC được cấp phép thì Việt Nam sẽ có 10 mạng di động.
Ngay trong năm nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đã có nhiều mạng mới ra mắt và xin được thành lập, hơn nữa, trong khi trên thị trường viễn thông đã hình thành ba “ông lớn” có thương hiệu và chiếm lĩnh gần hết thị phần. Điều đó chứng tỏ, tiềm năng và lợi nhuận của thị trường viễn thông Việt Nam là rất lớn, báo hiệu thời gian tới sẽ có một cuộc canh tranh nóng bỏng, khắc nghiệt trên thị trường viễn thông di động.
3. Lần đầu tiên cước di động của VinaPhone, MobiFone thấp hơn Viettel
Tháng 6, chưa khi nào cước di động của các nhà mạng lại giảm mạnh đến như vậy. Cả ba “ông lớn” Viettel, VinaPhone, MobiFone lần lượt giảm giá cước từ 20 – 30%. Điều đặc biệt, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, giá cước di động của VinaPhone và MobiFone thấp hơn giá cước của Viettel, kể từ khi mạng di động Viettel có mặt trên thị trường.
Trong đó mức giá cước của 2 “anh em” nhà Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) thấp hơn 10 đồng một phút so với Viettel ở tất cả các gói cước tương tự như nhau. Với mức giảm giá cước “chưa từng có” này, các nhà mạng cho rằng, giá cước đã giảm gần tới mức giá thành và khó có thể giảm hơn được nữa.
Đợt giảm cước trên không những mang đến cho người tiêu dùng việc được sử dụng dịch vụ giá thấp, hợp lý mà còn có cơ hội được hưởng thụ chất lượng dịch vụ tốt hơn, vì giá cước của các nhà mạng đã ở mức gần như tương đương như nhau nên không thể cạnh tranh bằng giá cước mà phải cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ.
Nhưng bên cạnh đó, mức giá cước này cũng đẩy các mạng di động nhỏ, có thị phần ít vào tình thế khó khăn, khắc nghiệt hơn khi phải cạnh tranh bằng giá với các nhà mạng lớn, có thị phần áp đảo.
4. “Cơn lốc” khuyến mãi
Sau khi các nhà mạng giảm mạnh giá cước, trên thị trường viễn thông di động lại nóng bỏng với “cơn lốc” khuyến mãi. Liên tiếp, dày đặc các chương trình khuyến mãi, các dịch vụ được các nhà mạng tung ra nhằm giữ chân khách hàng và mục tiêu “hốt nốt” hoặc càng nhiều càng tốt số thị phần còn lại.
Trong đó, mở màn cuộc chạy đua là MobiFone với chương trình khuyến mãi tặng thẻ nạp lên đến 120% cho các thuê bao trả trước; tiếp đến là Viettel với giá trị khuyến mãi 130%, rồi 200% giá trị thẻ nạp cho thuê bao di động trả trước khoá hai chiều, nạp thẻ mới; và MobiFone cũng cũng không kém cạnh khuyến mãi từ 100 – 130% cho nhiều loại thẻ nạp.
Trước “cơn lốc” khuyến mãi này, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã phải “tuýt còi” vì vượt quá quy định cho phép là chỉ được khuyến mãi không quá 50% giá trị thẻ nạp.
Các chương trình khuyến mãi “sốc” không hẳn đã là tốt, người tiêu dùng lên tiếng, điều họ cần hơn là chất lượng dịch vụ chứ không phải là “giá rẻ nhưng không chất lượng”. Hơn nữa, những thuê bao trả sau – được coi là khách hàng trung thành của nhà mạng thì không mảy may được hưởng những chính sách khuyến mãi như thế. Thậm chí, vì các chương trình khuyến mãi để giành giật thuê bao mà một số nhà mạng đã “tố nhau” về cạnh tranh không lành mạnh.
Những dẫn chứng trên cho thấy chiến lược cạnh tranh của nhà mạng phần nào vẫn chưa vì chất lượng dịch vụ thực sự cho khách hàng.
5. "Mạnh tay" chống thuê bao ảo
Thị trường viễn thông di động Việt Nam được coi là sắp cán ngưỡng bão hòa, vì theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến đầu tháng 10/2009, cả nước đã có 113,5 triệu thuê bao điện thoại di động và cố định, trong đó thuê bao di động chiếm 86,95% với gần 100 triệu thuê bao, tuy nhiên theo các nhà mạng thì chỉ có khoảng 50 triệu thuê bao đang hoạt động, số còn lại là đang nằm… chết.
