Ai thao túng doanh nghiệp và chi phối giá đường?
Sau nhiều giải pháp của Nhà nước, giá đường bán lẻ trong nước vẫn rất cao và chưa có dấu hiệu giảm
Giá đường thế giới hiện đã giảm tới 30% so với mức giá 2 tháng trước. Bộ Công Thương đã tăng gấp đôi hạn ngạch nhập khẩu đường, song giá bán lẻ đường trong nước vẫn cao ngất ngưởng, gần gấp đôi so với giá đường thế giới.
Dư luận đặt câu hỏi: các nhà máy đường đang cố tình giữ giá để thu lợi nhuận cao hay là tại hệ thống bán lẻ “ăn quá dày”?
TS. Hà Hữu Phái, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường cho biết, từ mức cao kỷ lục trong 30 năm qua là 740 USD/tấn (cách đây 2 tháng), giá đường thế giới hiện đã sụt giảm mạnh chỉ còn 530 USD/tấn. Với giá này, cộng 5% thuế nhập khẩu trong hạn ngạch và 5% thuế giá trị gia tăng, chi phí vận chuyển, bảo hiểm thì giá đường nhập khẩu về Việt Nam khoảng 12.000-12.500 đồng/kg.
Sản xuất không lãi lớn, bán lẻ cũng chẳng “ăn”?
Một lượng lớn quota nhập khẩu đường với mức thuế ưu đãi 5% đã được Bộ Công Thương cấp cho các doanh nghiệp thương mại và sản xuất sữa, bánh kẹo. Tổng hai đợt cấp quota vừa qua là 200.000 tấn, gấp đôi lượng đường nhập khẩu theo hạn ngạch ưu đãi năm 2009. Tuy nhiên, sau các giải pháp của Nhà nước, giá đường bán lẻ trong nước vẫn rất cao và chưa có dấu hiệu giảm.
Ngày 19/3/2010, tin từ Siêu thị Big C cho biết, giá đường tinh luyện - Re Biên Hòa bán 21.000 đồng/kg, đường Bourbon Tây Ninh 19.000 đồng/kg, những mức giá này vẫn ổn định từ Tết đến nay. Tại Siêu thị Hapro ở Kim Liên, đường tinh luyện Re bán 19.000 đồng/kg, đường tinh luyện Thành Công 18.000 đồng/kg. Tại các chợ, điểm bán lẻ đường trên toàn quốc, giá đường vẫn dao động từ 17.500-22.000 đồng/kg, tùy loại.
Tại sao giá đường thế giới giảm nhanh, quota nhập khẩu cấp nhiều, nhưng giá đường trong nước vẫn không được bình ổn? Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó cục trưởng Cục Chế biến thương mại Nông lâm sản và Nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) băn khoăn, đáng ra các doanh nghiệp được cấp quota để bình ổn giá là phải nhập ngay đường. Nhưng thực tế họ cứ "hô to" và đến khi có quota cũng không nhập đường.
“Nhiều doanh nghiệp đòi quota mà không nhập thì chúng tôi đã yêu cầu Bộ Công Thương tăng cường quản lý, giám sát việc này. Không thể cấp quota bừa bãi được”, ông Hòa cho biết.
Như vậy lại thêm một nghịch lý khó hiểu trong ngành đường. Rõ ràng nếu nhập khẩu đường thì giá sẽ rẻ hơn 2.000-3.000 đồng/kg so với mua từ các nhà máy, thế nhưng dù đã vất vả mới xin được quota thì người ta lại không sử dụng để nhập khẩu.
TS. Hà Hữu Phái cho biết, cả nước có 7 nhà máy đường, sản lượng đều tương đương nhau, nên chẳng có nhà máy nào đủ lực, đủ thị phần để thao túng giá đầu ra. Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất bán tại cổng nhà máy với giá 14.000-15.000 đồng/kg đường trắng. Tính ra, giá đường bán lẻ phổ biến trên thị trường hiện nay, cao hơn 5.000-6.000 đồng so với giá bán ra của các nhà máy.
