ADB cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng của châu Á
Theo ADB, tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á nói chung sẽ chỉ đạt 6% trong năm nay
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa mạnh tay cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á do động lực tăng trưởng suy giảm ở Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như sự xáo trộn của thị trường tài chính khu vực trong bối cảnh các dòng vốn ra vào không ổn định.
Tờ Wall Street Journal dẫn báo cáo vừa ra của ADB cho biết, tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á nói chung sẽ chỉ đạt 6% trong năm nay, từ mức 6,1% trong năm 2012, trước khi tăng nhẹ lên 6,2% trong năm 2014. Cách đây 6 tháng, ADB dự báo kinh tế châu Á sẽ tăng 6,6% trong năm nay và 6,7% trong năm tới.
Hai nền kinh tế đang phát triển lớn nhất châu Á cùng bị ADB hạ dự báo tăng trưởng lần này. Trong đó, kinh tế Trung Quốc được ADB dự báo sẽ tăng 7,6% trong năm nay, từ mức dự báo trước là 8,2%; và tăng 7,4% trong năm 2014, thấp hơn so với lần dự báo trước là tăng 8%. Việc cắt giảm dự báo này diễn ra khi kinh tế Trung Quốc dịch chuyển khỏi mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư và xuất khẩu.
Đối với Ấn Độ, ADB cho rằng, hoạt động sản xuất công nghiệp và đầu tư ở nước này sẽ bị hạn chế do cơ sở hạ tầng yếu kém và sự trì hoãn trong cải cách cơ cấu, cùng với tình trạng thâm hụt tài khóa và cán cân vãng lai cao của nước này. ADB dự báo, GDP của Ấn Độ sẽ tăng 4,7% trong năm 2013, thấp hơn nhiều so với mức dự báo tăng 6% đưa ra trong lần dự báo trước; và tăng 5,7% trong năm 2014, so với mức dự báo trước đó là tăng 6,5%.
“Mặc dù các hoạt động kinh tế trong khu vực châu Á đang phát triển sẽ cải thiện trong năm 2014, các điều kiện hiện nay cho thấy khu vực này cần thận trọng để đảm bảo sự ổn định tài chính trong ngắn hạn, song song với việc thúc đẩy các cải cách cơ cấu để duy trì tăng trưởng kinh tế trong dài hạn”, kinh tế trưởng Changyong Rhee của ADB nói trong một tuyên bố.
Theo ADB, các cải cách để khuyến khích vốn FDI, đa dạng hóa hoạt động sản xuất công nghiệp, rút ngắn khoảng cách về cơ sở hạ tầng và kỹ năng, cắt giảm những khoản trợ cấp kém hiệu quả, và tăng cường phúc lợi xã hội là những vấn đề quan trọng đối với kinh tế châu Á hiện nay.
Bản báo cáo đánh giá, kinh tế châu Á giờ đã “khỏe” hơn nhiều so với trong thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính khu vực hồi năm 1997. Hầu hết các nền kinh tế trong khu vực hiện đều có thặng dư cán cân vãng lai lành mạnh và dự trữ ngoại hối ở mức cao.
Báo cáo nêu rõ, thăng hụt cán cân vãng lai ngày càng lớn đặt một số nền kinh tế như Ấn Độ và Indonesia vào thế dễ bị tổn thương. Tài sản tại các quốc gia này đã bị giới đầu tư nước ngoài bán tháo do lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm cắt giảm chính sách nới lỏng định lượng.
Tuy nhiên, theo báo cáo, dự trữ ngoại hối của hai nước này tính đến cuối tháng 8 vẫn đủ cho nhập khẩu trong 7 tháng đối với Ấn Độ và 5 tháng đối với Indonesia.
Tờ Wall Street Journal dẫn báo cáo vừa ra của ADB cho biết, tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á nói chung sẽ chỉ đạt 6% trong năm nay, từ mức 6,1% trong năm 2012, trước khi tăng nhẹ lên 6,2% trong năm 2014. Cách đây 6 tháng, ADB dự báo kinh tế châu Á sẽ tăng 6,6% trong năm nay và 6,7% trong năm tới.
Hai nền kinh tế đang phát triển lớn nhất châu Á cùng bị ADB hạ dự báo tăng trưởng lần này. Trong đó, kinh tế Trung Quốc được ADB dự báo sẽ tăng 7,6% trong năm nay, từ mức dự báo trước là 8,2%; và tăng 7,4% trong năm 2014, thấp hơn so với lần dự báo trước là tăng 8%. Việc cắt giảm dự báo này diễn ra khi kinh tế Trung Quốc dịch chuyển khỏi mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư và xuất khẩu.
Đối với Ấn Độ, ADB cho rằng, hoạt động sản xuất công nghiệp và đầu tư ở nước này sẽ bị hạn chế do cơ sở hạ tầng yếu kém và sự trì hoãn trong cải cách cơ cấu, cùng với tình trạng thâm hụt tài khóa và cán cân vãng lai cao của nước này. ADB dự báo, GDP của Ấn Độ sẽ tăng 4,7% trong năm 2013, thấp hơn nhiều so với mức dự báo tăng 6% đưa ra trong lần dự báo trước; và tăng 5,7% trong năm 2014, so với mức dự báo trước đó là tăng 6,5%.
“Mặc dù các hoạt động kinh tế trong khu vực châu Á đang phát triển sẽ cải thiện trong năm 2014, các điều kiện hiện nay cho thấy khu vực này cần thận trọng để đảm bảo sự ổn định tài chính trong ngắn hạn, song song với việc thúc đẩy các cải cách cơ cấu để duy trì tăng trưởng kinh tế trong dài hạn”, kinh tế trưởng Changyong Rhee của ADB nói trong một tuyên bố.
Theo ADB, các cải cách để khuyến khích vốn FDI, đa dạng hóa hoạt động sản xuất công nghiệp, rút ngắn khoảng cách về cơ sở hạ tầng và kỹ năng, cắt giảm những khoản trợ cấp kém hiệu quả, và tăng cường phúc lợi xã hội là những vấn đề quan trọng đối với kinh tế châu Á hiện nay.
Bản báo cáo đánh giá, kinh tế châu Á giờ đã “khỏe” hơn nhiều so với trong thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính khu vực hồi năm 1997. Hầu hết các nền kinh tế trong khu vực hiện đều có thặng dư cán cân vãng lai lành mạnh và dự trữ ngoại hối ở mức cao.
Báo cáo nêu rõ, thăng hụt cán cân vãng lai ngày càng lớn đặt một số nền kinh tế như Ấn Độ và Indonesia vào thế dễ bị tổn thương. Tài sản tại các quốc gia này đã bị giới đầu tư nước ngoài bán tháo do lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm cắt giảm chính sách nới lỏng định lượng.
Tuy nhiên, theo báo cáo, dự trữ ngoại hối của hai nước này tính đến cuối tháng 8 vẫn đủ cho nhập khẩu trong 7 tháng đối với Ấn Độ và 5 tháng đối với Indonesia.