4 bến xe khách lớn của Hà Nội có thể bị xóa sổ
Các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm, Nước Ngầm về lâu dài sẽ được chuyển thành đầu mối giao thông công cộng
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có tờ trình gửi UBND thành phố Hà Nội, Sở Quy hoạch Kiến trúc thẩm định, phê duyệt đồ án “Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Nội dung tờ trình nêu rõ, mục tiêu xây dựng hệ thống bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạmg dừng nghỉ đáp ứng được tiêu chí đồng bộ, bền vững, hiện đại, đáp ứng nhu cầu đi lại, giảm ùn tắc giao thông và đảm bảo an toàn giao thông…
Theo đó, Hà Nội quy hoạch bến xe liên tỉnh Gia Lâm quy mô 1,45 ha và bến xe Giáp Bát quy mô 3,65 ha, đến năm 2020 sẽ được chuyển thành bãi đỗ xe, điểm đầu cuối xe buýt, phục vụ vận tải hành khách nội đô. Các tuyến của bến xe Gia Lâm sẽ được chuyển về bến xe Cổ Bi, Đông Anh, Nội Bài và bến xe phía Nam (Ngọc Hồi). Các tuyến của bến xe Giáp Bát sẽ được điều chuyển về bến xe Cổ Bi, bến xe Đông Anh (một số tuyến của tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên đi theo quốc lộ 3), bến Yên Nghĩa và bến xe phía Nam (Ngọc Hồi).
Bến xe khách Mỹ Đình, quy mô diện tích bến 3,5 ha và bến xe Nước Ngầm quy mô 1,77 ha, dự kiến đến năm 2025 chuyển thành bãi đỗ xe, điểm đầu điểm cuối xe búyt, phục vụ vận tải hành khách nội đô. Các tuyến xe khách Mỹ Đình được chuyển về bến Cổ Bi, Nội Bài, Phùng và bến xe phía Tây. Các tuyến bến xe Nước Ngầm chuyển về bến xe Cổ Bi và bến xe phía Nam.
“Về lâu dài, 4 bến xe khách nêu trên sẽ được thay thế bằng các bến xe khu vực đường vành đai 4 và các bến xe hiện có này sẽ được chuyển chức năng thành các điểm đầu mối phục vụ giao thông công cộng”, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội nêu rõ.
Hà Nội cũng đưa ra lộ trình đến năm 2030, thành phố sẽ xây dựng 6 bến xe mới, với tổng diện tích 73 ha.
Cụ thể, bến xe Nội Bài, 10 ha ở xã Phú Cường, Sóc Sơn; bến xe Đông Anh, 5,3 ha ở xã Uy Nỗ, Đông Anh; bến xe Cổ Bi, 10 ha, ở xã Cổ Bi, Gia Lâm; bến xe Phùng, 15 ha ở thị trấn Phùng, Đan Phượng; bến xe tỉnh Phía Tây, 5 ha ở Hoài Đức; bến xe Phía Nam, 11 ha ở xã Ngọc Hồi, Thanh Trì…Đồng thời, cải tạo lại bến xe Yên Nghĩa hiện có.
Nguyên tắc xây dựng bến xe khách liên tỉnh mới nằm trên các trục hướng tâm cửa ngõ và vành đai giao thông liên vùng (Vành đai 4), theo các hướng vận chuyển hành khách Đông, Tây, Nam, Bắc.
Về tổ chức thực hiện, Hà Nội sẽ tăng cường kêu gọi đầu tư, xã hội hoá đầu tư, kiểm soát chặt chẽ năng lực nhà đầu tư đề xuất xây dựng bãi đỗ xe. Việc chấp thuận chủ trương đầu tư bãi đỗ xe ưu tiên cho khu vực trọng tâm, đang bức xúc, quá tải về nhu cầu bãi đỗ xe.
Đồng thời, ưu tiên việc đầu tư xây dựng các bãi đỗ xe ngầm, cao tầng thông minh để tận dụng, khai thác tối đa quỹ đất hiện có; Có cơ chế riêng về giá trông giữ xe tại các bãi đỗ xe được xã hội hoá đầu tư theo từng khu vực đặc thù riêng nhằm tạo điều kiện nhà đầu tư sớm hoàn vốn…
Hiện, Hà Nội có 9 bến xe liên tỉnh gồm: Giáp Bát, Mỹ Đình, Yên Nghĩa, Gia Lâm, Nước Ngầm, Lương Yên, Sơn Tây, Trôi, Phùng. Tổng diện tích khoảng 17,9 ha.
