2013 sẽ tiếp tục tổ chức chất vấn tại Thường vụ Quốc hội
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình hoạt động giám sát năm 2013
Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2013 được ban hành ngày 20/12, và ngay trong ngày đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Theo đó, bên cạnh thẩm tra các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội, ngân sách thường kỳ của Chính phủ, báo cáo của các cơ quan tư pháp, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội sẽ tổ chức giám sát chuyên đề nhiều nội dung đang được cử tri quan tâm.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách được giao chủ trì giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề về thi hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản, giai đoạn 2006-2012.
Chuyên đề do Ủy ban Về các vấn đề xã hội chủ trì là về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, giai đoạn 2009-2012.
Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng sẽ giúp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là chuyên đề được giao cho Ủy ban Pháp luật chủ trì.
Ban Dân nguyện sẽ chủ trì giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4 của Quốc hội, thứ 5 của Quốc hội, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giao Ban Công tác đại biểu phối hợp với Văn phòng Quốc hội giúp Ủy ban nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, việc thực hiện lời hứa của người trả lời chất vấn.
Hai cơ quan này còn được yêu cầu tổ chức phục vụ hoạt động chất vấn hai phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội vào tháng 3/2013 và tháng 8/2013.
Bên cạnh hai kỳ họp của Quốc hội, hoạt động chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (trực tuyến với các đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương) trong năm 2012 cũng rất thu hút sự quan tâm của cử tri.
Được lựa chọn trả lời chất vấn tại các phiên này là các vị “tư lệnh” ngành đang có nhiều vấn đề được dư luận, cử tri quan tâm mà chưa có điều kiện đăng đàn tại các kỳ họp Quốc hội.
Tuy nhiên, do tính ưu tiên của vấn đề, có những vị đã trả lời ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn tiếp tục được chọn để trả lời chất vấn trực tiếp tại nghị trường, như trường hợp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình.
Tiếp thu ý kiến của nhiều vị đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Văn phòng Quốc hội chủ trì trong công tác điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát, đặc biệt là việc phối hợp khi thành lập các đoàn giám sát, tổ chức hoạt động của các đoàn giám sát, khảo sát của các cơ quan tại địa phương, hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, nhằm giảm thiểu sự trùng lặp.
Đáng chú ý, Kiểm toán Nhà nước không chỉ được yêu cầu cung cấp số liệu, thông tin cần thiết phục vụ hoạt động giám sát mà còn cần cử đại diện tham gia phục vụ hoạt động giám sát khi có yêu cầu.
Vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan thông tin, báo chí cũng được yêu cầu phát huy mạnh mẽ trong hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo đó, bên cạnh thẩm tra các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội, ngân sách thường kỳ của Chính phủ, báo cáo của các cơ quan tư pháp, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội sẽ tổ chức giám sát chuyên đề nhiều nội dung đang được cử tri quan tâm.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách được giao chủ trì giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề về thi hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản, giai đoạn 2006-2012.
Chuyên đề do Ủy ban Về các vấn đề xã hội chủ trì là về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, giai đoạn 2009-2012.
Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng sẽ giúp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là chuyên đề được giao cho Ủy ban Pháp luật chủ trì.
Ban Dân nguyện sẽ chủ trì giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4 của Quốc hội, thứ 5 của Quốc hội, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giao Ban Công tác đại biểu phối hợp với Văn phòng Quốc hội giúp Ủy ban nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, việc thực hiện lời hứa của người trả lời chất vấn.
Hai cơ quan này còn được yêu cầu tổ chức phục vụ hoạt động chất vấn hai phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội vào tháng 3/2013 và tháng 8/2013.
Bên cạnh hai kỳ họp của Quốc hội, hoạt động chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (trực tuyến với các đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương) trong năm 2012 cũng rất thu hút sự quan tâm của cử tri.
Được lựa chọn trả lời chất vấn tại các phiên này là các vị “tư lệnh” ngành đang có nhiều vấn đề được dư luận, cử tri quan tâm mà chưa có điều kiện đăng đàn tại các kỳ họp Quốc hội.
Tuy nhiên, do tính ưu tiên của vấn đề, có những vị đã trả lời ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn tiếp tục được chọn để trả lời chất vấn trực tiếp tại nghị trường, như trường hợp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình.
Tiếp thu ý kiến của nhiều vị đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Văn phòng Quốc hội chủ trì trong công tác điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát, đặc biệt là việc phối hợp khi thành lập các đoàn giám sát, tổ chức hoạt động của các đoàn giám sát, khảo sát của các cơ quan tại địa phương, hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, nhằm giảm thiểu sự trùng lặp.
Đáng chú ý, Kiểm toán Nhà nước không chỉ được yêu cầu cung cấp số liệu, thông tin cần thiết phục vụ hoạt động giám sát mà còn cần cử đại diện tham gia phục vụ hoạt động giám sát khi có yêu cầu.
Vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan thông tin, báo chí cũng được yêu cầu phát huy mạnh mẽ trong hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.