Số lượng thuê bảo ảo quá lớn dẫn đến thực trạng nguồn tài nguyên viễn thông bị lãng phí trong khi nguồn tài nguyên này có hạn. Nhưng các doanh nghiệp viễn thông vẫn cứ phát hành lượng thuê bao vô tội vạ và nhiều người gọi đó là “cơn bão sim rác”, đặc biệt số thuê bao ảo (không đăng ký) quá lớn cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “cơn bão tin nhắn rác”.
Chính vì thế, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phải ban hành ngay quy định được coi là “mạnh tay” – thông tư Số 22 về quản lý thuê bao di động trả trước, trong đó quy định mỗi cá nhân chỉ được sử dụng số chứng minh thư, hộ chiếu của mình để đăng ký tối đa 3 SIM/mạng và phải đăng ký lại từ ngày 10/8/2009.
Bộ cũng đưa ra quan điểm quyết liệt, sau ngày 31/12/2009, tất cả các thuê bao trả trước không đăng ký thông tin cá nhân sẽ bị cắt liên lạc.
6. Lại “lỗi hẹn” cổ phần hóa
Chuyện cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông đang tạo được sự quan tâm và sức hút rất lớn của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Sở dĩ vì các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực này có doanh thu, tốc độ phát triển và tiềm năng hàng đầu trong các ngành nghề kinh tế.
Công ty Thông tin di động VMS (MobiFone) theo kế hoạch sẽ hoàn tất quá trình cổ phần hóa vào năm 2007, song… lỗi hẹn; rồi kế hoạch IPO của MobiFone lần đầu qua Trung tâm Giao dịch chứng khoán vào đầu năm 2008 cũng… nhỡ. Và đến nay, sắp bước sang năm 2010, thông tin chính thức về thời điểm cổ phần hóa MobiFone vẫn im lìm.
Lý do mà một lãnh đạo của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) - Tập đoàn chủ quản của MobiFone đưa ra là kế hoạch cổ phần hóa đã hoàn tất và chỉ đợi quyết định của Chính phủ; lại cũng có lý do đưa ra là do năm 2009 kinh tế còn khó khăn nên vẫn chưa thực hiện được cổ phần hóa.
Tuy nhiên, mới đây, sau kết luận của Thanh tra Chính phủ, Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã yêu cầu xử lý ngay những sai phạm tại VNPT, trong đó có việc chậm trễ cổ phần hóa của MobiFone.
7. Mở cửa thị trường viễn thông
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 12, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Viễn thông và luật này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2010.
Luật Viễn thông ra đời được coi là hành lang pháp lý tạo điều kiện và mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế trong kinh doanh viễn thông, nhất là đối với lĩnh vực thiết lập hạ tầng mạng. Theo đó, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đều được tham gia đầu tư, kinh doanh viễn thông để phát triển và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng viễn thông, đa dạng hóa dịch vụ viễn thông, bảo đảm cho môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng, minh bạch và công khai.
Hơn nữa, khi Luật Viễn thông ra đời cũng sẽ là hành lang để quản lý và định hướng việc phát triển hạ tầng, việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông vốn đã và đang tồn tại nhiều bất cập, gây bức xúc cho xã hội, làm mất mỹ quan đô thị và lãng phí nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật giữa các ngành điện lực, cấp thoát nước, giao thông, xây dựng, viễn thông, truyền hình cáp…
8. Nhiều chuyển động mới trong kinh doanh và cơ cấu doanh nghiệp
Năm 2009, Viettel chính thức kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Campuchia với thương hiệu Metfone và tại Lào với thương hiệu Unitel, “mở màn” cho chiến lược kinh doanh mới của các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam tại thị trường nước ngoài. Đó vừa là cơ hội mới vừa có thể là “lối thoát” để duy trì sự phát triển khi thị trường trong nước ngày càng khắc nghiệt và cán ngưỡng bão hòa.
2009 cũng là năm cũng ghi dấu sự kiện về chuyển đổi mô hình doanh nghiệp viễn thông, cụ thể là việc chuyển đổi mô hình kinh doanh giữa Công ty Cổ phần Dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn - Saigon Postel (SPT) và SK Telecom (SKT) từ hợp doanh (BBC) sang liên doanh để nhà mạng này có tư cách pháp nhân kêu gọi vốn đầu tư, vay vốn đáp ứng cho việc mở rộng hoạt động, nâng cấp cơ sở hạ tầng, triển khai thêm nhiều gói cước…