Viễn thông Việt Nam: Chất lượng chưa đi cùng số lượng?
Ngành công nghiệp viễn thông Việt Nam tăng trưởng khá ấn tượng nhưng chất lượng và tính ổn định của mạng còn kém
Ngành công nghiệp viễn thông của Việt Nam tăng trưởng khá ấn tượng, đặc biệt là lĩnh vực điện thoại di động và Internet băng rộng, tuy nhiên, chất lượng và tính ổn định của mạng còn kém .
Đó là nhận định của Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) về tổng quan thị trường viễn thông Việt Nam, vừa được EuroCham công bố cuối tuần trước trong cuốn Sách Trắng 2010 về “Các vấn đề Thương mại và Kiến nghị năm 2010”.
Theo EuroCham, ngành công nghiệp viễn thông Việt Nam những năm qua đã có bước tăng trưởng rất ấn tượng. Thuê bao di động đã đạt trên 92 triệu , Internet hơn 21 triệu, điện thoại cố định hơn 17 triệu...
Chi phối khu vực viễn thông di động là ba công ty khai thác mạng VinaPhone, Viettel và MobiFone với hơn 90% thị phần về số lượng thuê bao. Trong đó hai doanh nghiệp của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) là MobiFone và VinaPhone chiếm hơn 50% thị phần về số lượng thuê bao và Viettel chiếm gần 40%.
Một trong những ấn tượng lớn nhất của ngành công nghiệp viễn thông Việt Nam trong năm 2009, theo EuroCham, là Chính phủ đã cấp bốn giấy phép 3G cho các công ty khai thác mạng. Vì thế, thị trường các dịch vụ giá trị gia tăng dù vẫn còn nhỏ như hiện nay nhưng sẽ có tiềm năng rất lớn để phát triển, đặc biệt như trong các lĩnh vực như ngân hàng di động.
Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng, chất lượng và tính ổn định của mạng di động vẫn còn kém, vì hơn 90% số thuê bao là thuê bao trả trước và thậm chí các hợp đồng giữa thuê bao và nhà mạng phần lớn không có kỳ hạn dài. Chính vì thế đã dẫn đến một số lượng rất lớn các thẻ SIM không hoạt động mà vẫn còn tính vào số lượng thuê bao. Do vậy khó có thể xác định chính xác số lượng thuê bao thực sự.
Hơn nữa, do sự cạnh tranh về giá, như qua các chiến dịch khuyến mại giá mạnh cho các thuê bao mới, khiến một lượng lớn các thuê bao không hoạt động. “Tình trạng này không phải là lý tưởng. Chính phủ cần hạn chế các chiến dịch khuyến mãi quá mạnh, hạn chế số lượng SIM, đăng ký thuê bao, không sẽ gây thiệt hại nặng nề cho các bên tham gia trong ngành và gây nguy hiểm cho toàn ngành viễn thông ”, Sách Trắng 2010 đưa ra khuyến cáo.
Theo EuroCham, trong quy hoạch phát triển mạng quốc gia, Việt Nam cần phải tập trung vào khả năng sẵn sàng kết nối lớn với băng thông rộng. Vì cuộc cạnh tranh về giá hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực di động, mặc dù làm giảm nhanh giá tiêu dùng song có thể sẽ không đảm bảo một môi trường mang tính thị trường để thu hút đầu tư lâu dài vào cơ sở hạ tầng mạng và các dịch vụ.
EuroCham cũng cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp khai thác viễn thông, vì hiện một số các hãng viễn thông nổi tiếng và có uy tín của châu Âu đang sẵn sàng tham gia khai thác, phát triển thị trường viễn thông Việt Nam thông qua hợp tác quan hệ đối tác chiến lược với doanh nghiệp Việt Nam.
Đó là nhận định của Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) về tổng quan thị trường viễn thông Việt Nam, vừa được EuroCham công bố cuối tuần trước trong cuốn Sách Trắng 2010 về “Các vấn đề Thương mại và Kiến nghị năm 2010”.
Theo EuroCham, ngành công nghiệp viễn thông Việt Nam những năm qua đã có bước tăng trưởng rất ấn tượng. Thuê bao di động đã đạt trên 92 triệu , Internet hơn 21 triệu, điện thoại cố định hơn 17 triệu...
Chi phối khu vực viễn thông di động là ba công ty khai thác mạng VinaPhone, Viettel và MobiFone với hơn 90% thị phần về số lượng thuê bao. Trong đó hai doanh nghiệp của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) là MobiFone và VinaPhone chiếm hơn 50% thị phần về số lượng thuê bao và Viettel chiếm gần 40%.
Một trong những ấn tượng lớn nhất của ngành công nghiệp viễn thông Việt Nam trong năm 2009, theo EuroCham, là Chính phủ đã cấp bốn giấy phép 3G cho các công ty khai thác mạng. Vì thế, thị trường các dịch vụ giá trị gia tăng dù vẫn còn nhỏ như hiện nay nhưng sẽ có tiềm năng rất lớn để phát triển, đặc biệt như trong các lĩnh vực như ngân hàng di động.
Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng, chất lượng và tính ổn định của mạng di động vẫn còn kém, vì hơn 90% số thuê bao là thuê bao trả trước và thậm chí các hợp đồng giữa thuê bao và nhà mạng phần lớn không có kỳ hạn dài. Chính vì thế đã dẫn đến một số lượng rất lớn các thẻ SIM không hoạt động mà vẫn còn tính vào số lượng thuê bao. Do vậy khó có thể xác định chính xác số lượng thuê bao thực sự.
Hơn nữa, do sự cạnh tranh về giá, như qua các chiến dịch khuyến mại giá mạnh cho các thuê bao mới, khiến một lượng lớn các thuê bao không hoạt động. “Tình trạng này không phải là lý tưởng. Chính phủ cần hạn chế các chiến dịch khuyến mãi quá mạnh, hạn chế số lượng SIM, đăng ký thuê bao, không sẽ gây thiệt hại nặng nề cho các bên tham gia trong ngành và gây nguy hiểm cho toàn ngành viễn thông ”, Sách Trắng 2010 đưa ra khuyến cáo.
Theo EuroCham, trong quy hoạch phát triển mạng quốc gia, Việt Nam cần phải tập trung vào khả năng sẵn sàng kết nối lớn với băng thông rộng. Vì cuộc cạnh tranh về giá hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực di động, mặc dù làm giảm nhanh giá tiêu dùng song có thể sẽ không đảm bảo một môi trường mang tính thị trường để thu hút đầu tư lâu dài vào cơ sở hạ tầng mạng và các dịch vụ.
EuroCham cũng cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp khai thác viễn thông, vì hiện một số các hãng viễn thông nổi tiếng và có uy tín của châu Âu đang sẵn sàng tham gia khai thác, phát triển thị trường viễn thông Việt Nam thông qua hợp tác quan hệ đối tác chiến lược với doanh nghiệp Việt Nam.