Phải chăng “thủ phạm” đội giá lên cao là do hệ thống bán lẻ? Đại diện của hệ thống siêu thị Big C cho biết, họ chưa bao giờ mua được trực tiếp từ các nhà máy, mà phải mua qua các đại lý tiêu thụ đường với giá 17.500-18.000 đồng/kg. Hiệp hội Mía đường thì luôn nói rằng nguồn cung đường vẫn đủ, nhà máy nào cũng có đường bán, thế nhưng khi đến bất cứ nhà máy nào đặt vấn đề xin mua đường thì đều bị từ chối với lý do không có hàng.
Không cạnh tranh đầu ra, chỉ cạnh tranh đầu vào
Bà Trần Phương Lan, Trưởng Ban giám sát và quản lý cạnh tranh (Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương) đặt vấn đề: Ngành đường Việt Nam đang bị các đại lý tiêu thụ đường thao túng giá cả, từ đó họ khống chế cả hoạt động sản xuất của mỗi nhà máy đường. Nếu doanh nghiệp nào không tuân theo các quy định bất thành văn do khối đại lý này đưa ra thì sẽ bị “trừng phạt” không thể tiêu thụ được sản phẩm. TS. Hà Hữu Phái cũng thừa nhận đây là hiện trạng có thật.
Ông Phái bày tỏ: “Biết bao cuộc họp, hội thảo người ta nói quá nhiều về ngành đường và kiến nghị các giải pháp. Nhưng có thể ví ngành đường như một “con voi” mà mỗi chuyên gia bên ngoài ngành chỉ có thể “sờ” được một tí thôi. Còn bí mật bên trong thì người trong ngành đường chẳng ai dám nói ra, vì nếu nhà máy nào dám nói ra là sẽ bị hệ thống đại lý tiêu thụ đường tẩy chay ngay”.
Theo TS Phái, chưa có bất kỳ nhà máy đường nào tự xây dựng được hệ thống đại lý tiêu thụ riêng, càng không thể đưa được sản phẩm đến các cửa hàng bán lẻ. Từ lâu đã hình thành một hệ thống đại lý chuyên bao thầu đầu ra cho tất cả mọi nhà máy đường, đồng thời thâu tóm toàn bộ hệ thống tiêu thụ đường trong nước. Các nhà máy đường buộc phải tuân thủ những quy định do hệ thống đại lý đưa ra, chỉ được bán hàng cho các đại lý này, không được phép bán bất kỳ nhà bán lẻ nào. Nếu nhà máy nào vi phạm sẽ bị tẩy chay và sẽ không thể tiêu thụ được sản phẩm.
Đổi lại, dựa vào hệ thống đại lý, các nhà máy luôn yên tâm về đầu ra, toàn bộ sản lượng xuất xưởng đều được đại lý tiêu thụ hết, với mức giá không thua thiệt cho nhà máy. Hệ thống đại lý tiêu thụ đường cũng biết phân chia quyền lợi đồng đều cho tất cả các nhà máy cùng tồn tại. Từng có một số nhà máy đường của nước ngoài đầu tư xây dựng công suất lớn, ban đầu tự tin rằng lực mạnh, công nghệ cao, giá thành thấp nên không muốn lệ thuộc vào hệ thống đại lý ngành đường. Sau một thời gian “điêu đứng” vì bị đại lý đường chèn ép thị trường, rốt cuộc họ cũng đã phải chấp nhận đứng trong hệ thống này mới “sống” được.
Cũng do thâu tóm và chi phối toàn bộ hệ thống bán đường, nên nếu cửa hàng kinh doanh trực tiếp nào dám mua đường từ bất cứ nguồn nào khác không qua hệ thống đại lý này cũng sẽ bị ngừng cung cấp. Điều đó lý giải nguyên nhân nhiều doanh nghiệp có Quota nhưng vẫn không dám nhập khẩu, vì nếu có nhập về cũng không thể phân phối được tới các cửa hàng bán lẻ.
