49% người Mỹ ủng hộ lệnh cấm nhập cảnh dân 7 nước Hồi giáo
Sắc lệnh nói trên của Tổng thống Donald Trump nhận được sự ủng hộ nhiều hơn là phản đối của người Mỹ
Người dân Mỹ có sự chia rẽ sâu sắc xung quanh quyết định của tân Tổng thống Donald Trump về tạm thời cấm nhập cảnh đối với toàn bộ người tị nạn và công dân của 7 quốc gia Hồi giáo.
Theo kết quả một cuộc khảo sát do Reuters/Ipsos thực hiện, công bố ngày 31/1, sắc lệnh nói trên của ông Trump nhận được sự ủng hộ nhiều hơn là phản đối của người Mỹ.
Cuộc khảo sát tiến hành từ ngày 30-31/1 cho thấy, 49% người Mỹ trưởng thành nói họ ủng hộ “mạnh mẽ” hoặc “ở một mức độ nào đó” sắc lệnh của ông Trump. Có 41% nói họ phản đối “mạnh mẽ” hoặc “ở một mức độ nào đó” việc cấm nhập cảnh tạm thời đối với dân 7 nước Hồi giáo. 10% đưa ra câu trả lời “không biết”.
Sự chia rẽ diễn ra rõ rệt giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa. Khoảng 53% người theo Đảng Dân chủ nói họ phản đối mạnh sắc lệnh của Trump, 51% người theo Đảng Dân chủ cho biết họ ủng hộ mạnh quyết định này của tân Tổng thống.
Sắc lệnh của ông Trump cấm người tị nạn nhập cảnh vào Mỹ trong vòng 120 ngày, nhưng có hiệu lực vô thời hạn đối với người tị nạn Syria. Ngoài ra, lệnh cấm cũng áp dụng đối với công dân 7 nước Hồi giáo gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria, và Yemen.
Tổng thống Trump, người đã vận động tranh cử với lời hứa sẽ cải tổ mạnh tay hệ thống quản lý nhập cư của nước Mỹ, nói rằng sắc lệnh mà ông ký vào hôm thứ Sáu tuần trước nhằm mục đích bảo vệ đất nước và các đường biên giới Mỹ. “Đây không phải là một lệnh cấm nhằm vào người Hồi giáo”, ông nói.
Những băn khoăn về đối tượng cụ thể của sắc lệnh đã khiến các công ty lữ hành, hàng không, và chính phủ các quốc gia liên quan liên tục tìm kiếm thông tin từ giới chức Mỹ mấy ngày qua. Mặc dù vậy, chính các quan chức trong chính quyền Trump cũng còn đang chưa hiểu rõ về sắc lệnh này.
Cuộc khảo sát Reuters/Ipsos cho thấy 31% người Mỹ cảm thấy “an toàn hơn” nhờ lệnh cấm mà ông Trump đưa ra, trong khi 26% nói họ cảm thấy “kém an toàn hơn”. Khoảng 38% nói họ cảm thấy nước Mỹ đang đặt ra “một tấm gương tốt” về cách tốt nhất để chống chủ nghĩa khủng bố, trong khi 41% nói nước này đang đặt ra “một tấm gương xấu”.
Cũng theo kết quả khảo sát, những người theo Đảng Dân chủ có khuynh hướng cao gấp 3 lần so với những người theo Đảng Cộng hòa trong việc cho rằng “nước Mỹ nên tiếp tục đón nhận người nhập cư và tị nạn”. Trái lại, những người theo Đảng Cộng hòa có khuynh hướng cao cấp 3 lần so với những người theo Đảng Dân chủ trong việc cho rằng “cấm người từ các nước Hồi giáo nhập cảnh là cần thiết để ngăn chủ nghĩa khủng bố”.
Tuy nhiên, phần lớn người Mỹ không cho rằng nước này nên thể hiện sự ưu ái đối với người tị nạn là người Thiên chúa giáo - một điều mà ông Trump đã gợi ý. Khoảng 56% số người được khảo sát, trong đó có 72% theo Đảng Dân chủ và 45% theo Đảng Cộng hòa, phản đối ý kiến cho rằng nước Mỹ nên “chào đón người tị nạn Thiên chúa giáo, không chào đón người tị nạn Hồi giáo”.
Cuối tuần vừa rồi, người biểu tình đã xuất hiện tại các sân bay lớn của Mỹ, nơi một số đối tượng người nhập cư đã bị tạm giữ vì sắc lệnh của Tổng thống Trump. Nhiều nghị sỹ, bao gồm cả một số nghị sỹ thuộc Đảng Cộng hòa của ông Trump, chỉ trích sắc lệnh này, coi sắc lệnh là một sự phân biệt đối xử và phản tác dụng đối với an ninh quốc gia Mỹ.
Hơn 10 tổng chưởng lý của các tiểu bang Mỹ đã tuyên bố sẽ cùng nhau chống lại sắc lệnh trên của ông Trump. Quyền Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ, bà Sally Yates, đã bị cách chức sau khi từ chối bảo vệ sắc lệnh này.
Nhiều công ty lớn cũng bày tỏ sự phản đối quyết định cấm người Hồi giáo nhập cảnh của ông Trump.
Theo trang CNN Money, hãng bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới IKEA tuyên bố vào năm 2019 sẽ tung ra sản phẩm thảm do người nhập cư Syria đang sinh sống ở Jordan sản xuất.
