8 điều ít biết về nền kinh tế Iran
Các biện pháp cấm vận của Mỹ đang làm tê liệt nền kinh tế Iran
Kinh tế Iran vừa trải qua một thập kỷ biên động. Năm 2016, kinh tế nước này có dấu hiệu cải thiện nhưng kể từ năm 2018, việc tái áp dụng các lệnh cấm vận của Mỹ đã đẩy quốc gia Trung Đông này vào vòng xoáy đi xuống. Trước đó, các lệnh cấm vận này đã được gỡ bỏ theo thoả thuận hạt nhân năm 2015 giữa hai nước.
Theo các nhà phân tích, kinh tế Iran sẽ phải đối mặt với sự suy giảm, lạm phát tăng cao và thâm hụt ngân sách đáng kể. Dưới đây là 8 điều ít biết về nền kinh tế Trung Đông này, theo Business Insider.
1. Quy mô kinh tế Iran tương đương bang Maryland của Mỹ
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Iran đạt 454 tỷ USD trong năm 2017, gần tương đương với mức 418 tỷ USD của bang Maryland (Mỹ), theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank). Các quốc gia có GDP tương đương với Iran gồm Thái Lan, Venezuela, và Áo.
2. Kinh tế Iran suy giảm 3,9% trong năm 2018 và dự báo giảm tiếp 6% năm 2019
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Iran sẽ suy giảm 6% trong năm 2019, theo sau mức giảm 3% của năm trước đó, do các lệnh trừng phạt mới của Mỹ.
3. Lạm phát của Iran có thể tăng lên 50%
Theo Bloomberg, tỷ lệ lạm phát 50% hàng năm sẽ là mức cao nhất tại Iran kể từ năm 1980. Theo Trung tâm Thống kê Iran, lạm phát hàng tháng của nước này đã tăng lên 51,4%, còn mức năm tăng lên 30,6% trong năm 2018. Với lạm phát tháng đạt 50%, một sản phẩm có giá 1 USD vào tháng 1/1/2019 tại Iran sẽ có giá tới 130 USD vào ngày 1/1 năm sau.
Iran không phải là quốc gia duy nhất đang phải vật lộn với lạm phát. Theo Trading Economics, 5 quốc gia khác cũng đang có tình trạng lạm phát tăng nhanh gồm Triều Tiên, Argentina, Nam Sudan, Zimbabwe và Venezuela. Trong đó, Venezuela có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới: 130.060%.
4. Tỷ lệ thất nghiệp có thể chạm mức 16%
Theo CNN, tỷ lệ thất nghiệp tại Iran được dự báo sẽ đạt 15,4% trong năm 2019 và vượt 16% vào năm sau. Con số này gấp hơn 4 lần so với mức lạm phát dưới 4% của Mỹ. Tại thủ đô Tehran của Iran, tỷ lệ thất nghiệp là 12,2%. Trong khi đó, tình trạng thất nghiệp ở giới trẻ thậm chí còn tệ hơn với 28% lực lượng lao động trong độ tuổi 15 đến 24 không có việc làm trong năm 2018.
5. Thâm hụt ngân sách 10 tỷ USD
3 quý đầu năm 2018, thâm hụt ngân sách của Iran là 10 tỷ USD, theo VOA News. Theo Bloomberg, giá dầu cần phải đạt 125 USD/thùng, gấp đôi so với mức hơn 60 USD hiện tại, mới giúp quốc gia này cân bằng được ngân sách.
6. Mỗi ngày, có 22 triệu lít khí gas được xuất lậu ra khỏi Iran
Trong bối cảnh các lệnh cấm vận tiếp tục làm tê liệt nền kinh tế Iran, các chuyên gia ước tính mỗi ngày có khoảng 22 triệu lít khí gas được vận chuyển trái phép ra khỏi Iran bằng xe máy.
7. Trung Quốc giao dịch thương mại với Iran nhiều hơn tất cả các nước châu Âu cộng lại
Trung Quốc chiếm tỷ trọng đáng kể trong các hoạt động kinh tế của Iran, chiếm tới 25,6% xuất khẩu và 19,7% xuất khẩu của quốc gia này, theo BusinessDay. Bất chấp các lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran, Trung Quốc tuyên bố sẽ không giảm mua dầu của quốc gia này. Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã có tuyên bố tương tự.
8. Giá thịt đỏ và thịt gia cầm tại Iran đã tăng 57% từ năm ngoái
Theo ABC, giá thực phẩm tại Iran đã tăng lên nhanh chóng do lạm phát leo thang. Giá thị đỏ và thịt gia cầm tại quốc gia này đã tăng 57% từ năm 2018, trong khi giá các loại rau củ tăng 47%, còn giá sữa, phô mai và trứng tăng 37%.