Giữa các nhà máy chế biến đường trong nước thường ít có sự cạnh tranh về đầu ra, mà chỉ cạnh tranh khốc liệt ở đầu vào. Tổng nguồn nguyên liệu mía chỉ đáp ứng chưa được một nửa công suất thiết kế của các nhà máy, nên doanh nghiệp nào mua được nhiều nguyên liệu thì doanh nghiệp đó sẽ thắng.
Dư luận đặt câu hỏi: các nhà máy đường đang cố tình giữ giá để thu lợi nhuận cao hay là tại hệ thống bán lẻ “ăn quá dày”?
TS. Hà Hữu Phái, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường cho biết, từ mức cao kỷ lục trong 30 năm qua là 740 USD/tấn (cách đây 2 tháng), giá đường thế giới hiện đã sụt giảm mạnh chỉ còn 530 USD/tấn. Với giá này, cộng 5% thuế nhập khẩu trong hạn ngạch và 5% thuế giá trị gia tăng, chi phí vận chuyển, bảo hiểm thì giá đường nhập khẩu về Việt Nam khoảng 12.000-12.500 đồng/kg.
Sản xuất không lãi lớn, bán lẻ cũng chẳng “ăn”?
Một lượng lớn quota nhập khẩu đường với mức thuế ưu đãi 5% đã được Bộ Công Thương cấp cho các doanh nghiệp thương mại và sản xuất sữa, bánh kẹo. Tổng hai đợt cấp quota vừa qua là 200.000 tấn, gấp đôi lượng đường nhập khẩu theo hạn ngạch ưu đãi năm 2009. Tuy nhiên, sau các giải pháp của Nhà nước, giá đường bán lẻ trong nước vẫn rất cao và chưa có dấu hiệu giảm.
Ngày 19/3/2010, tin từ Siêu thị Big C cho biết, giá đường tinh luyện - Re Biên Hòa bán 21.000 đồng/kg, đường Bourbon Tây Ninh 19.000 đồng/kg, những mức giá này vẫn ổn định từ Tết đến nay. Tại Siêu thị Hapro ở Kim Liên, đường tinh luyện Re bán 19.000 đồng/kg, đường tinh luyện Thành Công 18.000 đồng/kg. Tại các chợ, điểm bán lẻ đường trên toàn quốc, giá đường vẫn dao động từ 17.500-22.000 đồng/kg, tùy loại.
Tại sao giá đường thế giới giảm nhanh, quota nhập khẩu cấp nhiều, nhưng giá đường trong nước vẫn không được bình ổn? Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó cục trưởng Cục Chế biến thương mại Nông lâm sản và Nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) băn khoăn, đáng ra các doanh nghiệp được cấp quota để bình ổn giá là phải nhập ngay đường. Nhưng thực tế họ cứ "hô to" và đến khi có quota cũng không nhập đường.
“Nhiều doanh nghiệp đòi quota mà không nhập thì chúng tôi đã yêu cầu Bộ Công Thương tăng cường quản lý, giám sát việc này. Không thể cấp quota bừa bãi được”, ông Hòa cho biết.
Như vậy lại thêm một nghịch lý khó hiểu trong ngành đường. Rõ ràng nếu nhập khẩu đường thì giá sẽ rẻ hơn 2.000-3.000 đồng/kg so với mua từ các nhà máy, thế nhưng dù đã vất vả mới xin được quota thì người ta lại không sử dụng để nhập khẩu.
TS. Hà Hữu Phái cho biết, cả nước có 7 nhà máy đường, sản lượng đều tương đương nhau, nên chẳng có nhà máy nào đủ lực, đủ thị phần để thao túng giá đầu ra. Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất bán tại cổng nhà máy với giá 14.000-15.000 đồng/kg đường trắng. Tính ra, giá đường bán lẻ phổ biến trên thị trường hiện nay, cao hơn 5.000-6.000 đồng so với giá bán ra của các nhà máy.
Phải chăng “thủ phạm” đội giá lên cao là do hệ thống bán lẻ? Đại diện của hệ thống siêu thị Big C cho biết, họ chưa bao giờ mua được trực tiếp từ các nhà máy, mà phải mua qua các đại lý tiêu thụ đường với giá 17.500-18.000 đồng/kg. Hiệp hội Mía đường thì luôn nói rằng nguồn cung đường vẫn đủ, nhà máy nào cũng có đường bán, thế nhưng khi đến bất cứ nhà máy nào đặt vấn đề xin mua đường thì đều bị từ chối với lý do không có hàng.