Còn theo trang Mashable, Giám đốc điều hành (CEO) Howard Schultz của chuỗi cửa hiệu cà phê lớn nhất thế giới Starbucks đã có một bức thư ngỏ phản đối quyết định của Trump, trong đó nói Starbucks sẽ tuyển 10.000 nhân viên là người tị nạn trong vòng 5 năm tới.
Theo kết quả một cuộc khảo sát do Reuters/Ipsos thực hiện, công bố ngày 31/1, sắc lệnh nói trên của ông Trump nhận được sự ủng hộ nhiều hơn là phản đối của người Mỹ.
Cuộc khảo sát tiến hành từ ngày 30-31/1 cho thấy, 49% người Mỹ trưởng thành nói họ ủng hộ “mạnh mẽ” hoặc “ở một mức độ nào đó” sắc lệnh của ông Trump. Có 41% nói họ phản đối “mạnh mẽ” hoặc “ở một mức độ nào đó” việc cấm nhập cảnh tạm thời đối với dân 7 nước Hồi giáo. 10% đưa ra câu trả lời “không biết”.
Sự chia rẽ diễn ra rõ rệt giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa. Khoảng 53% người theo Đảng Dân chủ nói họ phản đối mạnh sắc lệnh của Trump, 51% người theo Đảng Dân chủ cho biết họ ủng hộ mạnh quyết định này của tân Tổng thống.
Sắc lệnh của ông Trump cấm người tị nạn nhập cảnh vào Mỹ trong vòng 120 ngày, nhưng có hiệu lực vô thời hạn đối với người tị nạn Syria. Ngoài ra, lệnh cấm cũng áp dụng đối với công dân 7 nước Hồi giáo gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria, và Yemen.
Tổng thống Trump, người đã vận động tranh cử với lời hứa sẽ cải tổ mạnh tay hệ thống quản lý nhập cư của nước Mỹ, nói rằng sắc lệnh mà ông ký vào hôm thứ Sáu tuần trước nhằm mục đích bảo vệ đất nước và các đường biên giới Mỹ. “Đây không phải là một lệnh cấm nhằm vào người Hồi giáo”, ông nói.
Những băn khoăn về đối tượng cụ thể của sắc lệnh đã khiến các công ty lữ hành, hàng không, và chính phủ các quốc gia liên quan liên tục tìm kiếm thông tin từ giới chức Mỹ mấy ngày qua. Mặc dù vậy, chính các quan chức trong chính quyền Trump cũng còn đang chưa hiểu rõ về sắc lệnh này.
Cuộc khảo sát Reuters/Ipsos cho thấy 31% người Mỹ cảm thấy “an toàn hơn” nhờ lệnh cấm mà ông Trump đưa ra, trong khi 26% nói họ cảm thấy “kém an toàn hơn”. Khoảng 38% nói họ cảm thấy nước Mỹ đang đặt ra “một tấm gương tốt” về cách tốt nhất để chống chủ nghĩa khủng bố, trong khi 41% nói nước này đang đặt ra “một tấm gương xấu”.
Cũng theo kết quả khảo sát, những người theo Đảng Dân chủ có khuynh hướng cao gấp 3 lần so với những người theo Đảng Cộng hòa trong việc cho rằng “nước Mỹ nên tiếp tục đón nhận người nhập cư và tị nạn”. Trái lại, những người theo Đảng Cộng hòa có khuynh hướng cao cấp 3 lần so với những người theo Đảng Dân chủ trong việc cho rằng “cấm người từ các nước Hồi giáo nhập cảnh là cần thiết để ngăn chủ nghĩa khủng bố”.
Tuy nhiên, phần lớn người Mỹ không cho rằng nước này nên thể hiện sự ưu ái đối với người tị nạn là người Thiên chúa giáo - một điều mà ông Trump đã gợi ý. Khoảng 56% số người được khảo sát, trong đó có 72% theo Đảng Dân chủ và 45% theo Đảng Cộng hòa, phản đối ý kiến cho rằng nước Mỹ nên “chào đón người tị nạn Thiên chúa giáo, không chào đón người tị nạn Hồi giáo”.
Cuối tuần vừa rồi, người biểu tình đã xuất hiện tại các sân bay lớn của Mỹ, nơi một số đối tượng người nhập cư đã bị tạm giữ vì sắc lệnh của Tổng thống Trump. Nhiều nghị sỹ, bao gồm cả một số nghị sỹ thuộc Đảng Cộng hòa của ông Trump, chỉ trích sắc lệnh này, coi sắc lệnh là một sự phân biệt đối xử và phản tác dụng đối với an ninh quốc gia Mỹ.
Hơn 10 tổng chưởng lý của các tiểu bang Mỹ đã tuyên bố sẽ cùng nhau chống lại sắc lệnh trên của ông Trump. Quyền Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ, bà Sally Yates, đã bị cách chức sau khi từ chối bảo vệ sắc lệnh này.
Nhiều công ty lớn cũng bày tỏ sự phản đối quyết định cấm người Hồi giáo nhập cảnh của ông Trump.
Theo trang CNN Money, hãng bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới IKEA tuyên bố vào năm 2019 sẽ tung ra sản phẩm thảm do người nhập cư Syria đang sinh sống ở Jordan sản xuất.
Còn theo trang Mashable, Giám đốc điều hành (CEO) Howard Schultz của chuỗi cửa hiệu cà phê lớn nhất thế giới Starbucks đã có một bức thư ngỏ phản đối quyết định của Trump, trong đó nói Starbucks sẽ tuyển 10.000 nhân viên là người tị nạn trong vòng 5 năm tới.