Ba bến xe khách nội tỉnh gồm Cổ Đô (huyện Ba Vì), Đúc Khê (huyện Mỹ Đức), Thường Tín (huyện Thường Tín).
Nội dung tờ trình nêu rõ, mục tiêu xây dựng hệ thống bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạmg dừng nghỉ đáp ứng được tiêu chí đồng bộ, bền vững, hiện đại, đáp ứng nhu cầu đi lại, giảm ùn tắc giao thông và đảm bảo an toàn giao thông…
Theo đó, Hà Nội quy hoạch bến xe liên tỉnh Gia Lâm quy mô 1,45 ha và bến xe Giáp Bát quy mô 3,65 ha, đến năm 2020 sẽ được chuyển thành bãi đỗ xe, điểm đầu cuối xe buýt, phục vụ vận tải hành khách nội đô. Các tuyến của bến xe Gia Lâm sẽ được chuyển về bến xe Cổ Bi, Đông Anh, Nội Bài và bến xe phía Nam (Ngọc Hồi). Các tuyến của bến xe Giáp Bát sẽ được điều chuyển về bến xe Cổ Bi, bến xe Đông Anh (một số tuyến của tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên đi theo quốc lộ 3), bến Yên Nghĩa và bến xe phía Nam (Ngọc Hồi).
Bến xe khách Mỹ Đình, quy mô diện tích bến 3,5 ha và bến xe Nước Ngầm quy mô 1,77 ha, dự kiến đến năm 2025 chuyển thành bãi đỗ xe, điểm đầu điểm cuối xe búyt, phục vụ vận tải hành khách nội đô. Các tuyến xe khách Mỹ Đình được chuyển về bến Cổ Bi, Nội Bài, Phùng và bến xe phía Tây. Các tuyến bến xe Nước Ngầm chuyển về bến xe Cổ Bi và bến xe phía Nam.
“Về lâu dài, 4 bến xe khách nêu trên sẽ được thay thế bằng các bến xe khu vực đường vành đai 4 và các bến xe hiện có này sẽ được chuyển chức năng thành các điểm đầu mối phục vụ giao thông công cộng”, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội nêu rõ.
Hà Nội cũng đưa ra lộ trình đến năm 2030, thành phố sẽ xây dựng 6 bến xe mới, với tổng diện tích 73 ha.
Cụ thể, bến xe Nội Bài, 10 ha ở xã Phú Cường, Sóc Sơn; bến xe Đông Anh, 5,3 ha ở xã Uy Nỗ, Đông Anh; bến xe Cổ Bi, 10 ha, ở xã Cổ Bi, Gia Lâm; bến xe Phùng, 15 ha ở thị trấn Phùng, Đan Phượng; bến xe tỉnh Phía Tây, 5 ha ở Hoài Đức; bến xe Phía Nam, 11 ha ở xã Ngọc Hồi, Thanh Trì…Đồng thời, cải tạo lại bến xe Yên Nghĩa hiện có.
Nguyên tắc xây dựng bến xe khách liên tỉnh mới nằm trên các trục hướng tâm cửa ngõ và vành đai giao thông liên vùng (Vành đai 4), theo các hướng vận chuyển hành khách Đông, Tây, Nam, Bắc.
Về tổ chức thực hiện, Hà Nội sẽ tăng cường kêu gọi đầu tư, xã hội hoá đầu tư, kiểm soát chặt chẽ năng lực nhà đầu tư đề xuất xây dựng bãi đỗ xe. Việc chấp thuận chủ trương đầu tư bãi đỗ xe ưu tiên cho khu vực trọng tâm, đang bức xúc, quá tải về nhu cầu bãi đỗ xe.
Đồng thời, ưu tiên việc đầu tư xây dựng các bãi đỗ xe ngầm, cao tầng thông minh để tận dụng, khai thác tối đa quỹ đất hiện có; Có cơ chế riêng về giá trông giữ xe tại các bãi đỗ xe được xã hội hoá đầu tư theo từng khu vực đặc thù riêng nhằm tạo điều kiện nhà đầu tư sớm hoàn vốn…
Hiện, Hà Nội có 9 bến xe liên tỉnh gồm: Giáp Bát, Mỹ Đình, Yên Nghĩa, Gia Lâm, Nước Ngầm, Lương Yên, Sơn Tây, Trôi, Phùng. Tổng diện tích khoảng 17,9 ha.
Ba bến xe khách nội tỉnh gồm Cổ Đô (huyện Ba Vì), Đúc Khê (huyện Mỹ Đức), Thường Tín (huyện Thường Tín).