Không cạnh tranh đầu ra, chỉ cạnh tranh đầu vào
Bà Trần Phương Lan, Trưởng Ban giám sát và quản lý cạnh tranh (Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương) đặt vấn đề: Ngành đường Việt Nam đang bị các đại lý tiêu thụ đường thao túng giá cả, từ đó họ khống chế cả hoạt động sản xuất của mỗi nhà máy đường. Nếu doanh nghiệp nào không tuân theo các quy định bất thành văn do khối đại lý này đưa ra thì sẽ bị “trừng phạt” không thể tiêu thụ được sản phẩm. TS. Hà Hữu Phái cũng thừa nhận đây là hiện trạng có thật.
Ông Phái bày tỏ: “Biết bao cuộc họp, hội thảo người ta nói quá nhiều về ngành đường và kiến nghị các giải pháp. Nhưng có thể ví ngành đường như một “con voi” mà mỗi chuyên gia bên ngoài ngành chỉ có thể “sờ” được một tí thôi. Còn bí mật bên trong thì người trong ngành đường chẳng ai dám nói ra, vì nếu nhà máy nào dám nói ra là sẽ bị hệ thống đại lý tiêu thụ đường tẩy chay ngay”.
Theo TS Phái, chưa có bất kỳ nhà máy đường nào tự xây dựng được hệ thống đại lý tiêu thụ riêng, càng không thể đưa được sản phẩm đến các cửa hàng bán lẻ. Từ lâu đã hình thành một hệ thống đại lý chuyên bao thầu đầu ra cho tất cả mọi nhà máy đường, đồng thời thâu tóm toàn bộ hệ thống tiêu thụ đường trong nước. Các nhà máy đường buộc phải tuân thủ những quy định do hệ thống đại lý đưa ra, chỉ được bán hàng cho các đại lý này, không được phép bán bất kỳ nhà bán lẻ nào. Nếu nhà máy nào vi phạm sẽ bị tẩy chay và sẽ không thể tiêu thụ được sản phẩm.
Đổi lại, dựa vào hệ thống đại lý, các nhà máy luôn yên tâm về đầu ra, toàn bộ sản lượng xuất xưởng đều được đại lý tiêu thụ hết, với mức giá không thua thiệt cho nhà máy. Hệ thống đại lý tiêu thụ đường cũng biết phân chia quyền lợi đồng đều cho tất cả các nhà máy cùng tồn tại. Từng có một số nhà máy đường của nước ngoài đầu tư xây dựng công suất lớn, ban đầu tự tin rằng lực mạnh, công nghệ cao, giá thành thấp nên không muốn lệ thuộc vào hệ thống đại lý ngành đường. Sau một thời gian “điêu đứng” vì bị đại lý đường chèn ép thị trường, rốt cuộc họ cũng đã phải chấp nhận đứng trong hệ thống này mới “sống” được.
Cũng do thâu tóm và chi phối toàn bộ hệ thống bán đường, nên nếu cửa hàng kinh doanh trực tiếp nào dám mua đường từ bất cứ nguồn nào khác không qua hệ thống đại lý này cũng sẽ bị ngừng cung cấp. Điều đó lý giải nguyên nhân nhiều doanh nghiệp có Quota nhưng vẫn không dám nhập khẩu, vì nếu có nhập về cũng không thể phân phối được tới các cửa hàng bán lẻ.
Giữa các nhà máy chế biến đường trong nước thường ít có sự cạnh tranh về đầu ra, mà chỉ cạnh tranh khốc liệt ở đầu vào. Tổng nguồn nguyên liệu mía chỉ đáp ứng chưa được một nửa công suất thiết kế của các nhà máy, nên doanh nghiệp nào mua được nhiều nguyên liệu thì doanh nghiệp đó sẽ thắng.